EM YEU LICH SU VIET NAM

Chia sẻ bởi Trần Quang Huy | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: EM YEU LICH SU VIET NAM thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

GỢI Ý
LÀM BÀI CUỘC THI “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”
Để các em học sinh làm tốt bài thi Em yêu Lịch sử Việt Nam do Sở giáo dục và đào tạo Nam Định phát động thầy xin gợi ý các em một số nội dung sau:
 1. Câu 1:
Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Em hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà em tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.
Chắc các em còn nhớ câu ca dao
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng Mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”./.
 Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.  Những điều tâm đắc nhất về thời đại Hùng Vương: Em lựa chọn một trong những câu chuyện sau: Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mỵ Châu Trọng Thủy, Bánh chưng bánh dày… Chọn những chi tiết đặc sắc, mang ý nghĩa để trình bày.
2. Câu 2: Em hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
  - Rất nhiều sự kiện xin gợi ý các em một số sự kiện sau: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền. Cuộc kháng chiến chống quân Xâm lược Tống (thơi Lý). Ba lần chiến thăng quân xâm lược Mông- Nguyên (thời Trần). Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn (thời Lê). Chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa của Quang Trung. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (3/2/1930). Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Đại thắng mùa xuân năm 1975.
  - Viết cảm nhận theo hướng sau:
+ Tóm tắt nhứng nét chính sự kiện lịch sử.
+ Nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của sự kiện.
+ Lòng tự hào dân tộc của bản thân.
3. Câu 3: 
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, em yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó.
Trong lịch sử có rất nhiều  nhân vật lịch sử xin giới thiệu một số vật lịch sử sau: - Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiết, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám…
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lương Dình Của, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Chí Thanh…
- Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng…
4. Câu 4:
 Ở tỉnh, thành phố quê hương em có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Em hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà em ấn tượng nhất. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó?
 Ở tỉnh ta có những di sản văn hóa như:
Tượng đài Trần Hưng Đạo: Được đặt tại quảng trường 3-2 (TP Nam Định), bên hồ Vỵ Xuyên. Bức tượng được đúc bằng đồng nguyên chất với trọng lượng khoảng 21 tấn, có chiều cao 10,22 m đặt trên bệ cao 6,5 m.
Cột cờ Nam Định- Di tích Lịch sử văn hoá tiêu biểu của Thành Nam văn hiến: Được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp Quốc gia vào ngày 28/4/1962.
Vườn quốc gia Giao Thuỷ: Tháng 12/2004, Tổ chức UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng ven biển châu thổ sông Hồng.
Đền Trần: là một đền thờ tại đường Trần Thừa phường Lộc Vượng thành phố Nam Định. Lễ hội ở đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Phủ Dầy: là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Thành ngữ dân gian một số nơi ở miền Bắc có câu:
Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ
Cha là Trần Hưng Đạo, còn Mẹ chính là bà Chúa Liễu Hạnh.
* HS lựa chọn, giới thiệu một trong các di sản văn hóa tiêu biểu của Nam Định.
* Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải:
- Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá, ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hoá ở địa phương.
- Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)