GA GDCD 10
Chia sẻ bởi Bùi Bích Thảo |
Ngày 26/04/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: GA GDCD 10 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Nụ
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Lượng
Ngày soạn: 8/2/2009
Ngày dạy:
Tiết 22: Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
* Nắm được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
* Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
* Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
2. Kỹ năng
* Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
3. Thái độ, hành vi
* Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống phá lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa GDCD 11.
* Sách bài tập GDCD 11.
* Giấy Ao, bút dạ...
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam có vai trò gì?
Là học sinh, em thấy mình cần phải làm gì để xây dựng nhà nước ta vững mạnh?
2. Giới thiệu bài.
Mỗi một nhà nước sử dụng một nền dân chủ khác nhau và xã hội Xã hội chủ nghĩa có nền dân chủ mang bản chất khác hẳn với các nền dân chủ trươc đó: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản..Bản chất đó thể hiện những ưu điểm vượt trội của một nền dân chủ toàn diện và triệt để hơn. Vậy bản chất của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa cụ thể như thế nào, tại sao lại gọi là nền dân chủ triệt để và toàn diện hơn các nền dân chủ khác, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
3. Vào bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Gv: Để hiểu được bản chất của nền dân chủ trước tiên cần hiểu dân chủ là gì?
Hs:............
Gv: Khi xã hội có giai cấp và nhà nước thì dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước, không có dân chủ chung chung, phi giai cấp. Trái lại mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ có các chế độ dân chủ như: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Riêng chế độ phong kiến là chế độ quân chủ, không phải là chế độ dân chủ.
Gv: Vậy tại sao lại nói dân chủ Xã hội chủ nghĩa khác về chất so với các nền dân chủ trước đó? Ta cùng đóng vai sau đây.
Gv: Chia lớp làm 2 nhóm.( Phân nhiệm vụ: Nhóm trưởng, thư ký,...)
Các nhóm đóng vai theo nội dung sau đây. Sau đó đưa ra thông điệp của nhóm qua nội dung vừa thể hiện.
Nhóm 1: Trong một lần hội ngộ của 3 người: người nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người vô sản ( người công nhân ) trong xã hội tư bản chủ nghĩa, và người lao động trong xã hội Xã hội chủ nghĩa.Họ nói với nhau rằng:
Người nô lệ: Tôi sống và làm việc chỉ như một công cụ của bọn chủ nô. Suốt ngày chúng bắt tôi làm việc như súc vật. Khi nào không cần tôi nữa, họ bán tôi cho ông chủ khác và tôi phải tiếp tục làm việc theo sai bảo của ông chủ mới.
Người công nhân: Tôi cũng phải làm việc suốt ngày nhưng tôi được trả một phần lương. Tuy vậy tiền lương đó chỉ để giúp tôi có thể duy trì cuộc sống, có thêm một phần sức lực để tiếp tục làm việc cho ông chủ tư bản giàu có.Còn tất cả phần lợi nhuận còn lại thì thuộc về các nhà tư bản hết. Họ giàu có và được hưởng nhiều quyền lợi, công nhân làm thuê chúng tôi thật nghèo nàn và không được hưởng quyền lợi gì.
Người lao động: Tôi có quyền tự do làm việc, phát huy hết khả năng và nhận được tiền công theo đúng khả năng làm việc của tôi.Tôi tự do tham gia các hoạt động xã hội và vui chơi giải trí theo sở thích của tôi trong phạm vi pháp luật cho phép.
Nhóm 2: Có sự đối lập của hai gia đình: Nhà ông An giàu có.Ông có quyền tự do làm việc, vui chơi giải trí theo sở thích của mình.
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Lượng
Ngày soạn: 8/2/2009
Ngày dạy:
Tiết 22: Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
* Nắm được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
* Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
* Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
2. Kỹ năng
* Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
3. Thái độ, hành vi
* Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống phá lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa GDCD 11.
* Sách bài tập GDCD 11.
* Giấy Ao, bút dạ...
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam có vai trò gì?
Là học sinh, em thấy mình cần phải làm gì để xây dựng nhà nước ta vững mạnh?
2. Giới thiệu bài.
Mỗi một nhà nước sử dụng một nền dân chủ khác nhau và xã hội Xã hội chủ nghĩa có nền dân chủ mang bản chất khác hẳn với các nền dân chủ trươc đó: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản..Bản chất đó thể hiện những ưu điểm vượt trội của một nền dân chủ toàn diện và triệt để hơn. Vậy bản chất của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa cụ thể như thế nào, tại sao lại gọi là nền dân chủ triệt để và toàn diện hơn các nền dân chủ khác, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
3. Vào bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Gv: Để hiểu được bản chất của nền dân chủ trước tiên cần hiểu dân chủ là gì?
Hs:............
Gv: Khi xã hội có giai cấp và nhà nước thì dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước, không có dân chủ chung chung, phi giai cấp. Trái lại mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ có các chế độ dân chủ như: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Riêng chế độ phong kiến là chế độ quân chủ, không phải là chế độ dân chủ.
Gv: Vậy tại sao lại nói dân chủ Xã hội chủ nghĩa khác về chất so với các nền dân chủ trước đó? Ta cùng đóng vai sau đây.
Gv: Chia lớp làm 2 nhóm.( Phân nhiệm vụ: Nhóm trưởng, thư ký,...)
Các nhóm đóng vai theo nội dung sau đây. Sau đó đưa ra thông điệp của nhóm qua nội dung vừa thể hiện.
Nhóm 1: Trong một lần hội ngộ của 3 người: người nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người vô sản ( người công nhân ) trong xã hội tư bản chủ nghĩa, và người lao động trong xã hội Xã hội chủ nghĩa.Họ nói với nhau rằng:
Người nô lệ: Tôi sống và làm việc chỉ như một công cụ của bọn chủ nô. Suốt ngày chúng bắt tôi làm việc như súc vật. Khi nào không cần tôi nữa, họ bán tôi cho ông chủ khác và tôi phải tiếp tục làm việc theo sai bảo của ông chủ mới.
Người công nhân: Tôi cũng phải làm việc suốt ngày nhưng tôi được trả một phần lương. Tuy vậy tiền lương đó chỉ để giúp tôi có thể duy trì cuộc sống, có thêm một phần sức lực để tiếp tục làm việc cho ông chủ tư bản giàu có.Còn tất cả phần lợi nhuận còn lại thì thuộc về các nhà tư bản hết. Họ giàu có và được hưởng nhiều quyền lợi, công nhân làm thuê chúng tôi thật nghèo nàn và không được hưởng quyền lợi gì.
Người lao động: Tôi có quyền tự do làm việc, phát huy hết khả năng và nhận được tiền công theo đúng khả năng làm việc của tôi.Tôi tự do tham gia các hoạt động xã hội và vui chơi giải trí theo sở thích của tôi trong phạm vi pháp luật cho phép.
Nhóm 2: Có sự đối lập của hai gia đình: Nhà ông An giàu có.Ông có quyền tự do làm việc, vui chơi giải trí theo sở thích của mình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Bích Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)