GA Sử 7(tuần 14)

Chia sẻ bởi Phạm Quang Sang | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: GA Sử 7(tuần 14) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 16/11/2012
Tuần : 14, tiết PPCT: 27
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN(1287-1288)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Âm mưu xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà Nguyên.
- Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến với các trận thắng lớn, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lược nước ta của nhà Nguyên.
2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng lòng căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc...
3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, tư liệu để tìm hiểu lịch sử...
II. Phương tiện dạy học: - Lược đồ, tư liệu, hình ảnh liên quan..
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: BCS báo cáo tình hình lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai?
3. Bài mới
Để rửa nhục cho thất bại của hai lần xâm lược trước và để thực hiện tham vọng dùng Đại Việt đánh chiếm các nước phía nam TQ, Vua Nguyên quyết tâm xâm lược nước ta lần thứ ba. Vậy cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên diễn ra như thế nào, hôm nay các em tìm hiểu phần III/ Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên.

Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng:

* Hoạt động 1
? Thái độ của nhà Nguyên như thế nào sau hai lần thất bại ở Đại Việt?(tức giận nên quyết tâm đánh ĐV....)
? Lực lượng đánh Đại Việt lần này có gì giống và khác với lần trước?
(Giống: số lượng đông, hung bạo.
Khác: có thêm đạo thủy binh lớn và một đội thuyền lương.)
- GV nhấn mạnh: Nhà Nguyên chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần này hết sức chu đáo: đình chỉ cuộc xâm lựoc Nhật Bản... đặc biệt là chuẩn bị cả lương thực để có thể đánh lâu dài với ta... đây là một khó khăn lớn cho ta.
? Đứng trước nguy cơ xâm lược đó nhà Trần đã làm gì?
(khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.)
- GV: tường thuật diễn biến

? Cách đánh giặc của nhà Trần trong thời gian đầu như thế nào?
( tạm rút lui)



* Hoạt động 2

? Vì sao Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương mà y lại tiến về Vạn Kiếp cùng với Thoát Hoan? ( chủ quan, cho rằng quân ta yếu không đủ sức cản được chúng...)
GV: tường thuật trận đánh của ta ở Vân Đồn
N thảo luận ? Chiến thắng Vân Đồn có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta?( làm thất bại chủ trương dựa vào lương thực để đánh lâu dài với ta, làm cho địch lâm vào thế bị động, thiếu lương thực như các lần trước. Đó chính là điều kiện thuận lợi để quân dân nhà Trần đánh bại chúng
* Hoạt động 3
? Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên như thế nào?(Buổi đầu khi chưa biết đoàn thuyền lương bị tiêu diệt, quân Nguyên vẫn hung hăng đánh phá các nơi, cướp lương thực, tàn sát nhân dân. Khi đoàn thuyền lương bị đánh, chúng lâm vào thế bị động, tinh thần hoang mang, buột phải quyết định rút quân về nước).
- GV: đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương đến, Thoát Hoan cho quân vào chiếm Thăng Long, sai Ô Mã Nhi đuổi bắt vua Trần nhằm kết thúc chiến tranh nhưng thất bại, Thoát Hoan cho quân rút về Vạn Kiếp rồi từ đây rút về nước.
? Trước tình hình tuyệt vọng của quân Nguyên vua tôi nhà Trần đã làm gì?(quyết định bố trí trận đánh ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt toàn bộ quân địch.)
? Tại sao nhà Trần chọn sông Bạch Đằng làm nơi tiêu diệt địch.(dựa vào đoạn in nghiêng SGK)
- GV: Phân tích thêm điểm khác với các trận đánh ở sông Bạch Đằng trước đây. Và tường thuật trận Bạch Đằng.
HS: trình bày tóm tắt diễn biến.
Kết quả ?
Trận Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
(Quyết định sự thất bại hoàn toàn của quân Nguyên. Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của nhà Nguyên. Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng cũng như tài năng quân sự và truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc)
- GV: Trình bày thêm việc rút lui của quân bộ
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt:
- Nhà Nguyên quyết tâm cho quân xâm lược nước ta lần thứ ba để trả thù






- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.
Diễn biến:
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quang Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)