Duong thi huyen

Chia sẻ bởi Dương Thị Huyền | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: duong thi huyen thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU TÍNH KỊCH
TRONG SỬ THI RAMAYANA
SỬ THI RAMAYANA TRONG LÒNG VĂN HỌC ẤN ĐỘ
Nguồn gốc
Ảnh hưởng của Ramayana trong văn - hóa văn học
TÍNH KỊCH TRONG SỬ THI RAMAYANA
Một số vấn đề khái luận
Tính kịch trong sử thi Ramayana
KẾT LUẬN
Thuyết trình môn Văn học Ấn – Nhật
SỬ THI RAMAYANA TRONG LÒNG VĂN HỌC ẤN ĐỘ
Sử thi Ramayana được truyền tụng từ thế kỉ III-II trước công nguyên.
Trải qua hàng nghìn năm, sử thi đã được ghi chép, gọt giũa, thêm bớt làm cho tác phẩm trở thành tuyệt tác.
Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng một phần tư khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn.
Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Xita.
Nguồn gốc
Ramayana là một thiên anh hùng ca bất hủ. Chính tác giả của nó nhà thơ Vanmiki đã nói: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng người và có thể giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi”.
Ảnh hưởng của Ramayana trong văn - hóa văn học
Nhà văn Ấn Độ R. K. Narayan khi biên soạn sử thi này ra tiếng Anh đã viết ở lời nói đầu : “Chuyện nghe có vẻ khó tin nhưng tôi sẵn sàng nói rằng gần như từng người một trong số năm trăm triệu người sống trên  đất Ấn Độ đều say mê câu chuyện Ramayana ở nhiều mức độ khác nhau. Bất cứ tuổi nào, bất cứ quan điểm nào, học hành giáo dục ra sao, vị trí xã hội như thế nào, ai cũng biết những phần chủ yếu của bản anh hùng ca và khâm phục kính trọng những nhân vật chính của tác phẩm – Rama và Sita… Tác phẩm Ramayana ảnh hưởng tới đời sống văn hoá chúng tôi dưới hình thức này hay hình thức khác, trải qua tất các thời đại… Ramayana có thể gọi là một quyển sách triết lí trường cửu… Ramayana trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất cho các nhà thơ Ấn Độ qua các thế kỉ”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu, lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu..
Theo Bêlinxki, “tính kịch” được bộc lộ bằng sự va chạm, xô đẩy giữa những khuynh hướng thù địch nhau. Và tính kịch trong một vở kịch được thể hiện bằng các yếu tố sau:
TÍNH KỊCH TRONG SỬ THI RAMAYANA
Một số vấn đề khái luận
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ động lực thúc đẩy của hành động, quy định những giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện, trình bày, khai đoan, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm (cao trào), kết thúc (mở nút). Các xung đột thường xuất hiện dưới dạng những va chạm giữa các thế lực hoạt động được mô tả trong tác phẩm.
Hêghen nói: “Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch”
Xung đột kịch
Hành động kịch gắn với các mâu thuẫn xã hội và tính cách, thể hiện thành các hành động, biến cố của nhân vật, tạo thành cơ sở của cốt truyện.
Hành động kịch có thể thiên về bên ngoài dựa trên cơ sở những diễn biến của các sự kiện, cũng có thể thiên về bên trong thể hiện tâm trạng của nhân vật hơn là tình thế thực tiễn cuộc sống của nó.
Hành động kịch
Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng, và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản.
Mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoan (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào), kết thúc (mở nút).
Cốt truyện kịch
Nhân vật trong kịch cũng thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm.
Nhân vật sau khi được giới thiệu sẽ nhanh chóng “nhập” ngay vào tuyến xung đột và bị cuốn vào “guồng hành động” của tác phẩm.
Nhân vật kịch
Ngôn ngữ nhân vật có ba dạng: đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
Ngôn ngữ kịch phải có tính hàm khẩu ngữ, tính hành động, tính hàm súc, tính tổng hợp và phải phù hợp với tính cách nhân vật.
