GA . KI NANG THUC HANH ON THI TN

Chia sẻ bởi Lê Trung Kiên | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: GA . KI NANG THUC HANH ON THI TN thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

rèn luyện kĩ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu thống kê
1 . Nhận xét chung :
Nhận xét sự tăng giảm của bảng thống kê theo thời gian , theo khu vực kinh tế hoạc quốc gia.
Nhận xét sự gia tăng theo thời gian có 3 cách :
- Cách 1: Tăng liên tục theo thời gian:
Nhận xét : DS nước ta tăng liên tục, năm 2001 tăng gấp 6 lần năm 1901 hoặc năm 2001 tăng so với năm 1901 là 65.5triệu người
- Cách 2 : Giảm liên tục :
Bảng 1: Nhận xét về sự gian tăng dân số của nước ta từ 1901 - 2001.
Bảng 2: Nhận xét về diện tích bình quân đất nông nghiẹp nước ta ( đơn vị ha)
Nhận xét : DT đất nông nghiẹp của nước ta giảm liên tục từ năm 1940-2000 hoặc năm 2000 giảm 0.08 ha so với năm 1940.
- Cách 3: Tăng không ổn định :
Bảng 3: nhân xét về sản lượng lúa nước ta từ 1935-2000 ( đ/v triệu tấn )
Nhận xét : sản lượng lúa nước ta tăng không ổn định. Năm 1955 giảm , năm 1965 tăng, năm 1975 lại giảm, năm 2000 tăng rất nhanh.
* Đối với các bảng Thống kê thể hiên cơ cấu, vùng lãnh thổ, ngành của một năm, ta sẽ nhận sét các vùng, lãnh thổ cao nhất, thấp nhất.
Nhận xét : ở nước ta :
- TDNM Bắc Bộ có diện tích lớn nhất(31.3%), ĐB Sông Hồng có tỉ lệ diện tích nhỏ nhất (3.7%)
- DH Miền Trung có tỉ lệ dân số lớn nhất (24.4%), Tây nguyên có tỉ lệ dân số nhỏ nhất.
II. Nhận xét từng giai đoạn, từng cột, từng khu vực và giảI thích
1. Phân chia giai đoạn :
Dựa vào bảng số liệu thống kê để phân chia các giai đoạn.
ở bảng 1:Ta chia làm 3 giai đoạn
GĐ 1: 1901-1956: chỉ tăng 14.5 tr người trong khoảng thời gian 55 năm
GĐ 2: 1956-1981: tăng rất nhanh 24.5 tr người tr người trong khoảng thời gian 25 năm
GĐ 3: 1981-1989: tăng rất nhanh 9.5tr người trong khoảng thời gian 9 năm
GĐ 4: 1989-2000: vẫn còn tăng nhanh 13.2 tr người trong khoảng thời gian 12 năm

Ví Dụ 2: Nhận xét về sản lượng lúa nước ta từ 1935-2000 (đ/v triệu tấn)
- Dựa vào bảng Số liệu ta thấy 2 lần sản Lượng giảm và có thể chia làm 4 giai đoạn :
GĐ 1: từ 1935-1955 giảm 0.8 triệu tấn
GĐ 2: từ 1955-1965 tăng 4.9 triệu tấn
GĐ 3 : từ 1965-1975 giảm 0.6 triệu tấn
GD 4: từ 1975-2000 tăng 22 trịệu tấn
2. Giải thích nguyên nhân :
- Tùy thuộc vào yêu cầu của từng bảng Thống kê mà ta có thể lựa chon các lí do phù hợp để giải thích
+ Các lí do tăng có thể dùng các lí do sau :
. Đất nước hòa bình kinh tế phát triển .
Đường lối đổi mới của đảng và nhà nước.
áp dụng KHKT tiến bộ làm cho năng suắt tăng.
Nhà nước đầu tư khuyến khích phát triển..
Mở rộng diện tích đất thâm cach, tăng vụ ..
ĐK tự nhiên thuận lợi (đất đai.) hoặc điều kiện KT-XH (lao động , vốn đầu tư , máy móc .)
+ các lí do giảm có thể dùng các lí do sau :
Thị trường có nhiều biến động
Chiến tranh, chính trị không ổn định
Thiên tai
Dân số tăng nhanh diện tích đất canh tác giảm.
