Đường lối cách mạng ĐCSVN
Chia sẻ bởi Vĩnh Như Mo |
Ngày 26/04/2019 |
86
Chia sẻ tài liệu: Đường lối cách mạng ĐCSVN thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Câu 1: hoàn cảnh lịch sử dẫn đế sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam .
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản. Sự ra đời Đảng Cộng sản là một yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam , phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam . Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam .
c. Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
- Năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Mở đầu thời đại mới - “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
- Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
- Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập.
- Đối với Việt Nam , Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
2. Hoàn cảnh trong nước
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
Chính sách cai trị của thực dân Pháp
- Về chính trị: Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ , Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, cấu kết với địa chủ.
- Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên (mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm…); xây dựng một số cơ sở công nghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ, đường thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp.
- Về văn hoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam
- Giai cấp địa chủ Việt Nam : Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Sự cấu kết giữa giai cấp địa chủ với thực dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức khác nhau.
- Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm khoảng 90% dân số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.
- Giai cấp công nhân Việt Nam : Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ. Xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhanh chóng trở thành một lực lượng tự giác, thống nhất.
- Giai cấp tư sản Việt Nam : Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản nông nghiệp. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt.
- Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam : Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên chức và những người làm nghề tự do… Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân và rất nhạy cảm với những tư tưởng tiến bộ bên ngoài vào.
Tóm lại, Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản. Sự ra đời Đảng Cộng sản là một yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam , phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam . Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam .
c. Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
- Năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Mở đầu thời đại mới - “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
- Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
- Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập.
- Đối với Việt Nam , Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
2. Hoàn cảnh trong nước
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
Chính sách cai trị của thực dân Pháp
- Về chính trị: Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ , Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, cấu kết với địa chủ.
- Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên (mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm…); xây dựng một số cơ sở công nghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ, đường thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp.
- Về văn hoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam
- Giai cấp địa chủ Việt Nam : Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Sự cấu kết giữa giai cấp địa chủ với thực dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức khác nhau.
- Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm khoảng 90% dân số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.
- Giai cấp công nhân Việt Nam : Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ. Xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhanh chóng trở thành một lực lượng tự giác, thống nhất.
- Giai cấp tư sản Việt Nam : Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản nông nghiệp. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt.
- Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam : Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên chức và những người làm nghề tự do… Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân và rất nhạy cảm với những tư tưởng tiến bộ bên ngoài vào.
Tóm lại, Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vĩnh Như Mo
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)