Duy tân của khang hữu vi va luong khải siêu

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hiếu | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Duy tân của khang hữu vi va luong khải siêu thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM


Cuộc vận động
Duy Tân của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi
Seminar :
Nội Dung
Bối cảnh lịch sử
Diễn biến chính
Kết quả
Đánh giá chung
Tài liệu tham khảo
I. Bối cảnh lịch sử
Sự xâm nhập về kinh tế của các nước Đế quốc đối với Trung Quốc:
Về mặt thuế quan Trung Quốc dần dần mất hết quyền tự chủ.
Các cửa biển của Trung Quốc đều buộc phải mở rộng, cho thương nhân nước ngoài tràn vào nội địa.
Công cuộc đầu tư của tư bản nước ngoài mở rộng.
2. Kinh tế tư bản dân tộc ra đời và phát triển.
Tư bản dân tộc xuất hiện trong ngành công nghiệp ươm tơ.
Một số công xưởng ra đời và phát triển.
Sự xâm nhập của kinh tế tư bản bên ngoài và sự phát triển kinh tế dân tộc đã thúc đẩy quá trình tan rã nhanh chóng của nền kinh tế tự nhiên ở Trung Quốc
3. Sự xâm lược của các Đế quốc.
Các nước Đế quốc tranh nhau xâu xé Trung Quốc-đất
nước đầy tiềm năng.
Chiến tranh Trung- Pháp ( 1884-1885)
Sau khi xâm lược Việt Nam, Pháp có dã tâm dòm
xuống vùng phía Nam giàu có của Trung Quốc nên mở
rộng cuộc chiến tranh.
Năm 1884 Lý Hồng Chương kí điều ước Thiên Tân 1
với Pháp, nhưng chính phủ Mãn Thanh không phê
chuẩn.
Sau nhiều thất bại, tháng 6-1885 nhà Thanh phái Lý
Hồng Chương kí hòa ước với Pháp.
cuộc chiến tranh Trung- Pháp 1884-1885
b) Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895)
Ngày 17/5/1895 Nhật và
Trung quốc kí điều ước
Mã Quan. Đó là một điều
ước nhục nhã, Trung Quốc
càng mất thêm chủ quyền.
Nhân dân Trung Quốc
rất căm phẫn đã chống
lại điều ước trên một cách quyết liệt.

4. Các nước đế quốc phân chia phạm vi thế lực và chính sách " mở cửa" của Mỹ
Các nước đế quốc phân chia phạm vi thế lực
Anh, Pháp được hưởng chung quyền lợi ở hai
tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Anh xây dựng đường sắt
từ Nam Sơn Đông tới Trấn Giang và lưu vực Trường
Giang.
Đức độc quyền xây dựng đường sắt từ Sơn Đông đến Thiên Tân.
Phía Bắc Trường Thành là phạm vi thế lực của đế quốc Nga.
Phúc Kiến là phạm vi thế lực của Nhật.

