Galop2 hoàn chỉnh

Chia sẻ bởi Hoàng Thanh Sơn | Ngày 08/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: galop2 hoàn chỉnh thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề
Con người và sức khỏe
Thảo luận
Sức khỏe là gì? Nêu các yếu tố quyết định sức khỏe?
Giáo dục sức khỏe nhằm mục đích gì?
Nêu bản chất của quá trình giáo dục sức khỏe?
Vì sao phải tiến hành giáo dục sức khỏe cho học sinh?
Sức khỏe.
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
SK là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ không có bệnh hay thương tật. Vậy SK có thể hiểu gồm 3 mặt: Sức khỏe thể chất – Sức khỏe tinh thần – Sức khỏe xã hội
Sức khỏe thể chất.
Là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ là người khỏe mạnh.
Sức khỏe tinh thần.
Là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần (sảng khoái, dễ chịu, vui tươi, thanh thản, lạc quan, yêu đời, dũng cảm, chủ động và chống lại các quan niệm bi quan, lối sống không lành mạnh).
SK tinh thần là nguồn gốc để sống khỏe mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống
Là sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng. Là sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên trong xã hội. Càng hòa nhập được với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe tốt và ngược lại.
Sức khỏe xã hội.
Các yếu tố quyết định sức khỏe.
Di truyền
Môi trường
Lối sống
Tóm lại 3 yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau cùng tác động lên sức khỏe
2. Mục đích của giáo dục sức khỏe.
Hướng dẫn, truyền thông, giảng dạy các nội dung và phương pháp để chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, sửa đổi tập quán, thói quen có hại cho sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Giáo dục sức khỏe nhằm giúp mọi người:
Tự bảo vệ và nâng cao SK cá nhân và cộng đồng
Tự chịu trách nhiệm và quyết định những biện pháp bảo vệ SK của mình.
Chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ thói quen tập quán có hại cho SK.
Biết sử dụng các dịch vụ y tế để giải quyết các nhu cầu về SK
Tóm lại: Mục đích của GDSK là giúp cho mọi đối tượng tự nguyện, tự giác thay đổi hành vi SK của chính mình.

.
Bản chất của quá trình giáo dục sức khỏe.
Hành vi SK của con người gồm 3 thành phần
Nhận thức ( Nhớ lại – diễn giải – Giải quyết vấn đề)
Kỹ năng ( Bắt chước – Chủ động – Tự động hóa)
Thái độ ( Nhận thức – Kĩ năng – Thái độ)


Khái niệm: Là tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm thay đổi những hành vi SK có hại thành những hành vi SK có lợi cho cá nhân và cộng đồng.
Hành vi: Là phức hợp những hành động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế.
Các bước khi thay đổi hành vi sức khỏe con người
Bước 1: ( Chưa nhận biết được )
Bước 2: Tiếp nhận kiến thức có quan tâm
Bước 3: Sẵn sàng thay đổi
Bước 4: Thử nghiệm hành vi mới
Bước 5: Chấp nhận hành động/ từ chối
Bước 6: Sự thay đổi hành vi được duy trì
Sự cần thiết phải tiến hành GDSK cho HS
HS là một lực lượng lớn của XH, các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Những gì các em có trong tương lai: SK, Tri thức, tình cảm, đạo đức đều khởi nguồn từ hiện tại.
Mục tiêu và yêu cầu giáo dục sức khỏe cho HS

Giúp HS hiểu biết về những vấn đề SK và nhu cầu SK bản thân.
Xây dựng lối sống lành mạnh, có hiểu biết đúng đắn trong quan niệm về SK
Cải tiến môi trường SK trường học và gia đình.
Thúc đẩy vai trò HS trong việc phổ biến kiến thức về SK
Mục tiêu
Yêu cầu
Nội dung chương trình GDSK ở trường phải gắn liền với nội dung chăm sóc SK ban đầu của nhà nước được tiến hành ở địa phương.
PP giảng dạy trên nguyên tắc “mọi người cùng tham gia”. HS được hướng dẫn thực hành các kĩ năng về hành vi SK lành mạnh.
Để chọn ra PP giảng dạy hiệu quả, GV cần lưu ý:
Sự thích hợp của vấn đề; Sự hấp dẫn đối với HS
Thích hợp đối với lứa tuổi và lớp học; khuyến khích HS tham gia
Thời gian và phương tiện phù hợp năng khiếu của GV và đáp ứng nhu cầu của địa phương



