GA 10NC Tiết 10

Chia sẻ bởi Hồng Minh | Ngày 25/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: GA 10NC Tiết 10 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP
VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Viết được công thức trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Biết được phương pháp giải bài tập về động học chất điểm.
- Biết cách vận dụng giải được các bài tập trong chương trình.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện óc phân tích, tổng hợp và tư duy logic.
- Biết cách trình bày kết quả giải bài tập.
3. Thái độ
Nghiêm túc học tập theo hướng dẫn của giáo viên
CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các đề bài tập trong sgk và ở ngoài.
- Biên soan câu hỏi kiểm tra các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều dưới dạng trắc nghiệm.
- Biên soạn sơ đồ các bước cơ bản để giải một bài tập.
2. Học sinh
- Kỹ năng chọn hệ quy chiếu.
- Kiến thức toán học giải phương trình bậc hai.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
Soạn câu hỏi trắc nghiệm phần cho kiểm tra bài cũ,củng cố bài.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn giảng, vấn đáp,
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: - Viết phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều? Công thức tính vận tốc?
Câu 2: Dạng đồ thị của phương trình toạ độ theo thời gian? vận tốc theo thời gian?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1 SGK.
GV: Cho 1 hs đọc bài toán sgk.
HS: Đọc đề bài ở SGK
GV: Gợi ý đặt câu hỏi cho hs làm việc cá nhân và thảo luận theo nhóm.
HS: Hoạt động nhóm
+ Tóm tắt các thông tin từ bài toán.
+ Tìm hiểu các kiến thức các kỹ năng liên quan bài toán yêu cầu.
GV: Nhận xét đáp án đưa ra các bước giải bài toán.
- Thảo luận nhóm nêu các bước giải bài toán:
* Viết PT chuyển động của vật CĐTBĐĐ:
Bước 1: Chọn hệ quy chiếu (chọn trục tọa độ, chọn gốc tọa độ, chọn gốc thời gian).
Bước 2: Viết phương trình CĐ tổng quát:

Bước 3: Xác định các đại lượng y0, v0, g ( để ý dấu của các đại lượng này).
Bước 4: Thế các đại lượng y0, v0, g vào phương trình CĐ ta được kết quả.
GV: Yêu cầu HS nêu phương pháp giải câu a.
HS: Tiến hành làm bài tập
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
- Yêu cầu HS nêu phương pháp giải câu b (gợi ý: từ phưng trình chuyển động ta nhận định về dạng của đồ thị, khi vẽ đồ thị ta cần chọn một số điểm đặc biệt mà đồ thị đi qua. Biết dạng đồ thị và một số điểm đặc biệt ta tiến hành vẽ đồ thị
HS: Thảo luận nhóm đưa ra phương pháp vẽ đồ thị
a. Đồ thị tọa độ thời gian
Bước 1: Nhận định dạng đồ thị.
Bước 2: Xác định các điểm đặc biệt mà đồ thị đi qua
+ Điểm ném vật (t = 0; y = y0)
+ Điểm chạm đất ( t = t2 ; y = 0), với t2 là nghiệm dương của phưng trình.
+ Đỉnh parabol (t = t1 = -v0/g ; ymax = y1)
Bước 3: Vẽ đồ thị tọa độ thời gian.
* Đồ thị vận tốc thời gian
Bước 1: Viết công thức xác định vận tốc (nếu có)
v = v0 + gt
Bước 2: Đồ thị là đường thẳng đi qua các điểm (t = 0; v = v0), ( t = t1 = -v0/g; v = 0), (t = t2; v = v2 = v0 + gt2) Với v2 là vận tốc lúc chạm đất
Bước 3: Vẽ đồ thị vận tốc thời gian.
GV: Lưu ý : HS phân biệt đồ thị của phương trình chuyển động với quỹ đạo của vật.
Từ đồ thị tọa độ thời gian và vận tốc thời gian đã vẽ, yêu cầu HS mô tả chuyển động của vật
Mô tả chuyển động của vật theo từng giai đoạn chuyển động.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2 SGK.
GV : Cho hs đọc đề bài 2 sgk, xem H6.4
HS: Đọc đề bài và tóm tắt bài toán
GV: Hướng dẫn hs cách tính.
HS: Tham khảo phần giải ở SGK
GV: Nêu ý nghĩa của cách đo gia tốc. Cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồng Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)