GA GDCD K II 3 Cot

Chia sẻ bởi Đoàn Văn Chiến | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: GA GDCD K II 3 Cot thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày 18 tháng 01 năm 2010
Tiết 21 : Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
­ Nêu được khái niệm, nội dung , ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo…)
­ Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.
2.Về kiõ năng:
­ Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.
­ Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.
3.Về thái độ:
­ Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân.
­ Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người.
­ Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to, số liệu liên quan
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 12.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
Bằng kiến thức đã được học và qua thực tế cuộc sống, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân.
3. Giảng bài mới:
GV đặt vấn đề từ các câu hỏi:
­ Các em hiểu thế nào là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân?
­ Các em có thể lấy ví dụ ở địa phương mình về việc nhân dân thực hiện chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ?
Những điều mà HS nêu lên chính là biểu hiện của quyền dân chủ, quyền làm chủ của người dân trong đời sống chính trị, đời sống xã hội của đất nước. Pháp luật có ý nghĩa, vai trò như thế nào trong việc xác lập và bảo đảm cho người dân sử dụng các quyền dân chủ của mình? Đó chính là nội dung của bài học này.
4. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học

 Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm quyền bầu cử và ứng cử
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi:
­ Quyền bầu cử và ứng cử là gì?
­ Tại sao nói thực hiện quyền bầu cử và ứng cử là thực hiện quyền dân chủ gián tiếp?

Hoạt động 2: Đàm thoại tìm hiểu nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
- Người có quyền bầu cử và ứng cử vào CQ đại biểu của ND
GV đặt câu hỏi:
­ Những người nào có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân?
GV giảng:
+ Người có quyền bầu cử: 18 tuổi trở lên
Ví dụ: Công dân A sinh ngày 1/5/1990 có nghĩa là từ ngày 1/5/2008 công dân A có quyền bầu cử.
+ Người có quyền ứng cử: 21 tuổi trở lên
Ví dụ: Công dân A sinh ngày 1/5/1987 có nghĩa là từ 1/5/2008 Công dân A có quyền ứng cử.
­ Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử kể cả khi đã đủ tuổi như trên? GV giảng:
Ví dụ: Theo quyết định của toà án huyện X đã có hiệu lực pháp luật, công dân A không được quyền bầu cử trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (giả dụ, ngày 01/5/2008);
Ví dụ: CD A bị tạm giam vì bị tình nghi phạm tội hình sự nghiêm trọng.
Trong thời gian bị tạm giam Công dân A không được quyền bầu cử.
Ví dụ: Công dân X bị bệnh tâm thần.
GV hỏi:
­ Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử ?
GV giảng:
Những người không được thực hiện quyền ứng cử:
+ Tất cả người không được quyền bầu cử như trên.
+ Người đang bị khởi tố về hình sự:
GV hỏi:
­ Theo em, vì sao luật lại hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của những người thuộc các trường hợp trên?.
GV giảng:
Vì đảm bảo cho việc bầu cử và ứng cử đạt đựơc mục đích đặt ra – chọn người có tài có đức thay mặt cử tri quản lý các công việc của đất nước.

- Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân
GV đàm thoại với HS về những nguyên tắc bầu cử:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Văn Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)