thảo luận - góp ý


Nêu nguyên tắc chọn nội dung giáo dục sức khỏe cho học sinh.
Trình bày những nội dung chủ yếu của giáo dục sức khỏe học sinh.
Nội dung giáo dục sức khỏe cho HS
Nguyên tắc chọn nội dung
Dựa vào mục đích GDSK để đưa ra những nội dung cần phải giáo dục phù hợp với đối tượng trong đó cần phân định rõ:
Phải biết; Cần biết; Nên biết
Những nội dung chủ yếu của giáo dục sức khỏe HS
Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh môi trường
Dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống
Phòng dịch và các vấn đề xã hội
Rèn luyện lối sống
Nội dung giáo dục sức khỏe cho HS
Rửa tay
Tác hại của bàn tay bẩn
Lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
Lúc nào cần rửa tay:
Rửa tay trước khi rửa mặt; Rửa tay trước khi ăn,…
Rửa tay sau khi đi tiêu, đi tiểu, sau khi làm vệ sinh cho em bé, sau khi chơi bẩn, chơi với các con vật, sau khi đi học hoặc đi làm về, đếm tiền, quét rác...
Rửa tay khi tay bị dính các chất bẩn
Rửa tay bất kỳ lúc nào khi muốn rửa tay
1. Vệ sinh thân thể
1.1. Vệ sinh da
Vệ sinh cá nhân
1.2. Vệ sinh răng miệng
Lợi ích của răng
Cấu trúc của răng ( Men, ngà, xương, tủy, lợi)
Bệnh của răng ( sâu răng, viêm lợi )
Nội dung VS răng miệng (đánh răng hàng ngày)
Đồ dùng đánh răng ( bàn chải, kem, cốc, nước sạch)
Cách đánh răng
Lợi ích của tai
Đặc điểm của tai trẻ em ( phát triển chưa đầy đủ và hoàn chỉnh)
Nội dung vệ sinh tai: Giữ sạch tai; Bảo vệ tai; Chữa sớm các bệnh mũi, họng có tác dụng phòng cho tai.

1.3. Vệ sinh tai
Lợi ích của mắt
Đặc điểm mắt của trẻ em (chưa ổn định)
Nội dung vệ sinh mắt
Đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn như đau mắt hột, mắt đỏ cần chú ý:
Rửa mặt, tắm gội bằng xà phòng và nước sạch
Khăn mặt riêng, luôn giặt bằng xà phòng, phơi khô.
Không nghịch bẩn, biết cách quét dọn lau chùi vệ sinh nhà ở.
Thường xuyên khám mắt để phát hiện kịp thời.
Đề phòng cận thị , hiếng, lác,…

