đường lối cm vnam 39-45

Chia sẻ bởi Thanh Nhan | Ngày 27/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: đường lối cm vnam 39-45 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhóm thực hiện:
Bảo Trị
Quỳnh Anh
Lệ Quyên
Kiều Chinh
Thanh Trà
Quỳnh Như


Trường Đại học Nha Trang
Lớp 49TA
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GVGD: Trần Trọng Đạo
Vấn đề: Làm rõ tiến trình nhận thức và phát triển đường lối CM Việt Nam của Đảng thời kỳ 1936-1945
Nha Trang, tháng 5 năm 2009
I- Đảng lãnh đạo phong trào dân chủ (1936-1939)
Hoàn cảnh lịch sử:
*Tình hình thế giới
Sự ra đời của CN Phát xít
Phong trào CMTG phát triển
ĐH lần 7 của Quốc tế Cộng sản
- Chính phủ tiến bộ của Pháp ra đời
*Tình hình trong nước:
Phong trào CM cả nước được khôi phục và phát triển
Đảng tích cực khôi phục và đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức cơ sở Đảng
Chủ trương mới của Đảng
(Hội nghị TW2 7/1936)
1/Kẻ thù trước mắt: Bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai

2/Nhiệm vụ trước mắt: Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình


3/ Phương pháp đấu tranh:
Tổ chức bí mật không hợp phápcông khai hợp pháp và nửa hợp pháp

4/ Thành lập mặt trận mới:
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế rộng rãi
Chủ trương mới của Đảng
(Hội nghị TW2 7/1936)
Đảng lãnh đạo phong trào dân chủ dân sinh(1936-1939)
Phong trào
dân chủ dân sinh
Đông Dương
Đại Hội
Đón Đoàn đại biểu
CP Pháp
Xuất bản lưu hành
sách báo công khai
Đấu tranh
nghị trường
1/ Phong trào Đông Dương Đại hội

Là ĐH Đại biểu các giai tầng toàn Đông Dương do Đảng triệu tập và chủ trì
*Mục đích:
+ Củng cố khối đoàn kết Đông Dương
+ Giúp Đảng nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng nhân dân Đông Dương để đề ra chủ trương đường lối phù hợp

2/ Phong trào đón Đoàn Đại biểu CP Pháp
Đảng phát động nhân dân toàn nước Việt Nam xuống đường bằng hình thức “Mít tinh, đón rước đoàn đại biểu CP Pháp”
*Mục đích:
+ Tăng cường đoàn kết toàn dân
+ Thị uy biểu dương lực lượng chính trị
+ Tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, vận động nhân dân theo Đảng
3/ Đấu tranh nghị trường
Đưa người của mình vào các cơ quan của địch
*Mục đích:
+ Bảo vệ quyền lợi nhân dân ta, vạch trần tội ác nhà cầm quyền Pháp
+ Tạo tiếng vang để phát động quần chúng nhân dân
+ Biết được âm mưu của Pháp để tìm đối sách phù hợp
4/ Xuất bản, lưu hành sách báo công khai
Đảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ
động trên lĩnh vực hoạt động báo chí
công khai

*Mục đích:
+ Phản ánh thực trạng đời sống nhân dân lúc bấy giờ
+ Hướng dẫn nhân dân quần chúng đấu
tranh đòi quyền dân chủ
+ Tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin

Hoàn cảnh
lịch sử
Nhật vào Lạng Sơn
9 - 1940
II- Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền (1939 – 1945)
1. Chủ trương chiến lược mới của Đảng:
Hội nghị Ban chấp hanh Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/ 1939):
_ Hoàn cảnh lịch sử:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
+ Pháp thi hành chính sách cai trị thời chiến làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp trở nên gay gắt