Ngôn ngữ kịch do đó có tính chất tổng hợp, nghĩa là mang cả những yếu tố trữ tình và tự sự nữa.
Ngôn ngữ kịch
Vua của vương quốc KoShala chọn người kế vị, và sự việc bị đi đày của Rama để cha mình thực hiện đúng lời hứa.
Quyết định nhiếp chính thay anh của Bharata
Cuộc chiến đấu chống giải cứu Xita, chiến đấu với quỷ vương Ravana, cuộc tấn công vào Lanka
Cuộc đoàn tự của Rama – Xita và những lời buộc tội của Rama với Xita  Hành động bước lên giàn hỏa thiêu của Xita để chứng minh sự trong trắng
Sự trở về đất mẹ của Xita
Tính kịch trong sử thi Ramayana
Kịch tính trong cốt truyện
Nghệ thuật kịch tính trong sử thi Ramayana thông qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật. Ngôn ngữ diễn tả sự phát triển kịch tính, những xung đột, những diễn biến tâm trạng. Đó là ngôn ngữ của Rama, của Xita, của Hu-nu-man, Lắc-ma-na,… Mỗi người có cách thể hiện riêng nhưng tất cả đều nhằm làm nổi bật sự phát triển kịch tính của sự kiện.
Ngôn ngữ trong sử thi Ramayana còn mạnh mẽ, dứt khoát. Điều đó thể hiện rất rõ trong diễn biến tâm lí của nhân vật.
Ngôn ngữ không chỉ giúp người đọc thấy được sự kịch tính trong sử thi Ramayana mà còn thấy được mâu thuẫn, xung đột, tích cách của nhân vật. Qua ngôn ngữ của nhân vật ta còn thấy được tài năng xây dựng kịch tính của tác giả.
Kịch tính trong ngôn ngữ nhân vật

Hành động của các nhân vật làm bật lên tính cách, biến cố của nhân vật và tạo thành cơ sở của cốt truyện
Trong sử thi Ramayana, hành động của các nhân vật đều nhất quán tiêu biểu là hai nhân vật chính Ra-ma và Xi-ta
Ví dụ trong Đoạn trích Ra-ma buộc tội thuộc chương 79 là một sự hòa quyện giữa tính cách ,ý thức có tác dụng làm cho bộ sử thi vừa giàu kịch tính lại thống nhất tập trung để làm bật lên hình mẫu về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng.
Kịch tính trong hành động nhân vật
Sử thi Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Xita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ nhưng đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng và trái tim nhân hậu. Đặc điểm nổi bật khiến Ramayana sống mãi trong lòng người đọc là sức gợi cảm của nó, với sự kết hợp của yếu tố tưởng tượng kì ảo và việc phản ánh hiện thực khách quan, nét hoang đường đậm màu thần thoại và việc miêu tả tính cách con người trần tục, những cảnh oai hùng, bi tráng và một điều không thể thiếu đó chính là những kịch tính được xây dựng trong tác phẩm.
KẾT LUẬN
Thông qua những cảnh giao tranh chống lại cái ác của hoàng tử Rama và những đọan đối thoại mâu thuẩn của các nhân vật đã đẩy tác phẩm lên đỉnh điểm của những kịch tích cao nhất, nhờ có nghệ thuật kịch tính mà xung đột giữa các nhân vật trong sử thi càng được bộc lộ rõ hơn đặc biệt là bản thân các nhân vật thông qua hành động và ngôn ngữ của mình càng thúc đẩy kịch tính trong tác phẩm thêm phần gay cấn và hấp dẫn, từ đấy càng làm bật lên sức ảnh hưởng vô cùng to lớn của bộ sử thi vĩ đại này.
TÌM HIỂU TÍNH KỊCH
TRONG SỬ THI RAMAYANA
Thuyết trình môn Văn học Ấn – Nhật
Bài thuyết trình kết thúc
Chân thành cảm ơn
sự theo dõi của cô và các bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)