1.4. Vệ sinh mắt
Lợi ích của mũi ( phân biệt mùi và hô hấp)
Đặc điểm của mũi trẻ em
Lỗ mũi hẹp, niêm mạc mỏng mạch máu dày nên mũi trẻ dễ bị tắc và chảy máu cam
Khả năng diệt khuẩn và ngăn bụi kém nên trẻ dễ mắc các bênh về mũi
1.4. Vệ sinh mũi
Nội dung vệ sinh mũi
Có ý thức giữ mũi sạch, chống bụi, không thò tay ngoái lỗ mũi.
Giữ mũi thông thoáng thường xuyên. Chữa các bệnh về mũi kịp thời. Tránh để mũi nhiễm lạnh đột ngột, tránh va chạm mạnh làm tổn thương mũi. Không thở bằng miệng.
Giữ vệ sinh răng miệng vì có liên quan đến mũi
2. Vệ sinh trang phục
Lợi ích của vệ sinh trang phục
Bảo vệ da, chống nhiễm khuẩn, hoặc thương tích, điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Thể hiện sự văn minh lịch sự của mỗi cá nhân khi tham gia sinh hoạt với cộng đồng
Thể hiện nếp sống văn hóa của xã hội
Nội dung vệ sinh trang phục:
Giữ sạch, giặt quần áo bằng nước sạch và xà phòng.
Không mặc chung quần áo, dày dép…
Khái niệm môi trường:
Môi trường là tổng thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện mà ta nói tới.
Môi trường được phân ra 3 loại : thiên nhiên, xã hội và nhân tạo. Trong thực tế 3 môi trường này xen lẫn với nhau.
Chức năng của môi trường
Là không gian sống của con người
Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống ,sản xuất và các hoạt động khác của con người.
Là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra.
Vệ sinh môi trường
Những yếu tố môi trường gây nguy hại cho sức khỏe
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nguồn nước
Rác thải hủy hoại môi trường và đe dọa sự sống
Hâu quả của việc chặt phá rừng
Ô nhiễm môi trường đất
Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác
động xấu của môi trường. Các em thường là
những người nhiễm bệnh đầu tiên khi các vụ
dịch liên quan đến nước, vệ sinh môi trường,
vệ sinh thực phẩm bùng phát dẫn đến hậu
quả đối với SK, dinh dưỡng , thể chất và tinh
thần trong tương lai.
Trẻ em với môi trường
Chặt phá rừng
và lũ lụt
Săn bắt phá vỡ cân bằng sinh thái
Trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường
Vai trò của nước đối với sức khỏe
Nước chiếm 63% trọng lượng cơ thể, nước đưa vào cơ thể đa vi chất để duy trì sự sống.
Nước cần thiết cho nhu cầu VSCN và VS cộng đồng, sản xuất,..
Nước có vai trò quan trọng như trên nhưng lại là môi trường trung gian gây truyền bệnh.
Nước sạch đối với đời sống con người
Ô nhiễm nguồn nước đe dọa sự sống
Nước mưa; Nước mạch; Nước ngầm.
Thế nào là nước sạch? (nước trong suốt, không màu, không mùi vị lạ gây khó chịu, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại)
Các loại hình cấp nước sạch
Bể, lu chứa nước mưa
Giếng đào ( cách nhà tiêu tối thiểu 10m )
Giếng khoan
Công trình cấp nước tập trung
Các nguồn nước trong thiên nhiên
Đánh phèn.
Làm trong nước bằng biện pháp dân gian (dùng mùng tơi, dâm bụt).
Bể lọc.
Khử trùng bằng hoá chất viên nén cloramin T hoặc B.
Thau, rửa, làm trong và khử trung giếng,…
Một số biện pháp làm sạch nước
Các bệnh đường tiêu hóa ( tả, lỵ, thương hàn, ỉa chảy, viêm gan A, bại liệt…) thường do ăn, uống phải những thực phẩm hay nước uống bị nhiễm khuẩn có từ trong phân người bệnh.
Đường lây truyền bệnh
Bệnh truyền từ người này sang người khác và và có thể gây thành dịch đe dọa đến tính mạng của cộng đồng đặc biệt là trẻ em.
Phân là nguồn chứa đủ loại mầm bệnh...
Một số bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi đại, tiểu tiện....
Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn
Không ăn thức ăn ôi thiu. Phải ăn chín, uống sôi.
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
Bảo quản và sử dụng tốt nguồn nước sạch.
Không để môi trường bị ô nhiễm.
Thực hiện 3 diệt.
Tiêm chủng vắc xin….
Các biện pháp phòng bệnh
Yêu cầu nhà tiêu: không làm ô nhiễm môi trường, không có mùi hôi thối, khó chịu, không thu hút côn trùng và gia súc. Tạo điều kiện để phân và nước thải bị phân huỷ hết mầm bệnh. An toàn và thuận tiện khi sử dụng.
Nhà vệ sinh thân thiện với trẻ (lối đi, bậc, tay vịn, không đọng nước, lỗ tiêu nhỏ, có mái che, thoáng, có nước vệ sinh hàng ngày)

Xây dựng bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh
Nhà tiêu 2 ngăn, ủ phân tại chỗ
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi (đây là dạng hầm chứa phân khô vì không có nước )
Yêu cầu: không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng. Cách nguồn nước ăn uống sinh hoạt từ 10m trở lên...
Nhà tiêu thấm dội nước ( không ưu việt )
Nhà tiêu tự hoại (ưu việt nhất )