3. Các đọc các bảng số liệu đơn giản:
a. Em hãy nhận xét và giải thích sản lượng lúa nước ta qua bảng số liệu sau :
Phân tích cụ thể và nhận xét bảng số liện đơn giản trên
Các bước tiến hành :
* Nhận xét theo hàng ngang:
Từ năm 1935-2000 sản Lượng lúa nước ta tăng nhanh nhưng thiếu ổn định. Sản lượng lúa năm 2000 gấp 4.6 lần năm 1935
* Nhận xét từng giai đoạn và giải thích :
Trong khoảng thời gian 20 năm (1935-1955) sản lượng lúa nước ta giảm 0.8 tr tấn . Do cuộc kháng chiến chống thực dân pháp.
Trong khoảng 10 năm (1955-1965) sản lượng lúa nước ta tăng 4.9 tr tấn .Do đất nước tạm thời sống trong hòa bình, miền Bắc tiến lên CNXH.
Từ (1965-1975) 10 năm sản lượng lúa nước ta giảm 0.6 tr tấn.Do chiến tranh chống mĩ.
- Trong khoảng 10 năm 1975-1985 sản lượng lúa nước ta lại tăng 5.4 tr tấn. Do đất nước lập lại hòa bình.
- Trong 15 năm 1985-2000 15 năm sản lượng lúa nước ta tăng 16 tr tấn. đất nước đã khôi phục và ỏn định phat triển kinh tế
* So sánh mối tương quan giữa các cột và rút ra nhận xét:
Tóm lại nền kinh tế nước ta nói chung và nông nghiệp nói riêng chỉ phát triển manhl mẽ khi đất nước ổn định .
b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng dân số nước ta qua bảng số liệu dưới đây.
Qua bảng số liệu :
* Nhận xét từng cột riêng:
tỉ suất sinh cao từ thời pháp thuộc đến 1945 40 phần nghìn.
Tỉ suất sinh bắt đầu giảm nhanh đến năm 1986 là 27.8 phần nghìn.
Tỉ suất tử thời pháp thuộc rất cao là : 25 phần nghìn.
- Tỉ suất tử giảm nhanh vào thời kì 1945-1975 là 12phần nghìn.
- Đến năm 1986 tỉ suất tử giảm đến mức thấp nhất là 6.9 phần nghìn.
- tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất 2.8 % ( gđ 1975-1945), tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất là 1.5 % thời kì ( pháp thuộc ),đến năm 1986 tỉ lệ gia tăng tự nhiên đã giảm còn 2.08 %.
* Nhận xét từng giai đoạn và giải thích :
Tỉ lệ gia tăng tư nhiên vào thời pháp thuộc thấp nhất vì:
+ tỉ suấ sinh cao.
+ tỉ suất tử rất cao.
Tỉ suất gia tăng tự nhiên thời kì 1945-1975 là cao nhất vì:
+ tỉ suất sinh vẫn rất cao,trong khi đó tỉ suất tử giảm nhanh.
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của năm 1986 giảm Xuống 2.08 là do :
+ Tỉ suất sinh giảm nhanh xuống càon 27.8 phần nghìn.
+ từ năm 1980 nhà nước ta đã thưc hiện cuộc vận động dân số kế hoạch hóa gia đình .
+ Tỉ suất tử đã giảm đến mức thấp nhất 6.9 phần nghìn.
Dựa vào bảng số liệu gia tăng dân số nước ta dưới đây
Hãy nhận xét và giải thích :
Nhận xét chung :
- Dân số nước ta tăng nhanh, năm 2001tăng hơn năm 1901 là 65,6 triệu người.
Nhận xét qua từng giai đoạn :
- Từ năm 1901-1956: dân số nước ta tăng chậm chỉ tăng 14,5 tr trong vòng 55 năm. vì trong giai đoạn này tỉ lệ sinh vẫn cao ( 40 phần nghìn) và tỉ lệ tử cũng cao (25 phần nghìn ) nguyên nhân do sự cai trị của thức dân pháp và chiến tranh chống thực dân pháp.
- Từ năm 1956-1981:dân số nước ta tăng rất nhanh,27,4 tr trong vòng 25 năm, vì tỉ lệ sinh còn cao (40 phần nghìn) và tỉ lệ tử giảm nhanh (12 phần nghìn) do đất nước trong thời ggian này đất nước có một thời gian hòa bình ổn định y tế được chú ý.
