FORM_ACCE

Chia sẻ bởi Lê Khiêm | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: FORM_ACCE thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

THIẾT KẾ GIAO DIỆN
(Form - Biểu mẫu)
- Một công cụ thiết kế giao diện cho người sử dụng phần mềm
- Bộ phận giao tiếp giữa người sử dụng với ứng dụng.
Các vấn đề cần nghiên cứu
Các khái niệm về Forms
Sử dụng Form wizard
Sử dụng Form designview
Kỹ thuật Sub-form
Các thành phần của Form
Nội dung cần nắm
Các khái niệm về Form, về thiết kế giao diện, về lập trình trực quan, hướng đối tượng
Kỹ năng tạo các dạng Form:
Form nhập dữ liệu
Form điều khiển, xử lý dữ liệu theo những yêu cầu của bài toán thực tế đặt ra.
1. Khái niệm về Forms
Khi sử dụng một ứng dụng, đa phần công việc của người dïng làm trên các hộp thoại (dialogue), cửa sổ (windows) cả 2 thành phần này trong lập trình đều được gọi là form.
Với người sử dụng form là giao diện để sử dụng phần mềm
Với những người phát triển phần mềm, form là những cái mà họ phải nghĩ, phải thiết kế và tạo ra sao cho người sử dụng cảm thấy rất thoải mái, phù hợp và dễ sử dụng
Công dụng của Form
Thể hiện việc cập nhật dữ liệu cho các bảng
Tổ chức giao diện chương trình
Nguồn dữ liệu cho Form
Với Form cần nguồn dữ liệu: nguồn dữ liệu là bảng (table) hoặc truy vấn (query)
Với Form dạng để tổ chức giao diện chương trình không cần nguồn dữ liệu
Cấu trúc một Form
Form có nhiều loại điều khiển:
Hộp văn bản (Text)
Nhãn (Label)
Nút lệnh (Command Button)
Hộp lựa chọn (Combo Box)
Hộp danh sách (List Box)
Có hai môi trường tạo Form
- Sử dụng trình Form Wizard. Đây là cách rất đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng giúp tạo nhanh một Form. Tuy nhiên Form được tạo ra có nhiều hạn chế, không gần gũi với yêu cầu của người sử dụng
- Sử dụng trình Form Design View - một công cụ tương đối hoàn chỉnh để tạo ra các form đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của người sử dụng.
2. Sử dụng FORM WIZARD

Form wizard là công cụ trên Access giúp người sử dụng nhanh chóng và dễ dàng tạo ra một Form làm giao diện nhập dữ liệu cho các bảng trên CSDL.
Các bước để tạo một form nhập dữ liệu cho bảng hoadon trong CSDL HOADON (ta phải chắc chắn đã tạo hoàn chỉnh cấu trúc CSDL trên):

2. Sử dụng FORM WIZARD
Bước 1:
Kích hoạt trình Form Wizard
Ở thẻ Forms, nhấn nút New, chọn Form Wizard, nhấn OK (hoặc nhấn đúp chuột)

Hình 1: Chọn Form Wizard
Nhấn đúp chuột vào đây
Chọn bảng nào, truy vấn nào
Chọn bảng:
Nơi các trường cần đưa lên form để nhập dữ liệu ở hộp: Tables/Queries,
Hoặc có thể chọn Query khi cần trích lọc thông tin theo mong muốn
Hình 2: Chọn bảng hoặc query
Bước 2:
Chọn những thông tin cần đưa lên Form
2. Sử dụng FORM WIZARD (tiếp)
Hình 3: Chọn những thông tin cần đưa lên Form


Từ danh sách Available Fields: sang danh sách Selected Fields: bằng các nút lệnh: >, >>, <, <<;
Hãy làm lần lượt đến khi chọn được đủ các trường cần nhập dữ liệu lên form.
Để tiếp tục nhấn Next;
Đưa các trường cần nhập thông tin lên form
Bước 3: Chọn bố cục (Layout) cho form.
Có 4 kiểu bố cục có thể thiết lập được
cho form là:
Columnar
Tabular
Datasheet
Justified
Chọn kiểu bố cục
Hãy lần lượt nhấn lên từng kiểu bố cục (hình dưới)
Xem kết quả minh hoạ (Preview) ở hộp chữ nhật bên trái hộp thoại, quyết định nên chọn loại nào
Chọn xong nhấn Next để tiếp tục;
Chọn kiểu bố cục Form
Bước 4:
Chọn kiểu dáng (Style) cho form
Có một danh sách các kiểu dáng để chọn.
Hãy thử từng kiểu dáng và chọn cho form một phong cách phù hợp
Chọn xong nhấn Next:
Xem, chọn kiểu dáng mong muốn
Bước 5: Hoàn thiện công việc:
Có thể gõ vào tên gọi cũng như tiêu đề cho form ở hộp What title do you want for your form?
Có thể tuỳ chọn kích hoạt ngay Form vừa tạo nếu chọn Open the form to view or enter information
Hoặc mở form ra ở chế độ Design view để sửa
cấu trúc nếu chọn mục Modify the forms design
Nhấn Finish để hoàn tất toàn bộ công việc.
Chú ý