Giới thiệu một số nhà tiêu hợp vệ sinh
Các loại rác và nước thải trong sinh hoạt
Các loại rác thải ( hữu cơ – phân huỷ đươc. Vô cơ – không phân huỷ được)
Các loại nước thải ( thải sinh hoạt, thải công nghiệp, thải do mưa to, lũ lụt,… )
Tác hại của rác thải và nước thải.
Ô nhiễm môi trường sống
Nguồn chứa mầm bệnh
Nơi hoạt động của các con vật trung gian truyền bệnh.
Cách thu gom và xử lý rác thải
Tại gia đình
Quanh nhà ở, chuồng gia súc, giếng nước phải có rãnh thoát nước dẫn ra hố thấm nước thải.
Nơi cộng đồng:
San lấp tất cả các vũng nước đọng, để triệt nơi sản xuất ruồi, muỗi,…
Thu gom và xử lý nước thải
Cách thu gom
Tại gia đình
Tại trường học
Nơi công cộng
Cách xử lý
Ủ rác
Đốt rác
Chôn rác
Lợi ích của việc giữ vệ sinh trong ăn uống
Ngăn chặn bệnh tật truyền nhiễm đường tiêu hóa
Đảm bảo vệ sinh môi trường ( không vứt thức ăn
thừa bừa bãi..)
Tạo điều kiện để ăn ngon, khắc phục nếp sống lạc
hậu….
Vệ sinh dinh dưỡng và ăn uống
Nội dung vệ sinh ăn uống
Khi ăn uống phải biết chọn lựa thức ăn, thức uống sạch cụ thể:
Lương thực, phẩm không bị ô nhiễm ( mốc, hóa chất, phân tươi..)
Bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ, sạch sẽ.
Ăn chín, uống sôi
Dụng cụ nấu nướng, đựng đồ ăn, đồ dùng phải đảm bảo sạch sẽ.
Ăn uống điều độ, có thói quen rửa tay trước khi ăn
Giun sán là bệnh truyền nhiễm gặp khá phổ biến trong lứa tuổi học sinh. Bệnh có thể gặp là giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn, sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi,…
Đường lây truyền: Từ trứng, ấu trùng, từ phân người qua môi trường trung gian nước, đất,… và qua vật trung gian: ốc, cua...
Bệnh giun sán
Phòng dịch và các vấn đề xã hội
Các biện pháp phòng bệnh
Không đi chân đất, không cho trẻ nhỏ mặc quần thủng đít.
Không ăn thịt các loại gia súc bị bệnh hoặc đã chết.
Giết mổ gia súc phải được thú y kiểm tra tránh bệnh gạo, ấu trùng sán,…
Không ăn sống các loại thủy sản.
Điều trị triệt để người mắc bệnh giun sán.
Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.
Tẩy giun sán định kỳ.
Đường lây truyền: Thông qua con đường đốt,( hút máu) từ người bệnh truyền sang người lành.
Các loại bệnh do muỗi: (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, bệnh giun chỉ,…)
Các biện pháp phòng
Triệt phá nơi muỗi sinh sản.
Diệt ấu trùng muỗi.
Phun thuốc, dùng hương diệt muỗi.
Vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm quanh nhà.
Bệnh do muỗi truyền
Đường lây truyền chủ yếu do thiếu nước để sử dụng trong vệ sinh cá nhân, trong sinh hoạt hàng ngày hoặc dùng nước không sạch.
Bệnh đau mắt đỏ, mắt hột...do vi khuẩn gây ra có thể gây thành dịch. Bệnh lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung khăn mặt...
Bệnh ngoài da thường gặp như: ghẻ, lở, hắc lào, nấm, chấy rận... Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp, do tắm rửa hoặc ngâm minh trong nước, bị ô nhiễm, do dùng chung quần áo.
Các bệnh về mắt, bệnh ngoài da
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm A/H5N1 gây ra cho các gia cầm. Đây là loại bệnh nguy hiểm, làm cho gia cầm chết đột ngột, lan truyền nhanh gây ra đại dịch. Cúm gia cầm có thể lây sang người
Cúm gia cầm
Cách phát hiện gia cầm bị bệnh
Chảy nước mắt, nước dãi, đứng túm tụm với nhau, lông xù, uể oải, ít đi lại, đầu gật gù, gục xuống đất.
Khó thở, phù đầu và mù mắt
Xuất huyết dưới da, đặc biệt là chân.
Ỉa chảy, chảy dãi và nước mắt.
Riêng vịt, ngan, ngỗng có thể không có biểu hiện gì.
Môi trường ( đất, nước, không khí) bị nhiễm vi rút.
Tiếp xúc trực tiếp: Chăn nuôi, giết mổ, ăn thịt,...
Nguy cơ lây từ người sang người (chưa chứng minh chắc chắn)
Các triệu chứng của người mắc bệnh:
Sốt cao đột ngột, ho khan, đau họng, đau đầu
Đau nhức, mỏi cơ, đau quanh hố mắt, nổi hạch, tiêu chảy, mệt mỏi