Từ năm 1981-2001: dân số nước ta còn tăng nhanh ( 23,7 tr) trong vòng có 20 năm. Do đời sống nhân dân được nâng cao, y tế phát triển rộng khắp làm cho tỉ lệ tử giảm xuống.
Dựa vào cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 1999 dưới đây :
Nhóm dưói tuổi LĐ : 33.1%
Nhóm trong độ tuổi LĐ : 59,3%
- Nhóm ngoài độ tuổi LĐ : 7,6%
Hãy nhận xét về :gia tăng dân số, nguồn lao động, tuổi thọ trung bình ở nước ta ?
Nhận xét và giải thích :
- Dân số nước ta thuộc laọi dân số trẻ, vì dân số dưới độ tuổi lao động còn cao(33,1%) ngoài độ tuổi lao động thấp.(6,7%)
- Dân số nước ta còn tăng nhanh do tỉ lệ người dưới 15 tuổi còn cao (33,1%) do nhóm người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào(59,3%) và trẻ tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế phát triẻn chưa cao nên đó cũng là một khó khăn cần được giải quyết.
-Tuổi thọ trung bình của nước ta còn thấp vì số người ngoài độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ nhỏ (7,6%)
*Theo số liệu hiện trạng các loại đất của nước ta năm 2000 dưới đây:
Hãy giải thích xu hướng thay đổi tỉ lệ từng loại đất và giải thích vì sao từng loại đất lại có su hướng thay đổi như vậy?
Nhận xét và giải thích :
- Tỉ lệ đất nông nghiệp có xu hướng giảm Do chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng. Mặc dù hàn năm có bổ sung diện tích đất khai hoang nhưng khả năng còn rất ít.
- Tỉ lệ đất lâm nghiệp có xu hướng giảm do tình trạng chặt phá rừng diễn ra mạnh.
- Tỉ lệ đất ở và đất chuyên dùng có xu hướng tăng do dân số đông và do nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa.
- Tỉ lệ đất chưa sử dụng có xu hướng tăng do nạn cháy rừng, khai thác rừng bừa bãi.
4. Nhận xét và giảI thích các bảng số liệu phức tạp:
Nhận xét và giải thích sự gia tăng dân số và gia tăng sản lượng lương thực của nước ta qua bảng số liệu dưới đây :
Xử lí số liệu :
Để nhận xét được sự tương quan giữa hai số liệu khác nhau qua từng giai đoạn ta chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối hay còn gọi là tính tỉ lệ sản lượng lương thực và tỉ lệ dân số. Lấy năm 1981 = 100%. Rồi tính tỉ lệ lần lượt các năm tiếp theo.
Qua xử lí số liệu ta có bảng sau:
Từ bảng trên ta mới đưa ra nhận xét :
Nhận xét chung:
- Sản Lương thực nước ta tăng không ổn định : năm 1987 giảm Hơn năm 1985, giai đoạn 1989 -1991 tăng chậm, giai đoạn 1993 trở đi tăng rất nhanh.
- Dân số nước ta tăng liên tục, bình quân mỗi giai đoạn tăng hơn 4%, giai đoạn tăng nhanh nhất là giai đoạn 1991-1993 tăng 6%.