a. NỘI DUNG HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 (11 - 1939)
THÀNH LẬP MTDTTN PHẢN ĐẾ ĐÔNG DƯƠNG
ĐÁNH ĐỔ
THỰC DÂN GIÀNH ĐLDT
TỔ CHỨC BÍ MẬT BẤT HỢP PHÁP
“Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”.
(NQTW 6)
Hội nghị 6 được triệu tập tại Bà Điểm – Hóc Môn – Gia Định do Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
_ Nội dung hội nghị:
+ Về vấn đề dân tộc: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Vũ trang bạo động để giành chính quyền
+ Thành lập Mặt trận phản đế
+ Khẩu hiệu đấu tranh: tịch thu ruộng đất, lập chính quyền cộng hòa dân chủ
PHÁP VÀ NHẬT CÙNG THỐNG TRỊ NHÂN DÂN ĐÔNG DƯƠNG
Nhật vào Lạng Sơn
9 - 1940
Quân Pháp ở Yên Thế 1940
DÂN TA
MỘT CỔ
HAI TRÒNG
Đội du kích Bắc Sơn
2 - 1941
Hội nghị 7 diễn ra từ 6 – 9/11/1940 tại Bắc Ninh do Trường Chinh chủ trì.
_ Nội dung hội nghị:
+ Kẻ thù: thực dân Pháp và phát xít Nhật
+ Vũ trang bạo động để giành chính quyền
+ Khẩu hiệu đấu tranh: đánh Pháp đuổi Nhật
+ Tán thành Hội nghị 6 về việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
+ Hoãn cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, duy trì và phát triển lực lượng du kích Bắc Sơn
Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940). Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến [sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, hy sinh ngày 28/8/1941]. Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
c. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941):
_ Hoàn cảnh lịch sử:
+ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 diễn ra với mức độ ngày càng ác liệt và quy mô rộng lớn
+ Phong trào đánh Pháp – đuổi Nhật của nhân dân ta đang có đà phát triển mới.

NGUY?N �I QU?C V? NU?C V� CH? TRè H?I NGH? TRUNG UONG 8
Cột mốc 108 NAQ
về nước 28 - 1 - 1941
Lán Khuối nậm nơi họp
hội nghị TW 8 (5-1941)

NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8
Trường Chinh
được cử làm
Tổng bí thư của Đảng



► Thành lập Nhà nước riêng Ở Việt
Nam thành lập nước VNDCCH

► Thành lập mặt trận riêng. Ở Việt
Nam thành lập mặt trận Việt Minh

► Xúc tiến xây dựng lực lượng
vũ trang



Hội nghị 8 được triệu tập từ 10 – 19/5/1941 tại Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
_ Nội dung hội nghị:
+ Về vấn đề dân tộc: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Về tính chất cách mạng: cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, lấy lá cờ đỏ sao vàng làm cờ toàn quốc.
+ Về vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất: thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước.
+ Về khởi nghĩa vũ trang: Tiến hành khởi nghĩa từng phần ở từng địa phương mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn
+Về xây dựng Đảng: Gấp rút đào tạo, tăng thêm thành phần vô sản trong Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo cách mạng
HỘI NGHỊ TW VI
11/1939
HỘI NGHỊ TW VII
11/1940
HỘI NGHỊ TW VIII
5/1941
Đánh đổ đế quốc và tay sai giành độc lập dân tộc
Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc
Thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh)
Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Xây dựng Đảng lớn mạnh về mọi mặt

Đảng lãnh đạo phong trào chống Pháp - Nhật, chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang (1940 – 1945)

NĂM 1941 ĐỊCH TĂNG CƯỜNG KHỦNG BỐ, NHIỀU CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CỦA ĐẢNG BỊ HY SINH
Hoàng Văn Thụ
Nguyễn Văn Cừ
Nguyễn T.M Khai
Phan Đăng Lưu
Võ Văn Tần
Lê Hồng Phong
Hà Huy Tập

NGUYỄN ÁI QUỐC BỊ BẮT Ở TRUNG QUỐC 8 - 1942

“Nhật ký trong tù” Bác viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch
Trên đời nghìn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do?
(Hồ Chí Minh)
25/10/1941, Việt Minh chính thức ra đời đưa ra chương trình Cứu nước gồm 44 điều
Một số tờ báo tuyên truyền của Tổng vụ
Mặt trận trong giai đoạn này

