GA-11

Chia sẻ bởi Phan Khang | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: GA-11 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Tiết thứ hai mươi hai +hai mươi ba:
Nền dân chủ xã hội Chủ nghĩa.
(2 tiết)
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nêu được bản chất của nền dân chủ XHCN.
- Nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được dân chủ có hai hình thức: Dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp.
2. Về kỹ năng
- Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội phù hợp với lứa tuổi của mình.
3. Về thái độ:
- Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ , phê phán các hành vi xuyên tạc chống phá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II.Tài liệu và phương tiện.
- SGK GDCD lớp 11
- Sách giáo viên.
- Tranh ảnh, số liệu liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy - học.
Tiết 1
1. định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
+ Nhà nước pháp quyền XHCN có vai trò gì trong hệ thống chính trị nước ta?
+ Em hãy nêu một vài ví dụ thể hiện nhà nước của dân do dân và vì dân ?

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Nền dân chủ là thành quả của sự phát triển lâu dài của lịch sử, nó kế tục những tinh hoa của thời kỳ trước và được phát triển trong điều kiện của lịch sử đương thời. Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện nền dân chủ con người đã có khát vọng vươn tới một xã hội tốt đẹp mà trong đó con người thực sự làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ xã hội, nền dân chủ ấy chỉ có ở chế độ chủ nghĩa xã hội, chúng ta sẽ học ở bài hôm nay
2. Dạy bài mới.
Hoạt động 2: Dạy bài mới.


Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt được



- GV : Từ khi xã hội phân chia làm giai cấp, quyền lực xh chủ yếu tập trung trong tay g/c thống trị. G/c bị trị phải thường xuyên đấu tranh đòi quyền lợi cho mình. Do đó thực chất của lịch sử loài người là lịch sử của mở rộng nền dân chủ. Vậy dân chủ là gì?
- HS : trả lời
- GV : Để duy trì sự thống trị của mình, g/c thống trị một mặt dùng s/mạnh của nhà nước để đè bẹp mọi sự phản kháng của g/c bị trị, một mặt trao cho giai cấp bị trị một ít quyền lực theo định hướng của g/ thống trị. Do đó dân chủ bao giờ cũng mang tính giai cấp.
- GV : Trình độ dân chủ phụ thuộc vào đâu?
- HS : trả lời
- GV chuyển ý : Như vậy theo quy luật nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân. Chúng ta tìm hiểu bản chất của nền dân chủ XHCN


- GV : Bản chất của nền dân chủ XHCN là gì?


- Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện ntn?







- Chia lớp làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Hoàn thành bảng sau:
Lĩnh vực Nội dung Biểu hiện
Chính trị
+ Nhóm 2: Hoàn thành bảng sau:
Lĩnh vực Nội dung Biểu hiện
Kinh tế
+ Nhóm 3: Hoàn thành bảng sau:
Lĩnh vực Nội dung Biểu hiên
Văn hoá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Khang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)