Dự thi Tỉnh 2008-2009
Chia sẻ bởi Trần Văn Mỹ |
Ngày 27/04/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: Dự thi Tỉnh 2008-2009 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Một số vấn đề về phương pháp dạy học TíCH HợP MÔI TRường trong môn lịch sử THCS
TS.Nguyễn Xuân Trường- chỉ đao bộ môn lịch sử Bộ GD&ĐT
I. Nguyên tắc tích hợp môi trường trong môn LS
Thứ nhất, phải lấy kiến thức lịch sử làm nội dung chính và sử dụng các kiến thức về giáo dục môi trường để hướng việc dạy học lịch sử vào chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh về thái độ, tình cảm, tư tưởng về môi trường và việc giáo dục môi trường.
Thứ hai, không cần phải tiến hành trong toàn bộ chương trình của môn học qua tất cả các chương, bài cụ thể, cần chọn lựa, xác định nội dung có sở trường, ưu thế trong việc giáo dục môi trường.
Thứ ba, việc tích hợp không chỉ tiến hành trong bài nội khó mà phải tiến hành các hoạt động ngoại khoá, kết hợp với hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là trong các bài dạy học lịch sử địa phương, dạng bài tại thực địa
Thứ tư, không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải,các nội dung có liên quan đến môi trường cần được chọn lọc cẩn thận, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho những người khác.
Thứ năm, thực hiện việc ĐMPP giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử, xoá bỏ triệt để phương pháp "độc thoại" -thầy đọc - trò chép, thầy nói - trò nghe, mà phải lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức (học tập). Đồng thời phải thực hiện nguyên lý "lý luận đi đôi với thực hành".
II. Về PPDH tích hợp môI trường trong môn LS phải tuân thủ định hướng đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
Định hướng của Bộ GD&ĐT là chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS (PPDH tích cực).
-PPDH tích cực: "Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ đề tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập"
-Thực chất là : từ dạy học lấy GV là trung tâm sang mô hình nhằm "phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong DHLS trong đó chú ý đặc biệt đến phát triển tư duy.
II. Một số phương pháp dạy học tích cực thường được thực hiện ở trường phổ thông
Về nhận thức: Thực hiện phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học đã truyền thống, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp.
-Một là, Tổ chức có hiệu quả phương pháp hỏi, trả lời, trao đổi: là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội đưược nội dung bài học.
.
Hai là, tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề
-Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo một chuỗi những tình huống vấn đề và điều kiển hoạt động của HS nhằm tự lực giải quyết những vấn đề được đặt ra
-Đặc trưng của PPDH nêu vấn đề:
+Nêu vấn đề (Tạo tình huống có vấn đề): được tạo bởi mâu thuẫn giữa điều HS đã biết với điều chưa biết, từ đó kích thích tính tò mò, khao khát giải quyết vần đề đặt ra.
+Phát biểu vấn đề
+Giải quyết vấn đề
+Kết luận : khảng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
Ba là, dạy học theo nhóm kết hợp với hoạt động cá nhân: HS được học tập thông qua giao tiếp , trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và có cơ hội để diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và mở rộng suy nghĩ, HS được nghị nhiều, làm nhiều và nói nhiều. GV là người tổ chức các hoạt động, gợi mở, hướng dẫn HS học tập .
Bốn là, tổ chức có hiệu quả dạy học theo dự án nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS:
Dạy học theo dự án l một hình thức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hnh, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức lm việc chủ yếu l theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được nhưư các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ thể,.....
III. Hướng dẫn thiết kế giáo án theo yêu cầu đổi mới
1.Quan niệm đúng đắn về giáo án môn lịch sử:
Giáo án là bản kế hoạch của một tiết lên lớp thể hiện rõ công việc của thầy giáo và học sinh, nêu một cách vắn tắt nội dung và phương pháp mà thầy giáo xác định trước theo yêu cầu bài học.
-Như vậy, giáo án bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy và cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh
- Tránh quan niệm giáo án là bảng tóm tắt nội dung SGK, hoặc sao chép như SGV.
