Dùng thơ ca để dạy tốt từ loại
Chia sẻ bởi Lê Huy Chinh |
Ngày 10/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: dùng thơ ca để dạy tốt từ loại thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
DÙNG LỜI THƠ VÀ CA TỪ ĐỂ DẠY TỐT
PHẦN TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
TS. TRƯƠNG THỊ DIỄM
(Đại học Đà Nẵng)
Trong giảng dạy nói chung và giảng dạy ngữ văn nói riêng, dạy theo quan điểm tích hợp đang là phương pháp chiếm ưu thế. Giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc từng phân môn thật nhuần nhuyễn. Nguyên tắc tích hợp diễn ra theo nhiều hướng và một trong những hướng đó là giúp hấp thụ kiến thức nội dung môn học khác qua nội dung đang dạy và ngược lại có thể tận dụng kiến thức của môn học khác để giúp người học tiếp thu tốt môn học này.
Qua thực tiễn giảng dạy môn Tiếng Việt cho sinh viên trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấy rằng: so với phần từ vựng, phong cách, phần ngữ pháp là phần mà người giảng dạy khó có thể vừa truyền thụ đầy đủ kiến thức, vừa có thể được sinh viên đánh giá là dạy hấp dẫn, dạy "hay". Tất cả những người nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt, từ trước đến nay, luôn tìm các phương pháp để giúp người học không "sợ", không "ngán" môn Tiếng Việt mà ngược lại thấy yêu tiếng Việt và từ đó sẽ nói và viết đúng tiếng Việt. Với mục đích khiêm tốn như vậy, các tác gia ngữ pháp tiếng Việt và các giảng viên bộ môn ngữ pháp đã không ngừng tìm tòi, đưa ra những hệ thống bài tập thực hành ngữ pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Có thể kể một vài cuốn sách bài tập ngữ pháp đã xuất bản như: Thực hành ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung, Nxb GD 1993, Bài tập ngữ pháp tiếng Việt của Đỗ Thị Kim Liên, Nxb GD 2002, Rèn luyện ngôn ngữ- Bài tập tiếng Việt thực hành của Phan Thiều, Nxb GD 1998...
Trên tinh thần tiếp thu những kết quả của các tác giả đi trước, chúng tôi xin được "góp nhặt" và trình bày một số kiểu bài tập phù hợp với đối tượng giảng dạy của mình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được giới hạn ở phần "Từ loại tiếng Việt".
Trước hết, chúng tôi xác định các thông tin về đối tượng giảng dạy - người học: tuổi tác, thị hiếu, trình độ hiểu biết... Người học của chúng tôi là sinh viên đại học có tuổi đời từ 17 trở lên. Ở độ tuổi này, không thể không có một niềm say mê đối với thơ, nhạc. Đây cũng là độ tuổi vừa đủ để có một vốn sống nhất định, một vốn kiến thức âm nhạc nhất định.
Thứ hai là nội dung giảng dạy. Nội dung bài giảng của chúng tôi là "Từ loại tiếng Việt". Phạm trù từ loại tiếng Việt là một vấn đề khá phức tạp, việc phân chia từ loại, các tiểu loại trong mỗi từ loại là rất chi li dễ gây cảm giác nặng nề khi trình bày phần lý thuyết. Tiếng Việt lại thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ không biến hình nên việc xác định tư cách từ loại của một từ phải dựa vào cả 3 tiêu chí: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ. Nghĩa là không thể xác định tư cách từ loại của một từ nếu không dựa vào ngữ cảnh. Hơn nữa, hiện tượng các từ có cùng hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về tư cách từ loại trong tiếng Việt là rất phổ biến. Thông qua việc phân biệt tư cách từ loại của những từ này, người học sẽ nhận thức được một cách sâu sắc các đặc trưng ngữ pháp của mỗi từ loại và đặc điểm hoạt động của chúng. Hệ thống bài tập cũng nhằm giúp sinh viên hiểu sâu hơn về hiện tượng chuyển loại - một hiện tượng phổ biến trong tiếng Việt.
Để có ngữ liệu ra bài tập thực hành cho sinh viên, chúng tôi đã sử dụng các phần mềm tin học, nghe các đĩa nhạc, đọc các tuyển tập âm nhạc và thực hiện điều tra xã hội học, lấy ý kiến người học nhằm xây dựng một hệ thống bài tập phong phú, đa dạng và hấp dẫn.
Các dạng bài tập mà chúng tôi cho sinh viên thực hành bao gồm các loại sau:
1. Xác định từ loại của tất cả các từ trong văn bản.
Ví dụ: (đề và đáp án)
- Bây giờ / tháng / mấy / rồi / hả / em?
