GA HH6 HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Vũ Vương | Ngày 02/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: GA HH6 HKII thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 27/ 01/ 2010
Chương 2: GÓC
Tuần 23 Tiết 15


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: ° Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng.
2. Kĩnăng: ° Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng.
° Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ.
3. Thái độ: ° Làm quên với việc phủ định một khái niệm, chẳng hạn:
+ Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M ( Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.
+ Cách nhận biết tia nằm giữa ( Cách nhận biết tia không nằm giữa.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: ° Soạn bài, tham khảo SGK, SGV.
° Chuẩn bị bảng phụ, thước thẳng, phấn.
2. Học sinh: ° Chuẩn bị trước nội dung bài học mới.
° Chuẩn bị bảng con, bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới:
a, Giới thiệu bài: (3’)
GV cho HS quan sát bức ảnh trong SGK vá giới thiệu về chương II: GÓC.
b, Tiến trình bài dạy:

Tl
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG

18’























































Hoạt động 1: Hình thành khái niệm nửa mặt phẳng


GV: Giới thiệu trang giấy, mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng.
Hỏ: Mặt phẳng có bị giới hạn về phía nào không?
GV: Cho HS quan sát hình 1 SGK.
Hỏi: Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
Hỏi: Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau?
GV: Vẽ thêm một đường thẳng trên mặt phẳng và cho HS xác định hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chung là đường thẳng vừa vẽ.
GV: Cho HS quan sát hình 2 SGK.

GV: Giới thiệu: Nửa mặt phẳng I là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M, còn nửa mặt phẳng II có bờ a và chứa điểm P. Hoặc có thể nói nửa mặt phẳng bờ II có bờ a và không chứa điểm M hoặc II là nửa mặt phẳng đối của I.
Hỏi(yếu): Trên hình vẽ những điểm nào nằm cùng phía đối với đường thẳng a; những điểm nào nằm khác phía đối với đường thẳng a.
GV : Cho HS làm ?1




GV: Cho HS nối điểm M và điểm N, nối điểm M và điểm P.
GV: Cho HS đọc câu b và trả lời.
Hỏi: Vậy em có nhận xét gì về mỗi đường thẳng nằm trên mặt phẳng?

Củng cố khái niệm nửa mặt phẳng:
GV: Cho HS làm bài 2 / 73
GV: Gọi 1HS đọc đề bài.



GV: Cho HS làm bài tập 4 / 73
GV: Gọi 1HS đọc đề bài.



Hỏi: (yếu) Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a?
Hỏi: Đoạn thẳng BC có cắt đoạn thẳng a không?
HS: Theo dõi.


Trả lời: Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía.
Cả lớp quan sát hình.

HS: Trả lời theo nhận xét của mình.
HS: Vài HS đứng tại chỗ trả lời.
2HS: Chỉ trên hình hai nửa mặt phẳng đối nhau.




HS: Cả lớp quan sát hình 2 và tô xanh nửa mặt phẳng I, tô đỏ nửa mặt phẳng II.
HS: Nhắc lại các cách gọi tên của hai nửa mặt phẳng (I), (II) mà giáo viên vừa giới thiệu.





Trả lời: Hai điểm M, N nằm cùng phía đối với đường thẳng a; hai điểm N, P (hoặc M, P) nằm khác phía đối với đường thẳng a.
HS: Cả lớp làm trong ít phút.
1HS: Đứng tại chỗ nêu các cách gọi tên khác của hai nửa mặt phẳng I và II.
HS: Cả lớp dùng thước kẻ và bút làm theo yêu cầu của giáo viên.
1HS: Đứng tại chỗ trả lời.

Trả lời: Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.


1HS: Đọc đề bài.
Cả lớp gấp giấy theo yêu cầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Vũ Vương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)