GA su 7 ki II nam 2008

Chia sẻ bởi Tạ Thị Thu Hiền | Ngày 11/05/2019 | 145

Chia sẻ tài liệu: GA su 7 ki II nam 2008 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Chương V
ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI - XVIII

Bài 22
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI – XVIII)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : HS cần nắm được :
- Sự sa đọa của triều đình phong kiến Lê Sơ, những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lợi trong 20 năm.
- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh ở đầu thế kỉ XVI.
2. Tư tưởng :
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân.
- Hiểu được rằng : Nước nhà thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân.
3. Kỹ năng :
- Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê (kể từ thế kỉ XVI).
B- CHUẨN BỊ
GV : Giáo án, SGK, lược đồ phong trào nông dân thế kỉ XVI.
HS : SGK, Vở ghi, vở bài tập lịch sử.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức : (1 phút)
2. Kiểm tra : (4 Phút)
? : Nền văn hóa, giáo dục, khoa học nghệ thuật thời Lê Sơ đạt những thành tựu gì ?
3. Bài mới : I- TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt

14p
HS
GV

1


2


3

HS

GV
20p
HS
4


5





6


HS

GV

Hoạt động 1 : Cá nhân/ nhóm
- Đọc Sgk phần 1(T.105).
- Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời nội dung sau :
- Nguyên nhân nào dẫn đến triều đình nhà Lê suy yếu ?

- Sự thoái hóa của các tầng lớp thống trị khiến triều đình nhà Lê phân hóa như thế nào ?
- Em có nhận xét gì về vua Lê ở thế kỉ XVI so với Lê Thánh Tông ?
- Thảo luận nhóm – của đại diện trả lời.
- Nhận xét - Bổ sung- kết luận.
Hoạt động 2 : Nhóm/cá nhân
- Đọc phần 2 (T.105).
- Trình bày nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỉ XVI ?
- Dựa vào lược đồ 48 SGK-Trang 106, em hãy trình bày diễn biến các phong trào khởi nghĩa của nông dân thế kỉ XVI.


- Trình bày kết quả và ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI ?
- HS thảo luận – cử đại diện trả lời.
- Nhận xét-bổ sung- kết luận.
I-TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI.
1- Triều đình nhà Lê.


a) Nguyên nhân :
- Do Vua quan ăn chơi vô độ.
- Xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém.
b) Sự suy thoái :
- Nội bộ “Chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực, giết hại lẫn nhau.





2- Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI.
a) Nguyên nhân :
- Đời sống nhân dân cực khổ.
- Mâu thuẫn giai cấp lên cao.
b) Diễn biến :
- Từ 1511 đến 1516 có nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ, làm cho triều đình nhà lê suy yếu.
+ Khởi nghĩa Trần Tuân (1511-Vĩnh phúc, phú Thọ); Khởi nghĩa Trần Cảo (1516- Đông triều -Quảng Ninh)
c) Kết quả, ý nghĩa :
* Kết quả : Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều thất bại.
* Ý nghĩa : Làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.


 4. Củng cố :(5 phút)
? : Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa của nông dân thế kỉ XVI ?
? : Chỉ trên lược đồ những vùng hoạt động của phong trào nông dân thời bấy giờ ?
5. Dặn dò : (1 phút) Soạn phần II – Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn , SGK trang 107.
===================================================
Bài 22 (Tiếp theo)
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI – XVIII)

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: HS cần nắm được:
- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh.
- Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước.
2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Thị Thu Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)