Nhận xét riêng cho từng giai đoạn :
- Từ năm 1981-1993: sản Lượng lương thực gia tăng nhanh (13.3%) gấp gần 3 lần gia tăng dân số ( 4.3%)
- Từ 1983-1993:sản lượng lương thức tăng (8%) gần gấp đôi gia tăng dân số (4.3%)
- Từ 1985-1987: sản Lượng lương thực năm 1987 giảm (4%) trong khi đó dân số gia tăng đều (3/9%)
- Tư năm 1987-1989: sản Lượng lương thực tăng nhanh(26%) trong khi đó dân số tăng chậm (3.5%)
- Từ năm 1987-1989 sản lượng lương thưc tăng nhanh trong khi dân số chỉ tăng chậm (3,5)
- Từ năm 1989-1991sản lượng lương thực chỉ tăng 3,3% so với giai đoạn trước trong khi đó dân số tăng 6%
- Từ năm 1991-1993 sản Lượng lương thực tăng nhanh trở lại 23,4% trong khi dân số tăng 6%
Từ năm 1993-1995 sản lượng lương thưc vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn so với giai đoạn trước 14% trong khi gia tăng dân số giảm xuông 5,3%
1995-1999 sản lượng lương thực nước ta tăng nhanh 44% trong khi dân số giảm xuống chỉ còn 3,9%
Hãy nhận xét và giải thích sự phấn bố lao động của các vùng kinh tế nước ta theo bảng số liệu thống kê dưới đây:
Xử lí số liệu: Để có thể nhận xét và giải thích ta phải
- Tính tỉ lệ lao động của từng vùng so với dân số chung của cả nước
- Tỉ lệ lao động ở bảng Trên là tỉ lệ lao động so với của tưng vùng nên không thể so sánh vùng này với vùng khác. do đó ta phải tính tỉ lệ lao động đó theo tỉ lệ dân số chung của cả nước.
Bằng cách : lấy tỉ lệ dân số của từng vùng nhân với tỉ lệ dân số chung của cả nước chia cho 100
Ví dụ : Tỉ lệ lao động của bắc bộ so với tỉ lệ dân số chung của cả nước sẽ bằng
Dựa trên cơ sở bảng số liệu mới tìm được để nhận xét và giải thích.
Tính tỉ lệ lao động của từng vùng so với tỉ lệ dân số cả nước ta có bảng số liệu sau :
Nhận xét chung :
- Xét về tỉ lệ lao động thì :
- Nam bộ có tỉ lệ lao động cao nhất cả nước 18,7%
- Bắc bộ có tỉ lệ lao động dứng thứ hai cả nước 16%
- Nam trung bộ có tỉ lệ lao động đứng thứ ba 8%
- Bắc trung bộ có tỉ lệ lao động thấp nhất cả nước 7,4%
Nhận xét riêng tưng cột :
- Nam bộ có mật độ dân số đứng đầu cả nước 412người/km2 nên có tỉ lệ lao động đứng đầu cả nước là hợp lí.
- Bắc bộ có mật độ dân số đứng thứ hai cả nước 236 người/km2 nên có tỉ lệ lao động lớn thứ hai cả nước.
- Bắc trung bộ có mật độ đứng thứ ba cả nước 196 người/km2 nhưng tỉ lệ lao động lại đứng thứ tư cả nước do đi đến các nơi khác làm ăn
Nan trung bộ có mật độ dân số thấp nhất nhưng lại có tỉ lệ lao động đứng thứ ba cả nước. Do lao động ở nơi khác chuyển đến.
Khai thác tri thức địa lí thông qua biểu đồ
I. Cách vẽ biểu đồ:
1.Biểu đồ cột :
a. Biểu đồ cột đơn giản :
Vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng sản lượng lúa nước theo bảng số liệu dưới đây (đơn vị triệu tấn)
Cách vẽ:
B1:- Vẽ hệ tọa độ trục yung và trục hoành vuông góc với nhau ở 0
-Trên trục tung ghi đơn vị: triệu tấn
-Trên trục hoành ghi đơn vị : năm
B2: - lấy số liệu của sản lượng năm cao nhất để chia tỉ lệ tương ứng của từng trục sao cho vừa khổ trang giấy.
- Ví dụ: Chia trục tung thành 7 phần bằng nhau mỗi phần tương ứng 5 triệu tấn. chia trục hoành thành 13ô mỗi ô là 10 năm
Chú ý khi vẽ biểu đồ:
- Các cột đứng phải có độ lớn như nhau
- Trên các đầu của cột có ghi số liệu của năm tương ứng.
- Khi vẽ xong bên dưới biểu đồ hoặc bên trên biểu đồ ghi tên biểu đồ ( dựa vào đề bài để viết)
- Bên dưới biểu đồ có ghi chú giải.
b. Biểu đồ cột chồng lên nhau để biểu diễn tổng của 2 hoặc 3 giá trị cơ cấu là 100%:
- Loại biểu đồ hình cột thường sử dụng để biểu diễn sản lượng hoặc mối liên hệ giữa tỉ lệ cơ cấu các phần không tròn 100%
Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất, nhập khẩu của nước ta theo số liệu sau
Cách vẽ:
Cũng vẽ hệ tọa độ giống như cột đơn tuy nhiên khi vẽ các cột thì vẽ chồng lên nhau. Theo tỉ lệ tương ứng.