Quan trọng nhất là bước 1, 2.
Từ bước 3 trở đi có thể bỏ qua bằng cách nhấn Finish ngay từ bước 2 nếu đảm bảo toàn bộ các thiết lập từ bước 3, 4, 5 là phù hợp.
Sử dụng form đã tạo được
vào việc nhập dữ liệu:
Chọn form, nhấn nút Open. Nếu form đang ở chế độ thiết kế có thể nhấn nút View trên thanh công cụ. Lúc này có thể sử dụng form để cập nhật dữ liệu:
Tại mỗi thời điểm, form nhập dữ liệu chỉ hiển thị giá trị của một bản ghi. Ta có thể nhập, sửa trực tiếp các trường của bản ghi hiện tại trên form này.
Thanh định hướng (Navigator bar)
- Nút để chuyển đến bản ghi kề sau;
- Nút để chuyển đến bản ghi kề trước;
- Nút để chuyển về bản ghi đầu tiên;
- Nút để chuyển đến bản ghi cuối cïng;
- Nút để thêm một bản ghi mới
3. Sử dụng FORM DESIGN VIEW

Để tạo ra được form mang tính chuyên nghiệp và đáp ứng được sát yêu cầu thực tế, bắt buộc phải sử dụng đến Form Design View.

Nói như vậy không có nghĩa là
không dùng đến Form Wizard để tạo form, mà trong nhiều tình huống vẫn dùng Form Wizard rồi sử dụng đến Form Design View để tiếp tục hoàn thiện theo yêu cầu.
Sử dụng Form Design View.
3.1 Thiết kế Form nhập dữ liệu đơn giản

