GA tin 10

Chia sẻ bởi Phạm Tình Nhi | Ngày 25/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: GA tin 10 thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

PPCT: 18 Ngày 30/10/2010
BÀI 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức:
Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính.
2. Kĩ năng:
Thực hiện một số bước để giải bài toán đơn giản trên máy tính.
3. Thái độ:
Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, suy luận khoa học và sáng tạo.
II/ Phương tiện dạy – học
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, tham khảo SGV.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
III/Hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Có những loại ngôn ngữ lập trình nào? Nêu đặc điểm của từng loại?
2. Nội dung bài mới:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của GV và HS

Các bước giải bài toán trên máy tính
Bước 1: xác định bài toán.
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.
Bước 3: Viết chương trình.
Bước 4: Hiệu chỉnh.
Bước 5: Viết tài liệu.
1. Xác định bài toán
Xác định Input, Output của bài toán và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó xác định ngôn ngữ lập trình và cấu trúc thích hợp.


2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán:
Lựa chọn thuật toán:
Mỗi thuật toán chỉ có thể giải một bài toán, nhưng một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phẩi lựa chộn thuật toán nào tối ưu nhất trong những thuật toán.
Thuật toán gọi là tối ưu nếu nó thỏa các điều kiện:
+ Dễ hiểu.
+ Trình bày dễ nhìn.
+ Thời gian chạy nhanh (quan trọng)
+ Tốn ít bộ nhớ.
Diễn tả thuật toán:
Cách diễn tả thuật toán chúng ta đã tìm hiểu ở bài 4: Ở đây chúng ta tìm hiểu thêm thuật toán tìm UCLN của 2 số nguyên dương (SGK).

3. Viết chương trình:
Viết chương trình là tổng hợp giữa việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn tả đúng thuật toán.
Viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì phải tuân theo đúng qui định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
Chương trình dịch chỉ phát hiện và thông báo lỗi về mặt ngữ pháp.
4. Hiệu chỉnh:
Sau khi viết xong cần phải thử chương trình bằng một số Input đặc trưng. Trong quá trình thử này nếu có sai sót thì phải sử lại chương trình. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh.

5. Viết tài liệu:
Viết mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng…
GV: Biết rằng máy tính là công cụ hỗ trợ cho con người rất nhiều trong đời sống, con người muốn máy tính giải bài toán thì phải đưa lời giải bài toán đó vào máy tính dưới dạng các lệnh. Vậy các bước để xây dựng một bài toán là gì?. Chúng ta đi tìm hiểu từng bước.
GV: xác định bài toán tức là xác định cái gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: giải thích thêm về việc xác định ngôn ngữ lập trình và cấu trúc.
GV: Nhắc lại thuật toán là gì?
HS:Trả lời câu hỏi.
GV: Theo các em một thuật toán của một bài toán có thể giải được bài toán khác không?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Một bài tóan có thể có nhiều thuật toán để giải không?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Giải thích rõ hơn về cachs lựa chọn thuật toán.





GV: Chúng ta đã tìm hiểu về cách diễn tả thuật toán ở bài trước. Bây giờ 2 em lên diễn tả thuật toán để giải bài toán này theo 2 cách liệt kê và sơ đồ khối.
HS: Lên bảng làm bài.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Chúng ta đã có được thuật toán của bài toán. Muốn máy tính giải bài toán theo thuật toàn này chúng ta phải làm gì?
HS:Trả lời câu hỏi.
GV: Giải thích rõ hơn về việc viết chương trình như thế nào, phải tuân theo những nguyên tắc nào?


GV: Bước tiếp theo của chúng ta là hiệu chỉnh. Vậy theo các em hiểu hiệu chỉnh là gì?
HS: Trả lời câu hỏi theo ý của mình.
GV: Giải thích cụ thể về hiệu chỉnh.


GV: Bước cuối cùng là viết tài liệu. Sau khi chúng ta đã có một chương trình chạy hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ mô tả lại quá trình thực hiện và hướng dẫn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tình Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)