GA tin 11 full_Chuẩn 3 cột
Chia sẻ bởi Thuhuyen Cmx |
Ngày 25/04/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: GA tin 11 full_Chuẩn 3 cột thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
Tiết 1_PPCT
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
BÀI 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
A. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Ôn lại kiến thức đã học lớp 10 về thuật toán.
- Giới thiệu các khái niệm về chương trình nguồn, chương trình dịch và chương trình đích.
- Giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình thông dụng.
2. Yêu cầu:
- Học sinh nắm được các khái niệm cơ bản về chương trình nguồn, chương trình dịch và chương trình đích.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Lấy học sinh làm trung tâm, đặt vấn đề cho các trường hợp sử dụng thực tế từ đó giúp các em nắm bắt được vấn đề tốt hơn.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh hiểu được vấn đề.
C. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Trong bài này cần cung cấp cho học sinh các kiến thức sau:
- Các khái niệm về chương trình nguồn, chương trình dịch và chương trình đích.
- Các khái niệm thông dịch và biên dịch.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sử dụng máy Projector.
- Bảng đen, phấn trắng.
E. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
I. ĐẶT VẤN ĐỀ CHO BÀI GIẢNG ( 5ph )
Thông tin được đưa vào máy tính, máy tính xử lý và cho ta kết quả như mong muốn. Vậy nhờ vào đâu mà máy tính có thể xử lý được các thông tin đó? Để máy tính có thể xử lý thông tin thì nó phải được lập trình. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu ngôn ngữ lập trình là gì và nó có mấy loại ?
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
Thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10 ph
10 ph
15 ph
BÀI 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
1. Thuật toán:
Có hai dạng để diễn tả thuật toán:
Liệt kê.
Dùng sơ đồ khối.
VD: so sánh a và b
Để giải quyết một bài toán ta thực hiện các bước sau:
Xác định bài toán.
Diễn tả thuật toán.
Viết chương trình.
Chạy và kiểm tra chương trình.
Khái niệm lập trình: Lập trình là sử dụng CTDL và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác thuật toán.
2. Quá trình chuyển đổi chương trình
* CT nguồn:
- Là CT viết trên ngôn ngữ bậc cao.
- Được nhiều người sử dụng làm công cụ lập trình.
- Thực hiện được trên nhiều loại máy tính khác nhau.
* CT dịch:
- Có chức năng chuyển đổi CT viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành chương trình ngôn ngữ máy.
Có hai loại
Thông dịch (Interpreter): Là quá trình dịch lặp lại nhiều lần cho đến khi kết thúc chương trình.
Các bước lặp:
Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn.
Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy.
Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được.
Biên dịch (compiler): Là quá trình dịch lặp chỉ một lần.
Các bước lặp:
Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đùng đắn của các câu lệnh trong CT nguồn.
Dịch toàn bộ CT nguồn thành một CT đích và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
Chú ý:
+ Thông dịch không có chương trình đích để lưu trữ.
+ Biên dịch dịch có thể lưu trữ để sử dụng về sau.
* CT đích: là ngôn ngữ máy.
- Ghi bài học lên bảng.
- Trước khi tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình, ta ôn lại phần thuật toán.
- Em nào nhắc lại khái niệm về thuật toán ?
- Có mấy dạng để diễn tả thuật toán?
- Em hãy diễn tả thuật toán so sánh 2 số a và b theo hai dạng trên?
- Như vậy muốn máy tính hiểu và xử lý thông tin chính xác mà ta nhập vào thì con người cần phải lập trình.
- Mọi bài toán có thuật toán đều có thể giải được trên máy tính điện tử, nó bao gồm các bước nào mà ta đã học?
- Bước cuối cùng đó là lập trình, lập trình là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thuhuyen Cmx
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)