GABRIEN BONNƠ ĐỜ MABLY (1709 – 1785)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tưới | Ngày 18/03/2024 | 53

Chia sẻ tài liệu: GABRIEN BONNƠ ĐỜ MABLY (1709 – 1785) thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

GABRIEN BONNƠ ĐỜ MABLY (1709 – 1785)
I. Thân thế và sự nghiệp
II. Những nội dung chủ yếu về CNXH của Mably
III. Hạn chế của Mably trong quan điểm về CNXH
IV. Nét đẹp trong tư tưởng của Mably
I. Thân thế và sự nghiệp
Mably xuất thân trong một gia đình quý tộc, có bố là một nghệ sĩ ở Grơnôblơ.
Ông theo học tại một trường trung học của giáo hội sau ở chủng viện Xanh Xuynpitxơ (Saint Sulpice) ở Pari. Nhưng sau khi học xong và nhận chức tu viện trưởng, ông từ bỏ cuộc đời tôn giáo, đi vào nghiên cứu lịch sử chính trị.

Trong cuộc đời của mình, ông viết khoảng 30 tác phẩm và được xuất bản trong thời gian 50 năm từ 1740 – 1789. Các tác phẩm nổi bậc nhất là: “Về việc làm luật hay các nguyên tắc của pháp luật (1776), “Những nghi vấn đặt ra cho các nhà triết học – kinh tế trên vấn đề trật tự tự nhhiên và cần thiết của các xã hội chính trị” (1768); “Nhận xét về những người La Mã” (1751); “Nhận xét về lịch sử nước Pháp”; “Quyền và nghĩa vụ công dân” (1758)…
Sau ít năm làm thư ký ở Bộ ngoại giao, ông hoàn toàn đi vào nghiên cứu những vấn đề chính trị và xã hội đương thời.
Trong “Lý thuyết về những sự đam mê”, ông cho rằng chế độ tư hữu đã làm xuất hiện những ham muốn xấu xa, tính bần tiện, tham vọng, lối sống xa hoa  mang đậm tư tưỏng quan điểm đạo đức của ông.
Trong tác phẩm luận của ông, lý thuyết về quyền tự nhiên giữ một vị trí quan trọng, sự bình đẳng mà ông giải thích cũng xuất phát từ cái mà ông gọi là luật của tự nhiên.
Trong hệ thống lý luận của ông, vấn đề xã hội giữ vị trí trung tâm.
Mably từ trần năm 1758.
II. Những nội dung chủ yếu về CNXH của Mably.
Phê phán xã hội đương thời:
Năm 1741 tác phẩm đầu tay của Mably “Sự so sánh giữa những người Rômanh và người Pháp” được xuất bản, với nội dung bào chữa cho những nguyên tắc của quyền lực Nhà nước quân chủ ở Pháp. Ông đã ân hận khi cho xuất bản quyển sách ấy.

Còn tác phẩm “Công quyền ở Châu Âu” xuất bản 1758, ông đã vứt bỏ quan điểm quân chủ của mình, đồng thời xác định được lý tưởng xã hội của mình.
Hai tác phẩm mang đậm dấu ấn là “Nhận xét về những người Hi Lạp” và “Nhận xét về những người Rômanh”, thông qua việc Nhà nước dân chủ cổ đại ông phê phán Nhà nước đương thời.

Đến tác phẩm “quyền và nghĩa vụ của công dân” viết năm 1958, đậm chất phê phán, thể hiện rõ hơn quan điểm xã hội chính trị của ông: biện luận tính hợp pháp của nội chiến để bảo vệ tự do, lý giải những con đường cải cách xã hội, những quan hệ về chính trị xã hội.
Dựa trên việc nghiên cứu lịch sử nước Pháp, Mably kết luận phải có một sự thay đổi căn bản về đời sống chính trị - xã hội, ông kế thừa quan điểm của Mêliê, một trong những người cộng hoà đầu tiên ở Pháp trước cách mạng 1789 nhưng là người cộng hoà có tư tưởng cộng sản.

Xã hội tương lai và con đường cải cách xã hội
Cơ sở để Mably xây dựng nên hệ thống quan điểm cộng sản không tưởng về một xã hội tương lai là từ truyền thuyết về “Thời đại hoàng kim” kể về cộng đồng Hi Lạp.
Theo ông cần phải xây dựng một xã hội đạt sự công bằng về tài sản trong hiện tại và tương lai, chế độ sở hữu tập thể là nền tảng kinh tế tự nhiên của đời sống xã hội. Theo ông cần xây dựng chế độ cộng sản trong đó mọi người được bình đẳng về ruộng đất và tư liệu sản xuất khác.
Về chính quyền: thì được nhân dân bầu ra bằng nguyên tắc dân chủ, Nhà nước có chức năng tổ chức lao động và phân phối sản phẩm, chăm lo giữ gìn phong tục xã hội.
Ông đã xây dựng khá toàn diện một hệ thống quan điểm cộng sản: xoá bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về ruộng đất và tư liệu sản xuất, xoá bỏ tình trạng xã hội phân chia giai cấp, tổ chức lao động một cách hợp lý, thực hiện nguyên tắc “lao đông theo khả năng và phân phối theo nhu cầu; giáo dục thế hệ trẻ xuất phát từ lợi ích chung của xã hội.
III. Hạn chế của Mably trong quan điểm về CNXH
Quan điểm cộng sản nông dân bình quân, khổ hạnh trong phân phối; quan niệm về sự hoà hợp giữa tôn giáo và triết học khi cho rằng “trong sự tôn thờ thượng đế có sự tôn thờ những luật lệ tự nhiên, sự tôn thờ quyền bình đẳng giữa người và người”. Điều đó nói lên rằng, Mably vẫn là một người nhị nguyên luận.
Sự chuyển biến nền tảng kinh tế lẫn lực lượng xã hội của xã hội cũ sang quan hệ xã hội mới - cộng sản chủ nghĩa chưa hình thành đầy đủ. Nên nó mang tính chất không tưởng và dừng lại ở trình độ dân chủ cách mạng nông dân.
III. Nét đẹp trong tư tưởng của Mably
Thấy được cái xấu của Phong kiến lẫn cái mặt tiêu cực của chế độ Tư bản. Ông căm ghét chế độ Tư bản.
Tư tưởng chính trị của ông có tác dụng phục vụ cho mục đích của cuộc đấu tranh vì một thế giới mới, vì hạnh phúc của nhân loại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tưới
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)