Chúng ta sẽ tìm hiểu cách thiết kế một form nhập dữ liệu đơn giản thông qua yêu cầu:
Tạo form dùng làm mẫu nhập dữ liệu cho bảng.
Ví dụ
Có 3 thành phần quan trọng để làm việc:
Cửa sổ Form
Thanh công cụ ToolBox
Cửa sổ Properties
Tool Box
Cửa sổ Form
Cửa sổ Properties
3 cửa sổ khi thiết kế Form
(1) Cửa sổ Form
Nơi sẽ thiết kế và xây dựng các thông tin cần thiết cho Form
Toàn bộ các thông tin trên form đều được chứa trong các đối tượng điều khiển (Control)
Các đối tượng này được lấy từ thanh công cụ Toolbox (sẽ trình bày sau)
(2) Thanh công cụ Toolbox (nhấn View / ToolBox)
Là nơi chứa những đối tượng, những công cụ cụ thể
đưa lên form với mục đích thiết kế giao diện và điều khiển dữ liệu theo bài toán. Ví dụ: muốn tạo mục nhập Họ tên trên form có thể dùng đối tượng Textbox,
Muốn đưa một chú thích (nhãn hiển thị) có thể dùng Label, muốn tạo một nút lệnh có thể dùng CommandButton,
Mỗi đối tương sẽ có tập các thuộc tính (Properties) và tập các sự kiện (Events). Thuộc tính để mô tả tính chất cho đối tượng đó, ví dụ như: màu sắc, kích thước, tính chất dữ liệu,.. Sự kiện- nơi có thể gắn các mã lệnh VBA hoặc gắn các Macro lệnh để xử lý những công việc nào đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ việc sử dụng các sự kiện trong phần lập trình VBA
(3) Cửa sổ Properties
(nhấn nút Properties hoặc nhấn đúp ô vuông giao giữa hai thước)
Nơi có thể thiết lập các thuộc tính (properties) cho form cũng như các đối tượng trên form.
Bước 2: Thiết lập nguồn dữ liệu cho form
ở thuộc tính Record Source.
Form đang thiết kế là loại để nhập dữ liệu, bước này để xác định nguồn dữ liệu để form làm việc. - Chọn thuộc tính form bằng cách chọn tên đối tượng Form ở hộp chọn Object trên thanh công cụ Formatting:
Hoặc nhấn chuột lên ô vuông – vị trí giao giữa 2 thước kẻ ngang-dọc của form đang thiết kế. Làm sao khi tiêu đề cửa sổ Properties là Form .
Thiết lập thuộc tính Record Source cho form bằng cách chọn tên bảng ở hộp Record Source. Có thể tìm thuộc tính này ở thẻ Data - chỉ những thuộc tính liên quan đến dữ liệu; hoặc thẻ All- có đầy đủ tất cả các thuộc tính và sự kiện:
a. Sửa thuộc tính
Mở form để sửa ở chế độ thiết kế (Design view)
Ví dụ:
Sửa nhãn (Label): thuộc tính Caption
Thay đổi kích thước đối tượng (Resize):
Kích thước của đối tượng thường được mô tả ở thuộc tính: Height - chiều cao và With - chiều rộng. Tuy nhiên ta hoàn toàn có thể thay đổi kích thước đối tượng
một cách trực quan bằng chuột.
Di chuyển đối tượng:
Mỗi đối tượng nằm trên form đều được xác định bởi một toạ độ, toạ độ này được
thể hiện qua 2 thuộc tính: Top - khoảng cách từ tiêu đề form đến đối tượng và Left
Thay đổi Font chữ:
Thay đổi màu nền:
BackColor. Tuy nhiên hoàn toàn có thể thiết lập màu nền một cách nhanh chóng ở
hộp FillBack Color trên thanh Formatting.
Thay đổi màu chữ (ForeColor)
Bước 3: Mở cửa sổ Field List (nhấn vào nút Field List)
3.2 Tinh chỉnh cấu trúc Form
Khi thiết kế một form, đòi hỏi lập trình viên không những phải tạo ra được form đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về xử lý dữ liệu của bài toán,
Đáp ứng tính thẩm mỹ. Tuỳ thuộc vào bài toán, vào đối tượng người sử dụng mà thiết kế những kiểu giao diện thân thiện.
Thanh công cụ Toolbox và cửa sổ Properties là những công cụ cần thiết để thiết kế giao diện.
Bước 4: Đưa những trường cần nhập dữ liệu từ cửa sổ Field List lên Form đang thiết kế
Dùng chuột kéo từng trường muốn thiết kế lên form từ cửa sổ Field List thả lên vị trí hợp lý trên form (với bài này phải kéo toàn bộ các trường lên form).
Lúc này cửa sổ thiết kế form có dạng:
Mỗi khi kéo một trường từ Field List lên form, Access sẽ tự động tạo một đối tượng gắn kết tới trường dữ liệu tương ứng, đối tượng này có thể là Textbox, Combobox hay đối tượng khác tuỳ thuộc vào kiểu dữ liệu của trường tương ứng; và đối tượng Label đi kèm nhằm tạo nhãn chú thích cho trường dữ liệu.

Cửa sổ Field List
Cửa sổ Field List có chứa danh sách các trường trên CSDL có trong nguồn dữ
liệu của Form.
Nó hỗ trợ việc đưa những trường dữ liệu này lên form để nhập và hiển thị dữ liệu rất tốt. Trong trường hợp này ta dùng để đưa những trường cầp nhập dữ liệu từ bảng Sanpham lên form.
Nếu chưa thấy cửa sổ này xuất hiện, hãy thực hiện hiển thị nó bằng cách mở thực
đơn View | Field List hoặc nhấn nút Field List trên thanh công cụ chuẩn.
Đến đây đã tạo xong form nhập dữ liệu đơn giản cho một bảng.

39
b. Sử dụng Command Button Wizard
(tạo nút lệnh cho Form)
Nút lệnh (Command Button) thường được dùng để lập trình xử lý các công việc
nào đó.
Ví dụ: khi nhấn lên nút - một Bảng lương, Bảng San pham sẽ được in ra hoặc
khi nhấn nút - form đang làm việc sẽ được đóng lại. Muốn vậy, người
lập trình phải viết các lệnh phía sau nút đó, để làm sao khi nhấn lên nút, các lệnh sẽ được thi hành để điều khiển công việc như yêu cầu. Control Button Wizard sẽ giúp
tạo một số loại nút lệnh mà không cần biết đến lập trình. Dưới đây là các bước sử
dụng:
Ví dụ: Tạo nút:
Trước khi sử dụng tính năng này, phải đảm bảo nút Control Wizard trên thanh
công cụ ToolBox đã được nhấn chìm xuống:

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)