Ga tc sinh 12

Chia sẻ bởi Trần thi thu Huyền | Ngày 26/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: ga tc sinh 12 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

TUẦN
Ngày soạn:……/……./2010
CHỦ ĐỀ III: DI HỌC QUẦN THỂ VÀ ỨNG DỤNG

i/ Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về:
-trúc di truyền của quần thể
-Ứng dụng di truyền vào chọn giống
-Di truyền y học
2. Kỹ năng và thái độ:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy, so sánh, tổng hợp khái quát hóa kiến thức đã học thông qua các câu hỏi tự luận và TNKQ có liên quan.
- Phương pháp giải một số bài tập di truyền có liên quan
- Nâng cao ý thức học bài và ôn bài tự giác đối với cá nhân học sinh trong bộ môn sinh học.

iii. Tiến trình bài ôn tập:

TIẾT 05: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Khái niệm quần thể, quần thể tự phối
2.Kỹ năng và thái độ
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy, so sánh, tổng hợp khái quát hóa kiến thức đã học thông qua các câu hỏi tự luận và TNKQ có liên quan.
II.Phương pháp, phương tiện
-Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
-Phương tiện: sgk cơ bản, sách bài tập, câu hỏi TNKQ, câu hỏi tự luận
III.Tiến trình bài giảng
1.Ổn định lớp:
Ngày giảng
Lớp
Tiết
Sĩ số
Tên học sinh vắng


12A4





12A6





12A7






2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo y/c của GV đã thông báo từ giờ trước.

3. Nội dung
A.Củng cố kiến thức cơ bản
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể
- Tần số alen : Là tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
- Tần số kiểu gen : Là tỉ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
1. Quần thể tự thụ phấn.
Nếu ở thế hệ xuất phát xét 1 cá thể có kiểu gen dị hợp Aa sau n thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen như sau:
Đồng hợp trội AA= ()/2, dị hợp Aa = , đồng hợp lặn aa = ()/2
Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn sau n thế hệ thay đổi theo chiều hướng tỉ lệ thể dị hợp giảm dần tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên.
2. Quần thể giao phối gần (giao phối cận huyết)
Giao phối gần là hiện tượng các cá thể có quan hệ huyết thống giao phối với nhau. Giao phối giao phối cận huyết dẫn đến làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi theo chiều hướng tỉ lệ thể dị hợp giảm dần tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên.
III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
1. Quần thể ngẫu phối
Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
Trong quần thể ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen (thành phần kiểu gen) của quần thể tuân theo công thức sau: p2 + 2pq + q2 = 1
Định luật Hacđi - Vanbec
Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức : p2 + 2pq +q2 =1
Điều kiện nghiệm đúng
- Quần thể phải có kích thước lớn
- Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên)
- Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần thi thu Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)