ĐẢNG CHUẨN BỊ CHO KHỞI NGHĨA VŨ TRANG
Thành lập đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân 22/12/1944
XÂY DỰNG
CĂN CỨ ĐỊA

● BẮC SƠN VŨ NHAI

● CAO BẮC LẠNG

Nhanh chóng phát triển lực lượng vũ trang, thành lập các đội du kích
Đội du kích Bắc Sơn
Đội du kích Ba Tơ
Đội du kích thiếu niên Đình Bảng
Chỉ thị thành lập, lễ thành lập, cờ và vũ khí của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944)
Khởi nghĩa từng phần
3/1945 - giữa 8/1945
Đầu 1945, CTTG II bước vào giai đoạn cuối => phe phát xít bị tấn công dồn dập ở châu Âu và châu Á.
Hoàn cảnh
8/1944,Pháp được giải phóng,quân Pháp ở Đông Dương chờ thời cơ phản công Nhật=>Mâu thuẫn Pháp -Nhật gay gắt.

Đêm 9/3/1945,Nhật đảo chính Pháp, đưa trò bịp “Tuyên bố trao trả độc lập cho VN”, lập chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Chủ trương của Đảng
Đêm 9/3, hội nghị mở rộng ban thường vụ TW Đảng tại Đình Bảng-Từ Sơn
12/3/1945:
_TW Đảng ra chỉ thị “ Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúnh ta “
_Khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật
_Phát động cao trào kháng Nhật
Nội dung chỉ thị-nhận định tình hình
+ Cuộc đảo chính của Nhật tạo ra 1 cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc
+ Xác định kẻ thù trước mắt : Phát xít Nhật
+Chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước
Nội dung chỉ thị-nhận định tình hình
+Hoàn cảnh thuận lợi:
_ Quân đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật
_Cách mạng Nhật bùng nổ, chính quyền CM Nhật thành lập
_Nhật mất nước năm 1940
_Quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần

Cao trào kháng Nhật cứu nước
+ Căn cứ Cao-Bắc-Lạng,chính quyền nhân dân đựơc
thành lập.
+ Phong trào phá kho thóc Nhật
+ Khởi nghĩa từng phần ở 1 số địa phương
+ 11/3/1945,tù chính trị Ba Tơ phá nhà lao=>đội du kích
Ba Tơ
+ Nam kì, phong trào Việt Minh phát triển
+ 15-20/4/1945,lập uỷ ban quân sự Bắc kì
+ 16/4/1945,thành lập “Uỷ ban dân tộc giải phóng VN”
+ 4/6/1945,khu giải phóng Việt Bắc ra đời,uỷ ban lâm
thời khi giải phóng thành lập=> sẵn sàng tổng khởi nghĩa
Tổng khởi nghĩa 8/1945
Nhật đầu hàng đồng
minh=>Lệnh tổng khởi
nghĩa được ban bố.
Chủ trương của Đảng
+ 13/8/1945,thành lập uỷ ban khởi nghĩa.
+ 14/8-15/8,hội nghị toàn quốc của Đảng=>quyết
định tổng khởi nghĩa & thông qua các vấn đề
chính sách đối nội ngoại sau khi giành chính
quyền.
+ 16-17/8/1945, đại hội quân dân,cử ra uỷ ban
dân tộc giải phóng, quyết định về Quốc kì , Quốc
ca Việt Nam
Tổng khởi nghĩa 8/1945
+ Từ 14/8/1945, nhiều xã ở châu thổ sông Hồng
tiến hành khởi nghĩa.

+ 14/8-18/8/1945, 4 tỉnh giành chính quyền.
16/8/1945, đ/c Võ Nguyên Giáp chỉ huy 1 đơn vị mở đầu cho tổng khởi nghĩa.

19/8, giành chính quyền
ở thủ đô Hà Nội.

23/8, giành chính quyền ở Huế.
25/8, giành chính quyền ở Sài Gòn.

28/8,giành chính quyền
ở Hà Tiên & Đồng Nai.

30/8,vua Bảo Đại thoái vị.

THẢO LUẬN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Nhan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)