Gây cười trong chuyện cười

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Long | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Gây cười trong chuyện cười thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

DỰ ÁN

TÌM HIỂU BIỆN PHÁP GÂY CƯỜI TRONG TRUYỆN CƯỜI
GIỚI THIỆU
Trong chương trình Ngữ văn 10, tập một học sinh đã được học hai truyện cười là: “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Hai truyện cười này thuộc loại truyện cười trào phúng.
Truyện cười có 2 loại: truyện cười khôi hài và truyện cười trào phúng. Học xong hai truyện cười trong chương trình THPT học sinh đã biết vận dụng những kiến thức gì để tìm hiểu cả một kho tàng văn học dân gian nói chung và thể loại truyện cười nói riêng, đặc biệt là tìm hiểu biện pháp gây cười trong truyện cười.
Dự án này giúp các em vận dụng kiến thức đã học vào việc tự nghiên cứu, tự đọc sách ở nhà, ở thư viện… qua cách tự nghiên cứu theo nhóm.
NHIỆM VỤ
Học sinh làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 5 – 6 học sinh.
Mỗi nhóm thực hiện công việc độc lập, tự tìm tài liệu, tự nghiên cứu.
Giáo viên chỉ là người trợ giúp, hướng dẫn.
Mỗi nhóm có nhiệm vụ tự tìm tài liệu từ sách vở, báo chí, các công trình nghiên cứu, Intrenet…để tìm hiểu các biện pháp gây cười trong truyện cười. Sau đó tổng hợp lại kiến thức và trình bày công trình nghiên cứu của nhóm trước tập thể lớp.
Các nhóm nêu lên cách tiếp cận, nghiên cứu của nhóm mình, sau đó chia sẽ kinh nghiệm trước tập thể lớp và cuối cùng là đưa lên Trang thông tin tài nguyên dạy học của Webside trường.
THỰC HIỆN
Tất cả học sinh trong nhóm phân công tìm tài liệu ở mọi kênh thông tin khác nhau: sách, tạp chí, Internet,…
Thời gian tìm tài liệu tối đa là 3 ngày.
Nhóm trưởng có trách nhiệm tổng hợp lại tất cả các ý kiến, kết quả nghiên cứu của nhóm, sau đó trình bày lại thành một văn bản hoàn hảo, trọn vẹn.
Kiến thức về Truyện cười trong chương trình Ngữ văn 10, tập một.
ĐÁNH GIÁ
KẾT LUẬN
Kiến thức học tập ở trong chương trình THPT có thể được áp dụng bất kỳ ở đâu, trong thời gian nào.
Học văn học nói riêng và việc tìm hiểu nghiên cứu văn chương nói chung, ngoài việc có niềm đam mê, năng khiếu…thì việc chăm chỉ đọc sách, tự tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong quá trình học và đọc là rất quan trọng. Học văn không phải là học một cách máy móc mà cần phải biết tư duy sáng taọo.
Khi đã vận dụng được các kiến thức đã học vào cuộc sống, có thể tự tìm hiểu, đánh giá, nghiên cứu một cách độc lập khách quan thì chúng ta có thể thấy giá trị của việc học là không có gì có thể so sánh được. Đặc biệt là thói quen đọc sách và suy ngẫm, như nhà văn M. Gorky đã từng nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”
LỚP PIL II
Phạm Thị Thắm Trần Hữu Trang, Q. 5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)