Đường lây truyền cúm gia cầm
Khi có các triệu chứng nêu trên cần đưa bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế để xác định.
Các biện pháp phòng chống cúm gia cầm
Tiêm vắc xin cho gia cầm
Tránh tiếp xúc với gia cầm bị bệnh
Không nuôi gia cầm chung với các vật nuôi khác..... Vệ sinh chuồng trại, đeo khảu trang, xử lý khi giết mổ....
Cách xử trí và biện pháp phòng tránh
cúm gia cầm
Truyền thông giáo dục sức khỏe theo phương pháp
Tiếp cận kĩ năng sống
Khái niệm cơ bản về truyền thông
Truyền thông là một quá trình thông tin 2 chiều diễn ra liên tục nhằm chia sẻ kiến thức, thái độ, tình cảm và kĩ năng để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, giúp đối tượng chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.
Mô hình truyền thông
Ai? – Nguồn truyền thông
Nói về vấn đề gì? – Thông điệp
Nói cho đối tượng nào? – Người nhận
Bằng phương pháp nào? – Kênh truyền thông
Làm thế nào để biết hiệu quả? – Phản hồi.
Phương pháp truyền thông
Truyền thông trực tiếp
Truyền thông gián tiếp
Sáu nguyên tắc cơ bản trong quá trình truyền thông.
Tìm hiểu những điều mà đối tượng đã biết và làm. Hãy khen họ nếu họ làm tốt
Bổ sung những thông tin còn thiếu, mô tả chính xác những điều mà mỗi người nên làm
Tìm hiểu các khó khăn mà đối tượng có thể gặp phải khi thực hiện hành vi mới thảo luận cách giải quyết
Kiểm tra xem đối tượng có hiểu tuyên truyền viên nói gì không.
Động viên khuyến khích họ làm theo
Đạt được cam kết họ sẽ làm trong tương lai
MỘT SỐ KĨ NĂNG TRUYỀN THÔNG NHẰM THAY ĐỔI HÀNH VI VỆ SINH

Kĩ năng tư vấn
Kĩ năng thảo luận nhóm
Kĩ năng làm mẫu thực hành
Kĩ năng tiến hành một buổi nói chuyện
Kĩ năng tổ chức chức chiến dịch truyền thông
Kĩ năng thăm hộ gia đình.
Kĩ năng sử dụng tranh ảnh, vật mẫu,…
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KĨ NĂNG SỐNG TRONG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
KNS là khả năng tâm lý, XH của mỗi người cho những hành vi thích ứng và tích cực giúp cho bản thân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống.
Mục tiêu tiếp cận kĩ năng sống trong GDSK học sinh
Nâng cao hiểu biết về SK
Hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân
Nâng cao khả năng tự đnhs giá bản thân và tính tự trọng, tự tin trong quan hệ với bạn bè vàng]ời lớn.
Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn hành vi bất bình dẳng giới
Nâng cao hiểu biết về các tệ nạn XH..
Một số kĩ năng sống cần được vận dụng trong giáo dục học sinh
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng tự nhận thức
Kĩ năng xác định giá trị
Kĩ năng ra quyết định
Kĩ năng kiên định
Kĩ năng đặt mục tiêu
Chương trình giáo dục VSCN & VSMT
ở tiểu học
Chương trình gồm 20 bài với 2 chủ đề
VỆ SINH CÁ NHÂN và VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Vệ sinh cá nhân
Lớp 1,2,3 gồm có 8 bài đó là: Rửa tay; ăn uống sạch sẽ; phòng bệnh giun; giữ vệ sinh răng miệng; rửa mặt; phòng bệnh mắt hột; tắm gội; phòng bệnh ngoài da.
Lớp 4,5 gồm có 3 bài: Rửa tay; giữ vệ sinh răng miệng; phòng bệnh mắt hột
VSMT ở lớp 1,2,3 gồm có 4 bài: Giữ vệ sinh nhà ở; giữ vệ sinh trường lớp;Giữ vệ sinh làng xã (phố phường), tác hại của phân, rác thải và một việc làm có liên quan đến phân, rác thải trong cuộc sống hàng ngày.
VSMT lớp 4,5 gồm 5 bài: Phòng bệnh lây do muỗi truyền; nước và đời sống; Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm; các cách làm sạch nước; Một số con vất trung gian truyền bệnh.
Vệ sinh môi trường
Phương pháp giảng dạy vệ sinh môi trường ở tiểu học
Việc giảng dạy vệ sinh môi trường ở tiểu học như dạy môn TNXH.
Quy trình giảng dạy được thông qua các hoạt động theo từng bước cụ thể (trong tài liệu) có chú ý đến hoạt động đóng vai.
Chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thanh Sơn
Dung lượng: 9,39MB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)