G/A Ly 6 (chon bo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Tài | Ngày 25/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: G/A Ly 6 (chon bo) thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

HỌC KÌ I
TuầnI: Ngày soạn:17/ 08/ 2012
Ngày dạy: Sáng 20 / 08/ 2012. Tiết 2 lớp 6B; Sáng 24/ 08/ 2012. Tiết 3 lớp 6A.

Tiết 1: Bài1: ĐO ĐỘ DÀI
A. Mục tiêu bài dạy:
1) Kiến thức: -H/S biết xác định được giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của dụng cụ đo.
- Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường, theo qui tắc đo.
2) Kỹ năng : + Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
- HS phải đo độ dài đúng theo quy trình sau
+) Ước lượng chiều dài cần đo.
+) Chọn thước đo thích hợp
+) Xác định được giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của thước đo.
+) Đặt thước đo đúng.
+) Đặt mắt nhìn và đọc kết quả đo đúng.
+) Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
3) Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
*Mỗi nhóm học sinh - Một thước kẻ có ĐCNN đến mm. Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 em. Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “ Kết quả đo độ dài”
* Giáo viên: Thước thẳng , thước dây…
C. Các hoạt động dạy học :
HĐ1 : Giới thiệu bài học(3’)
- GV : Giới thiệu nôi dung chương trình bộ môn vật lý 6, và các yêu cầu của bộ môn.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh

HĐ 2:Tổ chức tình huống học tập(3`)

- Yêu cấu HS mở SGK trang 5 . Cùng trao đổi xem trong chương 1 cần nghiên cứu những vấn đề gì.

- Yêu cầu HS quan sàt trang vẽ trang 6 và đọc kĩ đối thoại của 2 chị em.

? Câu chuyện của 2 chị em nêu vấn đề gì

? Hãy nêu phương án giải quyết
GV: Đơn vị đo , dụng cụ đo độ dài là gì. Bài học hôm giúp ta trả lời câu hỏi này.
- Đọc tài liệu.
- Đại diện HS nêu các vấn đề cần nghiên cứu.
- Quan sát tranh vẽ đọc lời đối thoại của 2 chị em

- Làm thế nào để đo chính xác độ dài đoạn dây.
- Phải thống nhật đơn vị đo, cách đo , cách đọc kết quả, dụng cụ đo


HĐ3: Ôn lại và ước lượng độ dài của một đơn vị đo độ dài. (5`)

GV: Y/C HS tự ôn tập
HS: Hoạt động cá nhân tự ôn tập mục I. Đơn vị đo độ dài

HĐ4: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài(7’)

GV: Tại sao trước khi đo độ dài chúng ta lại thường phải ước lượng độ dài cần đo?




Yêu cầu HS quan sát H 1.1 và trả lời câu hỏi C4




- Yêu cầu HS đọc khái niệm về GHĐ và ĐCNN
? GHĐ của thước là gì. ĐCNN của thước là gì.

GV: Treo tranh vẽ to của thước và giới thiệu cách xác định ĐCNN, GHĐ của một thước.
? Tự xác định GHĐ cà ĐCNN của thước mà em đang có.
- Yêu cầu HS đọc C6
- HS tự làm việc cá nhân.

? Vì sao em lại chọn thước đó
- Yêu cấu HS đọc C7 và trả lời

GV: Việc chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp với độ dài vật cần đo giúp ta đo chính xác hơn.
II/ Đo độ dài
1) Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
C4:
-Thợ mộc dùng thước dây, HS dùng thước kẻ, người bán vải dùng thước mét để đo
-HS đọc - nghiên cứu tài liệu.
* GHĐ của thước là độ dài lớn nhất nghi trên thước
* ĐCNH của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước

C5: Đại diện cá nhân nêu kết quả
- Đọc C6
- Đại diện trả lời
- Đo chiều rộng của cuốn sách vật lý 6 dùng thước 2 có ĐCNN là 1mm và GHĐ là 20cm
-Đo chiều dài của cuốn sách vật lý dùng thước 3 có GHĐ 30cm và ĐCNH 1mm
-Đo chiều dài bàn học dùng thước 1 có GHĐ 1m và ĐCNN là 1cm
-Vì mỗi thước chỉ được chọn một lần, nếu đo nhiều lần kết quả không chính xác
-Đọc C7
- Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)