Duong loi cach mang viet nam sau nam 1954

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thu Thảo | Ngày 18/03/2024 | 14

Chia sẻ tài liệu: duong loi cach mang viet nam sau nam 1954 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Kính chào cô và các bạn trong buổi học hôm nay
MÔN ĐƯỜNG LỐI CM
Lớp: KHCT K7
Nhóm 5
1. Hoàng Thị Thu Thảo
2. Phạm Bá Tuất
3. Nguyễn Thị Bình
4. Bùi Thị Như Kiều
5. Hoàng Thị Thùy Trang
6. Trần Tú Oanh
2. Đường lối trong giai đoạn 1965-1975
1. Đường lối trong giai đoạn 1954-1964
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
1. Đường lối trong giai đoạn 1954-1964
a. Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954
Thuận lợi
Trên Thế giới
Trong nước
Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh
Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình, dân chủ phát triển
Miền Bắc hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, trở thành căn cứ địa vững chắc cho cả nước
Sau 9 năm kháng chiến , thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh
Khó khăn
Trên thế giới
Trong nước
Xuất hiện sự bất đồng chia rẽ trong hệ thống XHCN
Trên TG bước vào thời kì chiến tranh lạnh XHCN>Miền Bắc nghèo nàn lạc hậu
Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
Đế quốc Mĩ âm mưa làm bá chủ Thế giới

Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta

b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

Quá trình hình thành và nội dung đường lối
Tháng 7 – 1954 ,
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 :
+ Phân tích tình hình cách mạng nước ta
+ Xác định đế quốc Mĩ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam
Tháng 9 – 1954, Bộ Chính trị ra nghị quyết về : “tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng” chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới.
Hội nghị lần thứ 7 (3 -1955) và lần thứ 8 (8 -1955)
Củng cố miền Bắc
Đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam
Tháng 12 – 1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được xác định
Củng cố miền Bắc đưa miền Bắc tiến lên CNXH
Tiếp tục đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà
Mục tiêu
và nhiệm vụ
-Hội nghị Trung ương lần thứ 15
(1 – 1959) :
+Xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
+Nhận định tình hình, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng
+Xác định nhiệm vụ và con đường phát triển của cách mạng miền Nam
+Dự báo hai khả năng:
Phải đấu tranh vũ trang trường kì
Khả năng phát triển hòa bình
Phù hợp nguyện vọng của quần chúng, đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam, thể hiện bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng
Ý nghĩa
+Nhiệm vụ chung:
“tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam,
thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và Thế giới”
(ĐCSVN, Văn kiện Đảng, Toàn tập, NXB CTGG, Hà Nội, 2002)
- Đại hội III (9 – 1960): Hoàn chỉnh đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới :
Hai nhiệm vụ chiến lược
Miền Bắc CMXHCN
Miền Nam CMDTDCND
Vai trò mối quan hệ giữa 2 chiến lược cách mạng
Miền Bắc CMXHCN
Miền Nam CMDTDCND
Quyết định nhất
Quyết định trực tiếp
Giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc
Con đường thống nhất đất nước :
Kiên trì con đường hòa bình theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ nhưng luôn sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ và tay sai, giành độc lập thống nhất Tổ quốc.
Triển vọng của cách mạng Việt Nam: “ Là quá trình cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp, lâu dài nhưng thắng lợi nhất định thuộc về nhân dân ta.
Ý nghĩa
+ Thể hiện tư tưởng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và XHCN, phù hợp tình hình từng miền, cả nước và quốc tế,tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
+ Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng
+ Là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng XHCN ở miền Bắc, đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược đấu tranh của đế quốc Mĩ tay sai ở miền Nam.

 Thuận lợi
- Cách mạng thế giới đang ở thế tiến công .
2. Đường lối trong giai đoạn 1965 – 1975
a. Bối cảnh lịch sử


-Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của miền Bắc đạt được nhiều thành tựu
-Sức chi viện của miền Bắc cho miền Nam
được đẩy mạnh
- Ở miền Nam, cuộc đấu tranh của quân dân ta phát triển
- 1965, “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản.
Sự bất đồng gay gắt giữa Liên Xô >< Trung Quốc -> Không có lợi cho CMVN
Khó khăn

Mĩ mở cuộc “Chiến tranh cục bộ”

