GD CD: Bác Hồ và lịch sử nước ta

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Bác Hồ và lịch sử nước ta thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Bác Hồ và lịch sử nước ta (18/08/2011)
( Nguồn: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1427&chitiet=36719&Style=1 ).

 Trong cuốn sách "Chiến đấu trong vòng vây”, hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Hữu Mai ghi), có đoạn đáng chú ý như sau: "...Một hôm, anh Vũ Kỳ, thư ký của Bác, viết thư cho tôi, nói Bác cần có một cuốn lịch sử Việt Nam. Thật khó tìm được cuốn sách này khi mọi người đã rời thành phố với một chiếc ba lô trên vai. Sau đó tôi được biết anh Kỳ đã tìm được một cuốn "Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim. Bác đánh dấu những đoạn viết về các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm, đặc biệt là chiến tranh chống Nguyên Mông và khởi nghĩa Lam Sơn và dặn anh Kỳ nhắc anh Thận và tôi nên đọc lại những đoạn đó”. (trang 90)

( Bia Vĩnh Lăng, TX, TH- ảnh sưu tầm). (Bác Hồ xem văn bia tại đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
Ảnh: T.L).

 Về sự kiện này, đồng chí Vũ Kỳ kể lại, sau ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, Bác Hồ rời Hà Nội và từ ngày 18-2-1947, Bác làm việc ở tỉnh Thanh Hóa. Ở đây Bác đã viếng Vĩnh lăng - lăng của vị anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi. Bác đọc lại một số đoạn sử trong cuốn "Việt Nam sử lược”. Bài học đánh giặc và giữ nước của ông cha đến lúc này hết sức thiết thân với dân tộc ta, nhất là khi bắt đầu kháng chiến chống Pháp, vũ khí của ta còn rất thô sơ (dao, gậy, tầm vông, kiếm) chống quân đội Pháp trang bị toàn vũ khí tối tân lại có viện trợ mọi mặt của Mỹ. Bác Hồ nhắc đồng chí Thận (Tổng Bí thư Trường Chinh) và đồng chí Võ Nguyên Giáp cần đặc biệt chú ý và nghiên cứu kỹ đoạn viết trong Việt Nam sử lược về chiến tranh chống giặc Nguyên Mông và chiến tranh chống giặc Minh.
Đoạn về chiến tranh chống giặc Nguyên Mông từ trang 132 đến trang 162. Giặc Nguyên Mông đã chiếm nửa thế giới và nước Tàu. Từ nước Tàu, chúng lấy cớ dẹp loạn Chiêm Thành nên mượn đường đi qua Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông và cận thần biết rõ mưu đồ thâm độc của giặc Nguyên Mông sẽ chiếm nước ta nên từ chối, lấy cớ nước Nam không có đường đến Chiêm Thành. Giặc Nguyên Mông đòi tiến vào nước ta, đánh hay hòa, triều đình còn tranh cãi, một số người thấy Nguyên Mông mạnh quá, nước Tầu cũng đã phải chịu nữa là nước Nam. Chỉ còn cách hỏi ý kiến dân. Vua Trần Nhân Tông thông qua các bô lão họp tại điện Diên Hồng để bàn nên hòa hay nên đánh. Các bô lão đều đồng thanh xin đánh. Vua thấy dân đồng lòng như vậy cũng quyết kháng chiến. Lần đầu tiên nhân dân ta quyết định một vấn đề trọng đại của đất nước, Vua và triều đình coi đó như một mệnh lệnh cần chấp hành nghiêm chỉnh. Tháng 8 năm Giáp Thân (1284) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được phong chức Tiết chế thống lĩnh mọi lực lượng quân sự chống Nguyên Mông. Lời hịch truyền cho các vương hầu và quân sĩ thủy và bộ tại bến Đông bộ đầu, trước khi xuất kích bắt đầu cuộc kháng chiến đã được tóm tắt trong đoạn này như sau:
"...Bản chức phục mệnh thống đốc quân sĩ ra phá giặc. Các vương hầu và các tướng sĩ ai nấy phải cầm giữ phép tắc, đi đâu không được làm phiền nhiễu dân và phải đồng lòng hết sức đánh giặc, chớ thấy thua mà ngã lòng, chớ thấy được mà tự kiêu, việc quân có luật, phép nước không thân, các ngươi phải giữ...”
Những phẩm chất cao đẹp của một đội quân trung thành tuyệt đối với nhân dân đã được đúc kết trong lời hịch của Hưng Đạo Vương. Giặc Nguyên Mông tràn vào nước ta, tiến như vũ bão, thành Thăng Long thất thủ, Vua và triều đình rút về vùng nông thôn. Binh hùng tướng mạnh của địch chỉ vấp phải những trận đánh nhỏ của ta nhưng đều khắp các mặt trận đúng với tài thao lược "dùng ít thắng nhiều” của Hưng Đạo Vương. Giặc Nguyên Mông ba lần tiến vào nước ta, nhưng đều phải rút lui thảm hại. Sau hơn bốn năm kháng chiến, giữa năm 1288 ta toàn thắng, Vua sai mở tiệc khen thưởng quân sĩ, cho dân mở hội ba ngày, gọi là Thanh Bình diễn yến.
Đoạn về chiến tranh chống giặc Minh từ trang 199 đến trang 232 ghi lại mọi thủ đoạn tàn ác bắt người An Nam đồng hóa với người Tầu, lập ra đền miếu bắt dân ta cúng tế theo tục bên Tầu, cách ăn mặc cho đến học hành bắt theo như người Tầu. Mọi sách vở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)