2. Nhận thức đúng đắn về cấu trúc giáo án
* Quan niệm cũ :
Bài học phải đầy đủ và thực hiện theo trình tự các bước lên lớp :
- ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Dẫn dắt vào bài mới
- Giảng bài mới
Củng cố, dặn dò học sinh
* Quan niệm hiện nay:
- Đó là những công việc của một bài học mà giáo viên cần thực hiện không nhất phải tuân thủ theo trình tự cả 5 bước, cần vận dụng sao cho linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo không cứng nhắc và máy móc.
- Cấu trúc bài học phải phụ thuộc vào lọai bài, nội dung và mục tiêu bài học.
3.Nắm vững và thiết kế thành thạoc giáo án Lịch sử theo các hoạt động của giáo viên và học sinh
Một giáo án lịch sử thường được thiết kế theo những yêu cầu sau:
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Phải xác định được bài có mấy đơn vị kiến thức cơ bản, kiến thức kiến thức trọng tâm
2. Tư tưởng, tình cảm
Qua bài học giáo dục cho học sinh về mặt nào: yêu quê hương đất nước,yêu lao động, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản.
3. Kĩ năng
Bài học rèn cho học sinh những kĩ năng gì: so sánh đối chiếu, lập bảng thống kê, phân tích tổng hợp , sử dụng bản đồ ....
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học
-Giáo viên chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: đầu Vidio, đèn chiếu, .
-Về phía học sinh cũng phải chuẩn bị: sưu tần tranh ảnh, vẽ bản đồ, chuẩn bị bài tập trò chơi...
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
Được tiến hành bao gồm các công việc sau:
1. ổn định và tổ chức các hoạt động dạy học
.2. Kiểm tra bài cũ
3. Dẫn dắt vào bài mới
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
- Thiết kế theo hoạt động của thày và trò
- Mỗi hoạt động thường được tiến hành các công việc sau:
Thứ nhất: Xác định mục tiêu của hoạt động ( thông qua hoạt động đó HS nắm được nội dung kiến thức gì, mức độ như thế nào? )
Thứ hai: Tổ chức thực hiện, với việc GV tổ chức các hoạt động cho HS bao gồm các công việc sau :
- Tìm hiểu thông tin: cho HS làm việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh ảnh , bản đồ, xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định hướng của giáo viên.
- Xử lí các thông tin: GV nêu các câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận. HS làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm hoặc cả lớp dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV.
- Kết quả xử lí thông tin : HS thông báo kết quả làm việc của mình
-Kết luận:, GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
Ví dụ, sau đây thể hiện cụ thể theo hoạt động của thày và hoạt động của trò
2.5.Sơ kết bài học
- Củng cố :
+ Sau khi kết thúc bài học giáo viên khái quát và tổng kết toàn bộ nội dung của bài; có thể củng cố, sơ kết sau mỗi mục nếu thấy cần thiết.
+ Việc củng cố còn có thể tiến hành bằng cách GV nêu các câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS trả lời .
- Dặn dò, ra bài tập :
+ Dặn dò học sinh chuẩn bị công việc ở nhà phục phụ cho bài mới như: tìm hiểu SGK, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu tham khảo, làm đồ dùng học tập...
+ Giáo viên ra bài tập hướng dẫn học sinh làm bài ở lớp hoặc ở nhà
IV.Về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.Cần đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào kiểm tra, đánh giá HS
2. Nắm vững nội dung cần kiểm tra, đánh giá
Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học cần bao gồm cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Song chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS.
Về mặt kiến thức
Kết quả học tập của HS phổ thông cần được đánh giá theo 6 mức độ:
(1) Nhận biết
(2) Thông hiểu
(3) Vận dụng
(4) Phân tích
(5) Tổng hợp
(6) Đánh giá
Về kĩ năng
Căn cứ vào nội dung của chương trình SGK và nguyên tắc và phương pháp tích hợp nội dung bảo vệ môI trường, việc kiểm tra, đánh giá HS không chỉ kiểm tra kiến thức LS mà còn chú ý đến những nội dung có gắn đến bảo vệ môi trường và các kĩ năng khác như :
- Khai thác, sử dụng lược đồ, tranh ảnh
- Kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức.)
- Kĩ năng thu thập, xử lí, viết báo cáo và trình bày các thông tin lịch sử.
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cần hạn chế kiểm tra trí nhớ mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và khả năng tư duy của HS.