Đặt ra yêu cầu mới cho Đảng trong việc đề ra đường lối kháng chiến
Quá trình hình thành
+Đầu năm 1962,1963 các Hội nghị của Bộ chính trị chủ trương giữ vững và phát triển thế tiến công
->Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần -> chiến tranh cách mạng
b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối
11 – 1963, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng về cách mạng miền Nam; xác định miền Bắc là căn cứ địa, hậu phương của miền Nam
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3 – 1965) và lần thứ 12 (12 – 1965) đề ra “đường lối kháng chiến chống Mĩ cứu nước trên cả nước”.
NỘI
DUNG ĐƯỜNG
LỐI
Nội dung 1
Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược
- Cuộc “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược
=>Phát động cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trong toàn quốc
Nội dung 2
Quyết tâm và mục tiêu chiến lược
-Khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”
Nội dung 3
* Phương châm chỉ đạo chiến lược:
-Chống chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam và chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc
-Kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính
Nội dung 4
-Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam
“Tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công”
Nội dung 5
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc
-Xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng
-Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ
-Chi viện ở mức cao nhất cho miền Nam
-Đề phòng địch mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả cước
Nội dung 6
Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền
“Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”
Khẩu hiệu chung
Ý nghĩa của đường lối

-Thể hiện quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ
-Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH
-Là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài
Một số hình ảnh về các vị anh hùng dân tộc

3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm.

a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử :
Kết quả
Miền Bắc
Miền Nam
Công cuộc xây dựng CNXH: đạt được những thành tựu đáng tự hào.
Tiền tuyến: đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ( “Điện Biên Phủ trên không” 1972)
Hậu phương: Hoàn thành xuất sắc vai trò căn cứ địa cách mạng và hậu phương lớn đối với chiến trường miền Nam.
Đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ
Đại thắng mùa xuân 1975,với chiến dịch HCM lịch sử buộc chính quyền địch đầu hàng
Ở miền Bắc, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, sau 21 năm nỗ lực phấn đấu, công cuộc xây dựng CNXH đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Một số chế độ xã hội mới, chế độ XHCN bước đầu được hình thành
Quân dân miền Bắc đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, điển hình là chiến thắng lịch sử của trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972
Miền Bắc là căn cứ địa của cách mạng cả nước và làm nhiệm vụ hậu phương lớn đối với chiến trường miền Nam.

Ở miền Nam,
Trong giai đoạn 1954-1960 , ta đã đánh bại “Chiến tranh đơn phương”, “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” mà đỉnh cao là Đại thắng Mùa Xuân 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Ý nghĩa
Ý nghĩa lịch sử đối với nước ta là đã kết thúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng, 117 năm chống đế quốc thực dân phương Tây, đưa lại độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta, kỉ nguyên cả nước hòa bình, đi lên CNXH, nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế
Ý nghĩa đối với cách mạng Thế giới là đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào CNXH và cách mạng Thế giới, bảo vệ vững chắc tiền đồn phía Đông Nam Á của CNXH, làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ, góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ, tự do và hòa bình phát triển của nhân dân Thế giới
b.Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
Nguyên nhân thắng lợi
-Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
-Cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là của cán bộ, chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước
-Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc XHCN của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc, một hậu phương vừa chiến đấu vừa xây dựng, hết lòng hết sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mĩ xâm lược
-Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước XHCN anh em, sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủ và nhân dân tiến bộ trên toàn Thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Mĩ
b.Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
Bài học kinh nghiệm
Một là, đề ra và thực hiện đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mĩ, cả nước đánh Mĩ
Hai là, tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng chiến lược tiến công, quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mĩ xâm lược
Ba là, thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra biện pháp chiến đấu đúng đắn, sáng tạo
Bốn là, trên cơ sở đường lối, chủ trương chiến lược chung đúng đắn phải có công tác tổ chức thực hiện giỏi, năng động, sáng tạo của các cấp bộ Đảng trong quân đội, của các ngành, các địa phương, thực hiện phương châm giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi hoàn toàn
Năm là, phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở cả hậu phương và tiền tuyến, phải thực hiện liên minh ba nước Đông Dương và tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ ngày càng to lớn của các nước XHCN, của nhân dân và chính phủ các nước yêu chuộng hòa bình, công lý trên Thế giới.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VIỆT NAM 1954
Sông bến Hải
Quảng Trị
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thu Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)