E.NC. Hội thoại Anh - Việt. Cách nói rào đón

Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành | Ngày 02/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: E.NC. Hội thoại Anh - Việt. Cách nói rào đón thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


















Đ
ể cho một cuộc hội thoại thành công thì mỗi bên tham gia hội thoại cần tuân thủ những nguyên lí nhất định trong hội thoại. Đó chính là nguyên lí cộng tác (cooperative principle) và nguyên lí lịch sự hay chúng ta còn có thể gọi là phép lịch sự (politeness). Có những kiểu diễn đạt mà người nói dùng để ghi nhận rằng họ có nguy cơ là không gắn bó đầy đủ với những nguyên tắc cộng tác này. Những kiểu diễn đạt như vậy được gọi là lời rào đón hay cách nói rào đón (hedges). Chính vì thế, trong bài viết này chúng tôi muốn trao đổi về lời rào đón dựa trên nguyên lí cộng tác và phép lịch sự trong hội thoại Anh - Việt.
H.P.Grice là người đề xướng ra nguyên lí cộng tác hội thoại vào năm 1967 và sau này được ông ta xuất bản thành sách "Lô gic và hội thoại" (Logic and conversation) vào năm 1975. Nguyên lí cộng tác của Grice (1975) có 4 phương châm (4 maxims): lượng (quantity), chất (quality), quan hệ (relation), cách thức (manner). Còn P.Brown và S. Levinson là hai tác giả có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về phép lịch sự. Theo P. Brown và S.Levinson thì phép lịch sự trong giao tiếp hội thoại liên quan đến thể diện của người nói và người nghe khi giao tiếp. P. Brown và S. Levinson đã phân biệt hai loại thể diện là thể diện dương tính (thể diện tích cực - positive face) và thể diện âm tính (thể diện tiêu cực - negative face). Thể diện tích cực là những điều mà mỗi thành viên tham gia hội thoại mong muốn mình được khẳng định, được người khác tôn trọng. Thể diện tiêu cực là người tham gia hội thoại mong muốn không bị can thiệp, được hành động tự do theo cách mà mình lựa chọn. Như vậy, có thể nói phép lịch sự chính là tổng thể những cách thức mà những người tham gia hội thoại dùng để giữ thể diện (save face) cho nhau.
Trong tiếng Anh, phương châm chất có tầm quan trọng đối với việc tương tác có chịu sự cộng tác có thể được diễn đạt bằng nhiều cách mà chúng ta sử dụng để chỉ ra rằng những gì chúng ta đang nói ra đó có thể hoàn toàn không xác đáng ví dụ như những lời giáo đầu hay những lời kết thúc mà người Việt quen gọi là "rào trước-đón sau" ở những ví dụ dưới đây là những ghi chú để người nghe quan tâm đến tính không chính đáng của phần trình bày chính. Tuy nhiên, những lời giáo đầu "rào trước" từ 1a - 1c hay những lời kết thúc "đón sau" 1d này được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp bằng tiếng Anh.
1a. As far as I know, they are married.
Theo tôi biết, thì họ đã cưới nhau.
Trong ví dụ 1a, "theo tôi biết" được dùng để đưa ra tin để ngụ ý thêm rằng sự hiểu biết của tôi trong việc này còn hạn hẹp chưa hẳn đã đúng hoàn toàn như mọi người đã biết tức là lời rào đón ở đây có liên quan đến phương châm hội thoại.
1b. I may be mistaken, but I thought I saw a wedding ring on her finger.
Nếu tôi không nhầm thì tôi nhớ là đã nhìn thấy một chiếc nhẫn cưới trên ngón tay của cô ấy.
1c. I’m not sure if this is right, but I heard it was a secret ceremony in Rome.
Tôi không tin chắc lắm, nhưng tôi đã nghe nói đó là một đám cưới bí mật ở Rôma.
1d. He couldn’t live without her, I guess.
Anh ta đã không thể sống thiếu cô ấy, tôi đoán thế.
Ngữ cảnh hội thoại cho những ví dụ ở [1] có thể là tin đồn gần đây nhất về một đôi vợ chồng mà những người nói này đã được biết đến. Những ghi chú cẩn trọng hay những lời rào đón theo kiểu như vậy cũng có thể được dùng để chỉ ra rằng người nói có ý thức về phương châm chỉ lượng như trong những lời giáo đầu "rào trước" trong 2a-c được tạo ra trong quá trình người nói nhắc đến kì nghỉ gần đây của một người bạn.
2a. As you probably know, I am terrified of bugs.
Chắc là anh biết, tôi chết khiếp với những ý nghĩ điên rồ đó.
2b. So, to cut a long story short, we grabbed our stuff and ran.
Đấy, để khỏi dài dòng, chúng tôi đã vớ lấy đồ đạc của chúng tôi rồi chạy thẳng.
2c. I won`t bore you with all the details, but it was an interesting trip.
Tôi không muốn làm phiền anh bằng các chuyện tỉ mỉ, nhưng đó là một chuyến đi thú vị.
Những yếu tố có liên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)