đại từ danh từ đại từ phó từ tình thái từ danh từ
- Yêu / nhau / kéo / áo / đắp / chung
động từ đại từ động từ danh từ động từ tính từ
(từ nhau có tác giả cho là đại từ tương hỗ, có tác giả cho là phó từ tương hỗ)
- Chị / buồn / quay / đi / không / nhìn / lá,
PHẦN TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
TS. TRƯƠNG THỊ DIỄM
(Đại học Đà Nẵng)
Trong giảng dạy nói chung và giảng dạy ngữ văn nói riêng, dạy theo quan điểm tích hợp đang là phương pháp chiếm ưu thế. Giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc từng phân môn thật nhuần nhuyễn. Nguyên tắc tích hợp diễn ra theo nhiều hướng và một trong những hướng đó là giúp hấp thụ kiến thức nội dung môn học khác qua nội dung đang dạy và ngược lại có thể tận dụng kiến thức của môn học khác để giúp người học tiếp thu tốt môn học này.
Qua thực tiễn giảng dạy môn Tiếng Việt cho sinh viên trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấy rằng: so với phần từ vựng, phong cách, phần ngữ pháp là phần mà người giảng dạy khó có thể vừa truyền thụ đầy đủ kiến thức, vừa có thể được sinh viên đánh giá là dạy hấp dẫn, dạy "hay". Tất cả những người nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt, từ trước đến nay, luôn tìm các phương pháp để giúp người học không "sợ", không "ngán" môn Tiếng Việt mà ngược lại thấy yêu tiếng Việt và từ đó sẽ nói và viết đúng tiếng Việt. Với mục đích khiêm tốn như vậy, các tác gia ngữ pháp tiếng Việt và các giảng viên bộ môn ngữ pháp đã không ngừng tìm tòi, đưa ra những hệ thống bài tập thực hành ngữ pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Có thể kể một vài cuốn sách bài tập ngữ pháp đã xuất bản như: Thực hành ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung, Nxb GD 1993, Bài tập ngữ pháp tiếng Việt của Đỗ Thị Kim Liên, Nxb GD 2002, Rèn luyện ngôn ngữ- Bài tập tiếng Việt thực hành của Phan Thiều, Nxb GD 1998...
Trên tinh thần tiếp thu những kết quả của các tác giả đi trước, chúng tôi xin được "góp nhặt" và trình bày một số kiểu bài tập phù hợp với đối tượng giảng dạy của mình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được giới hạn ở phần "Từ loại tiếng Việt".
Trước hết, chúng tôi xác định các thông tin về đối tượng giảng dạy - người học: tuổi tác, thị hiếu, trình độ hiểu biết... Người học của chúng tôi là sinh viên đại học có tuổi đời từ 17 trở lên. Ở độ tuổi này, không thể không có một niềm say mê đối với thơ, nhạc. Đây cũng là độ tuổi vừa đủ để có một vốn sống nhất định, một vốn kiến thức âm nhạc nhất định.
Thứ hai là nội dung giảng dạy. Nội dung bài giảng của chúng tôi là "Từ loại tiếng Việt". Phạm trù từ loại tiếng Việt là một vấn đề khá phức tạp, việc phân chia từ loại, các tiểu loại trong mỗi từ loại là rất chi li dễ gây cảm giác nặng nề khi trình bày phần lý thuyết. Tiếng Việt lại thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ không biến hình nên việc xác định tư cách từ loại của một từ phải dựa vào cả 3 tiêu chí: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ. Nghĩa là không thể xác định tư cách từ loại của một từ nếu không dựa vào ngữ cảnh. Hơn nữa, hiện tượng các từ có cùng hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về tư cách từ loại trong tiếng Việt là rất phổ biến. Thông qua việc phân biệt tư cách từ loại của những từ này, người học sẽ nhận thức được một cách sâu sắc các đặc trưng ngữ pháp của mỗi từ loại và đặc điểm hoạt động của chúng. Hệ thống bài tập cũng nhằm giúp sinh viên hiểu sâu hơn về hiện tượng chuyển loại - một hiện tượng phổ biến trong tiếng Việt.
Để có ngữ liệu ra bài tập thực hành cho sinh viên, chúng tôi đã sử dụng các phần mềm tin học, nghe các đĩa nhạc, đọc các tuyển tập âm nhạc và thực hiện điều tra xã hội học, lấy ý kiến người học nhằm xây dựng một hệ thống bài tập phong phú, đa dạng và hấp dẫn.
Các dạng bài tập mà chúng tôi cho sinh viên thực hành bao gồm các loại sau:
1. Xác định từ loại của tất cả các từ trong văn bản.
Ví dụ: (đề và đáp án)
- Bây giờ / tháng / mấy / rồi / hả / em?
đại từ danh từ đại từ phó từ tình thái từ danh từ
- Yêu / nhau / kéo / áo / đắp / chung
động từ đại từ động từ danh từ động từ tính từ
(từ nhau có tác giả cho là đại từ tương hỗ, có tác giả cho là phó từ tương hỗ)
- Chị / buồn / quay / đi / không / nhìn / lá,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Huy Chinh
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)