đường lối cmvn, bài 1

Chia sẻ bởi Trần Danh Nam | Ngày 26/04/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: đường lối cmvn, bài 1 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

BÀI 1
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
----
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
a) Sự xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa). Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
b)Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lê nin
- Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lê nin phát triển và trở thành chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ rõ giai cấp công nhân chỉ có thể giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội. Muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng cộng sản. Sự ra đời đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (năm 1848) xác định: những người cộng sản luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào; là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở các nước; họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô sản.
Kể từ khi chủ nghĩa Mác - Lê nin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
c) Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà nước Xô viết dựa trên nền tảng liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich Nga ra đời. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác - Lê nin từ lý luận đã trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới "thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc"2. Cuộc Cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước, và là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản Hunggari (năm 1918), Đảng Cộng sản Mỹ (năm 1919), Đảng Cộng sản Anh, Đảng Cộng sản Pháp (năm 1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Mông Cổ (năm 1921), Đảng Cộng sản Nhật Bản (năm 1922)...
Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức, như Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: "Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê nin"l.
Tháng 3-1919, Quốc tê Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa trên lập trường cách mạng vô sản, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc không những đánh giá cao sự kiện ra đời Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới, mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng Việt Nam "An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Danh Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)