3. Nắm vững phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra bao gồm câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
+ Tự luận với câu hỏi mở
+ Trắc nghiệm khách quan
TS.Nguyễn Xuân Trường- chỉ đao bộ môn lịch sử Bộ GD&ĐT
I. Nguyên tắc tích hợp môi trường trong môn LS
Thứ nhất, phải lấy kiến thức lịch sử làm nội dung chính và sử dụng các kiến thức về giáo dục môi trường để hướng việc dạy học lịch sử vào chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh về thái độ, tình cảm, tư tưởng về môi trường và việc giáo dục môi trường.
Thứ hai, không cần phải tiến hành trong toàn bộ chương trình của môn học qua tất cả các chương, bài cụ thể, cần chọn lựa, xác định nội dung có sở trường, ưu thế trong việc giáo dục môi trường.
Thứ ba, việc tích hợp không chỉ tiến hành trong bài nội khó mà phải tiến hành các hoạt động ngoại khoá, kết hợp với hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là trong các bài dạy học lịch sử địa phương, dạng bài tại thực địa
Thứ tư, không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải,các nội dung có liên quan đến môi trường cần được chọn lọc cẩn thận, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho những người khác.
Thứ năm, thực hiện việc ĐMPP giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử, xoá bỏ triệt để phương pháp "độc thoại" -thầy đọc - trò chép, thầy nói - trò nghe, mà phải lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức (học tập). Đồng thời phải thực hiện nguyên lý "lý luận đi đôi với thực hành".
II. Về PPDH tích hợp môI trường trong môn LS phải tuân thủ định hướng đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
Định hướng của Bộ GD&ĐT là chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS (PPDH tích cực).
-PPDH tích cực: "Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ đề tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập"
-Thực chất là : từ dạy học lấy GV là trung tâm sang mô hình nhằm "phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong DHLS trong đó chú ý đặc biệt đến phát triển tư duy.
II. Một số phương pháp dạy học tích cực thường được thực hiện ở trường phổ thông
Về nhận thức: Thực hiện phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học đã truyền thống, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp.
-Một là, Tổ chức có hiệu quả phương pháp hỏi, trả lời, trao đổi: là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội đưược nội dung bài học.
.
Hai là, tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề
-Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo một chuỗi những tình huống vấn đề và điều kiển hoạt động của HS nhằm tự lực giải quyết những vấn đề được đặt ra
-Đặc trưng của PPDH nêu vấn đề:
+Nêu vấn đề (Tạo tình huống có vấn đề): được tạo bởi mâu thuẫn giữa điều HS đã biết với điều chưa biết, từ đó kích thích tính tò mò, khao khát giải quyết vần đề đặt ra.
+Phát biểu vấn đề
+Giải quyết vấn đề
+Kết luận : khảng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
Ba là, dạy học theo nhóm kết hợp với hoạt động cá nhân: HS được học tập thông qua giao tiếp , trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và có cơ hội để diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và mở rộng suy nghĩ, HS được nghị nhiều, làm nhiều và nói nhiều. GV là người tổ chức các hoạt động, gợi mở, hướng dẫn HS học tập .
Bốn là, tổ chức có hiệu quả dạy học theo dự án nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS:
Dạy học theo dự án l một hình thức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hnh, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức lm việc chủ yếu l theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được nhưư các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ thể,.....
III. Hướng dẫn thiết kế giáo án theo yêu cầu đổi mới
1.Quan niệm đúng đắn về giáo án môn lịch sử:
Giáo án là bản kế hoạch của một tiết lên lớp thể hiện rõ công việc của thầy giáo và học sinh, nêu một cách vắn tắt nội dung và phương pháp mà thầy giáo xác định trước theo yêu cầu bài học.
-Như vậy, giáo án bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy và cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh
- Tránh quan niệm giáo án là bảng tóm tắt nội dung SGK, hoặc sao chép như SGV.
2. Nhận thức đúng đắn về cấu trúc giáo án
* Quan niệm cũ :
Bài học phải đầy đủ và thực hiện theo trình tự các bước lên lớp :
- ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Dẫn dắt vào bài mới
- Giảng bài mới
Củng cố, dặn dò học sinh
* Quan niệm hiện nay:
- Đó là những công việc của một bài học mà giáo viên cần thực hiện không nhất phải tuân thủ theo trình tự cả 5 bước, cần vận dụng sao cho linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo không cứng nhắc và máy móc.