%
Chú giải:
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện bình quân lương thực đầu người của toàn quốc và đồng bằmg sông cửu long theo bảng số liệu sau:(đơn vị kg/người)
Cách vẽ :
Biểu đồ này cũng giống như biểu đồ dơn giản, chỉ khác ở chỗ ở mỗi năm có 2 hoặc 3 hình cột liền kề nhau được kí hiệu khác nhau.
kg/người
Cả nước
ĐBSCL
c.Biều đồ cột nhóm có hai đơn vị đo lường khác nhau :
Vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực cả nước từ năm 1981-1999 theo bảng sau:
Cách vẽ :
- Chú ý do có hai đơn vị đại lượng khác nhau nên biểu đồ binh thường không thể hiên được. Mà ta phải vẽ biểu đồ có hai trục tung một thể hiện triệu người và một thể hiện triệu tấn
Triệu người
Triệu tấn
Năm
Dân số
SL lương thực
2. Vẽ biểu đồ hình tròn:
a. Cách vẽ :
* Cách 1: Dùng thước đo độ.
- Quy đổi tỉ lệ % thành số đo lượng giác. 1% = 3.60
- Các bước tiến hành:
+ Đặt điểm 0 của thước đo độ trùng với đường kính của hình tròn sao cho tâm của thước đo độ trùng với tâm của hình tròn.
+ Tìm số độ mà chúng ta cần vẽ sau đó đánh dấu vào hình tròn rồi dùng thước kẻ nối với tâm hình tròn.
+ Các phần tiếp theo từ điểm vừa xác định ta đặt điểm 0 của thước đo độ trùng với điểm này, tìm số đo của phần tiếp theo đánh dấu rồi tiếp tục vẽ.
Ví dụ : bài tập .
Vẽ biểu đồ hiện trạng cơ cấu các loại đất của nước ta năm 2000
- Các bước vẽ:
+ Đổi tỉ lệ % thành độ 1% = 3.60 Đất nông nghiệp sẽ bằng
28.4 x 3.6 gần bằng 1010
Chú giải
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
đất ở&c.dùng
Chưa sử dụng
BĐ. Cơ cấu các loại đất nước ta năm 2000
* Cách 2: Vẽ ước lượng bằng mắt
- Mỗi hình dùng bút chì chia làm 4 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng 25% trong mỗi phần 25% lại chia thành 5 phần bằng nhau mỗi phần nhỏ này tương ứng 5%
- Căn cứ vào bảng Số liệu để vẽ các phần theo thứ tự bắt đầu từ 12 giờ
- Vẽ xong ghi tên biểu đồ và chú giải
* Chú ý :
- Khi vẽ các hình tròn với quy mô lớn, nhỏ khác nhau thì phảI Căn cứ vào diện tích ( tức là bán kính)
Ví dụ : Dựa vào bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá trị hiện hành phân theo khu vực kinh tế.
Để vẽ được biểu đồ này ta phảI thực hiện hai công đoạn
- Công đoạn 1: tính tỉ lệ % của từng ngành bằng cách :
+ Lấy tổng sản phẩm trong nước năm 1990 = 100% rồi tính tỉ lệ của từng ngành.
Ví dụ : Nông - lâm - ngư năm 1990 = 16.252 / 41.955= 38.7%. Tương tự trên ta lần lượt tính cho công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
+Lấy tổng sản phẩm trong nước năm 1996 = 100% rồi tính tỉ lệ của từng ngành. Như năm 1990

Công đoạn 2 : tính bán kính 2 hình tròn. Bằng cách :
- Lấy tổng sp trong nước năm 1990 là 1. ta chia tổng sp năm 1996 cho tổng sp năm 1990 : 258.609/41.955 =6.2. vậy tổng sp năm 1996 gấp 6.2 lần năm 1990.
Xử lí số liệu ta có bảng sau :
1990
1996
22.7%
38.7%
38.6%
27.2%
30.7%
42.1%
Chú giải
dịch vụ
CN&XD
NLN
Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá trị hiện hành năm 1990 và năm 1996
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trung Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)