b) Chính sách "mở cửa" của đế quốc Mĩ
Bất kỳ hàng của nước nào vào Trung Quốc cũng đều chịu chính sách như nhau, là do chỉnh phủ Trung Quốc thu thuế.
Không can thiệp vào lợi ích của các nước theo những điều ước đã ký .
Không được thu thuế theo khu vực của từng nước quá cao.
Sự phân chia "phạm vi thế lực" và chính sách "mở cửa " là đỉnh cao trong âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước Đế quốc.
Lê nin "đã ví sự xâu xé đó như bọn ăn cướp chia nhau của cải trên xác người đã chết ".
Các nước Đế quốc xâu xé cái Bánh ngọt Trung Quốc
Khang Hữu Vi : học giả- chính
khách có xu hướng cải lương người
đề xuất phong trào Duy Tân ở
Trung Quốc. Ông cho rằng
chỉ có cải cách đất nước theo
con đường tư bản chủ nghĩa với
thể chế quân chủ lập hiến như ở
Anh thì mới cứu Trung Quốc thoát khỏi nguy cơ thuộc
địa.
III. Diễn Biến
Lương Khải siêu
Ông còn thành lập tổ chức Cường họp hội và cùng với Lương Khải Siêu lập Bảo quốc hội ở Bắc Kinh đồng thời xuất bản các tạp chí: trung ngoại kỳ văn, vạn quốc kinh báo để giới thiệu nền văn hóa văn minh phương Tây và cổ động cải cách.
Năm 1898 sau nhiều lần bàn bạc với Khang Hữu Vi, vua Quang Tự đã ban bố một loạt pháp lệnh cải cách về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.
Vua Quang Tự 28 tuổi
đang có nhiệt tình và đầy
tham vọng nhà vua muốn
dựa vào phái cải cách làm
một cuộc Duy Tân
để thay đổi xã hội Trung
Quốc đồng thời làm
thay đổi luôn cả địa vị lệ thuộc của mình vào
Từ Hy Thái Hậu.
Từ hy Thái Hậu là người
đứng đầu của phái thủ cựu trong giai
cấp phong kiến hay còn gọi là
phía "Hậu Đảng"
IV. Kết quả:
Những biện pháp cải cách trên có ý nghĩa tiến bộ rất lớn nhằm chuyển biến Trung Quốc từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.
Từ Hy Thái Hậu đã tổ chức chính biến, bắt giam vua Quang Tự và truy nã phái Duy Tân. Phong trào Duy Tân thất bại.
Tử Cấm thành ghi lại dấu ấn của vua Quang Tự
Nguyên nhân thất bại:
Khách quan:
Thực lực kinh tế và thế lực chính trị của giai cấp tư sản yếu kém, chưa có địa vị độc lập trong xã hội, trong khi lực lượng phong kiến quá mạnh.
Phong trào Duy Tân ở Trung Quốc diễn ra khi đất nước đã bị chủ nghĩa Đế quốc nô dịch.
Chủ quan:
Vua Quang Tự và các lãnh tụ đã không dựa vào quần
chúng không phát động phong trào cách mạng trong quần
chúng
Thiếu triệt để và kiên quyết trong quá trình đề ra và thực
hiện mục tiêu Duy Tân.
V. Đánh giá chung
Thất bại của phong trào Duy Tân chứng tỏ Trung Quốc không thể đi con đường Minh Trị duy tân của Nhật Bản.

Nhưng dù thất bại, phong trào Duy Tân vẫn là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử cận đại Trung Quốc về lĩnh vực chính trị, và nhất là về lĩnh vực văn hóa tư tưởng .
Phong trào tuy chưa xóa bỏ được trật tự chế độ phong kiến và vai trò thống trị của nền văn hóa phong kiến ở Trung Quốc, nhưng nó đã làm lung lay trật tự và nền tảng văn hóa đó.

Có thể nói, phong trào Duy Tân cuối thế kỉ XIX là một cuộc giải phóng tư tưởng, góp phần mở đường cho những trào lưu văn hóa và tư tưởng chính trị tiến bộ hơn thâm nhập và phát triển trong xã hội Trung Quốc.
VI. Tài liệu tham khảo.
Lịch sử thế giới cận đại, Nguyễn Văn Hồng- Vũ Dương Ninh, nxb giáo dục Việt Nam 2011.
Lịch sử Trung Quốc, Nguyễn Gia Phu- Nguyễn Huy Quý, nxb giáo dục Việt Nam 2012.
Lịch sử Trung Quốc, Nguyễn Anh Thái, nxb giáo dục Việt Nam 1991.
CẢM ƠN CÔ
VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
Danh sách nhóm:
Trần Thị Bông
Tiêu Thị Bích Lan
Nguyễn Thị Trang
Trần Thị Như Điền
Võ Văn Hậu
Nguyễn Văn Hòa
Nguyễn Thành Tường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)