- Cấu trúc bài học phải phụ thuộc vào lọai bài, nội dung và mục tiêu bài học.
3.Nắm vững và thiết kế thành thạoc giáo án Lịch sử theo các hoạt động của giáo viên và học sinh
Một giáo án lịch sử thường được thiết kế theo những yêu cầu sau:
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Phải xác định được bài có mấy đơn vị kiến thức cơ bản, kiến thức kiến thức trọng tâm
2. Tư tưởng, tình cảm
Qua bài học giáo dục cho học sinh về mặt nào: yêu quê hương đất nước,yêu lao động, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản.
3. Kĩ năng
Bài học rèn cho học sinh những kĩ năng gì: so sánh đối chiếu, lập bảng thống kê, phân tích tổng hợp , sử dụng bản đồ ....
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học
-Giáo viên chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: đầu Vidio, đèn chiếu, .
-Về phía học sinh cũng phải chuẩn bị: sưu tần tranh ảnh, vẽ bản đồ, chuẩn bị bài tập trò chơi...
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
Được tiến hành bao gồm các công việc sau:
1. ổn định và tổ chức các hoạt động dạy học
.2. Kiểm tra bài cũ
3. Dẫn dắt vào bài mới
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
- Thiết kế theo hoạt động của thày và trò
- Mỗi hoạt động thường được tiến hành các công việc sau:
Thứ nhất: Xác định mục tiêu của hoạt động ( thông qua hoạt động đó HS nắm được nội dung kiến thức gì, mức độ như thế nào? )
Thứ hai: Tổ chức thực hiện, với việc GV tổ chức các hoạt động cho HS bao gồm các công việc sau :
- Tìm hiểu thông tin: cho HS làm việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh ảnh , bản đồ, xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định hướng của giáo viên.
- Xử lí các thông tin: GV nêu các câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận. HS làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm hoặc cả lớp dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV.
- Kết quả xử lí thông tin : HS thông báo kết quả làm việc của mình
-Kết luận:, GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
Ví dụ, sau đây thể hiện cụ thể theo hoạt động của thày và hoạt động của trò
2.5.Sơ kết bài học
- Củng cố :
+ Sau khi kết thúc bài học giáo viên khái quát và tổng kết toàn bộ nội dung của bài; có thể củng cố, sơ kết sau mỗi mục nếu thấy cần thiết.
+ Việc củng cố còn có thể tiến hành bằng cách GV nêu các câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS trả lời .
- Dặn dò, ra bài tập :
+ Dặn dò học sinh chuẩn bị công việc ở nhà phục phụ cho bài mới như: tìm hiểu SGK, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu tham khảo, làm đồ dùng học tập...
+ Giáo viên ra bài tập hướng dẫn học sinh làm bài ở lớp hoặc ở nhà
IV.Về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.Cần đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào kiểm tra, đánh giá HS
2. Nắm vững nội dung cần kiểm tra, đánh giá
Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học cần bao gồm cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Song chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS.
Về mặt kiến thức
Kết quả học tập của HS phổ thông cần được đánh giá theo 6 mức độ:
(1) Nhận biết
(2) Thông hiểu
(3) Vận dụng
(4) Phân tích
(5) Tổng hợp
(6) Đánh giá
Về kĩ năng
Căn cứ vào nội dung của chương trình SGK và nguyên tắc và phương pháp tích hợp nội dung bảo vệ môI trường, việc kiểm tra, đánh giá HS không chỉ kiểm tra kiến thức LS mà còn chú ý đến những nội dung có gắn đến bảo vệ môi trường và các kĩ năng khác như :
- Khai thác, sử dụng lược đồ, tranh ảnh
- Kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức.)
- Kĩ năng thu thập, xử lí, viết báo cáo và trình bày các thông tin lịch sử.
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cần hạn chế kiểm tra trí nhớ mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và khả năng tư duy của HS.
3. Nắm vững phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra bao gồm câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
+ Tự luận với câu hỏi mở
+ Trắc nghiệm khách quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Mỹ
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)