Dự thi giao thông đường thuỷ (câu 5)
Chia sẻ bởi Huỳnh Trí Dũng |
Ngày 23/10/2018 |
72
Chia sẻ tài liệu: Dự thi giao thông đường thuỷ (câu 5) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Tân Châu, An Giang
Họ tên: Lâm Cúc Thanh
Bài thi Tìm hiểu pháp luật giao thông đường thủy nội địa
Câu 5: Bài phản ảnh về tình hình an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) hàng loạt các luật ra đời, nhằm điều chỉnh các hành vi xã hội mà chủ thể là con người, nhất là đối với luật An toàn giao thông đường thuỷ nội địa. Điều này phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và hội nhập với thế giới.
Không phải ngẩu nhiên Quốc hội đã ban hành Luật số 23/2004/QH về Giao thông đường thuỷ nội địa và những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Mỗi một gia đình chính là một xã hội thu nhỏ. Và khi người tham gia giao thông (đường thuỷ cũng như đường bộ) không quý trọng gia đình, không yêu chính mạng sống của mình thì rất dễ coi thường mạng sống, sự an toàn của đồng loại. Con người là sản phẩm của đồng loại nên mọi hành vi cá thể chẳng những ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân, gia đình, người thân mà còn gây ảnh hưởng lớn đến xã hội.
Việt Nam có trên 2.360 con sông, kênh, với tổng chiều dài gần 42 nghìn km; trên 6 nghìn cảng, bến thủy nội địa, nối với biển qua 175 cửa sông; bờ biển dài 3.260km, diện tích biển gần 1 triệu km2 với hơn 3 nghìn hòn đảo, trên 100 cảng, cụm cảng biển, có hàng nghìn km đường ra đảo; giữ vị trí rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Lâu nay, dường như chúng ta mới chỉ chú trọng nhiều đến giao thông đường bộ, giao thông đường thủy chỉ “nóng” lên khi ở đâu đó trên những miền quê sông nước yên bình bỗng xảy ra vụ đắm đò làm nhiều người chết hay những tàu chở hàng đâm nhau gây thiệt hại về người và của. Cảnh sát giao thông đường thủy dường như cũng “nhàn nhã” hơn khi người vi phạm với chiếc đò ngang cũ nát: ăn còn chưa đủ lấy đâu tiền phạt; phương tiện đường thủy vi phạm thì bắt giữ không biết để ở đâu... Các hành vi vi phạm giao thông đường thủy xảy ra phổ biến như: phương tiện chuyên chở khách, cầu phao không đảm bảo an toàn (không có áo phao, không đảm bảo chất lượng); việc bè nuôi cá, khai thác cát trên làm ảnh hưởng đến dòng chảy và sự đi lại của tàu thuyền. . . Khi bước chân lên các chuyến đò ở các vùng nông thôn, cảm thấy bất an khi chứng kiến cảnh chen lấn, phương tiện cũ nát, không áo phao, bến bờ không đảm bảo. Mạng lưới giao thông đường thuỷ của chúng ta chằng chịt, đang xen, muốn đi lại rất khó khăn; vào những thập niên trước khi giao thông đường bộ chưa phát triển, việc đi lại của người dân chủ yếu là đường thuỷ, lúc bấy giờ nhu cầu đi lại chưa nhiều việc xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ còn ít và không nghiêm trọng như bây giờ.Nay, nhu cầu thông thương, đi lại tăng đột biến của người dân, bên cạnh những tàu chở khách lớn, con đò vẫn tồn tại nhưng dường như đã trở nên bé nhỏ và đuối sức. Từ xa xưa, con đò, cây đa, bến nước, dòng sông như là “của riêng”, biểu tượng thiêng liêng của mỗi làng quê. Dư âm của quan niệm này dẫn đến ý thức cộng đồng trong giao thông đường thủy còn rất hạn chế, người ta tự do chở bao nhiêu người tùy thích; ai đi lại cầu phao khó khăn, mặc, miễn là thu được tiền...vv. Thêm nữa, mối quan tâm của xã hội dành cho giao thông đường thủy chưa cao, còn rất ít người hiểu và biết rõ về luật giao thông đường thủy, bởi vì dường như người ta nói nhiều về giao thông đường bộ hơn.
Đã đến lúc cần quan tâm hơn nữa với giao thông đường thủy và văn hóa giao thông đường thủy. thủy nội địa nói riêng. Văn hóa giao thông là văn hóa nơi công cộng, văn hóa trong việc đi lại. Đường giao thông (đường bộ, đường thủy) là tài sản chung của xã hội, chính vì là tài sản chung nên ý thức cộng đồng “mình vì mọi người, mọi người vì mình” là nét văn hóa tiêu biểu trong giao thông. Không vì lợi ích riêng của mình mà làm ảnh hưởng, xâm hại đến lợi ích người khác. Trong giao thông đường thủy nội địa là không tranh giành khách, chen lấn xô đẩy khi đi đò, không vượt ẩu, trang bị áo phao khi đưa khách qua sông, là đảm bảo chất
Họ tên: Lâm Cúc Thanh
Bài thi Tìm hiểu pháp luật giao thông đường thủy nội địa
Câu 5: Bài phản ảnh về tình hình an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) hàng loạt các luật ra đời, nhằm điều chỉnh các hành vi xã hội mà chủ thể là con người, nhất là đối với luật An toàn giao thông đường thuỷ nội địa. Điều này phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và hội nhập với thế giới.
Không phải ngẩu nhiên Quốc hội đã ban hành Luật số 23/2004/QH về Giao thông đường thuỷ nội địa và những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Mỗi một gia đình chính là một xã hội thu nhỏ. Và khi người tham gia giao thông (đường thuỷ cũng như đường bộ) không quý trọng gia đình, không yêu chính mạng sống của mình thì rất dễ coi thường mạng sống, sự an toàn của đồng loại. Con người là sản phẩm của đồng loại nên mọi hành vi cá thể chẳng những ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân, gia đình, người thân mà còn gây ảnh hưởng lớn đến xã hội.
Việt Nam có trên 2.360 con sông, kênh, với tổng chiều dài gần 42 nghìn km; trên 6 nghìn cảng, bến thủy nội địa, nối với biển qua 175 cửa sông; bờ biển dài 3.260km, diện tích biển gần 1 triệu km2 với hơn 3 nghìn hòn đảo, trên 100 cảng, cụm cảng biển, có hàng nghìn km đường ra đảo; giữ vị trí rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Lâu nay, dường như chúng ta mới chỉ chú trọng nhiều đến giao thông đường bộ, giao thông đường thủy chỉ “nóng” lên khi ở đâu đó trên những miền quê sông nước yên bình bỗng xảy ra vụ đắm đò làm nhiều người chết hay những tàu chở hàng đâm nhau gây thiệt hại về người và của. Cảnh sát giao thông đường thủy dường như cũng “nhàn nhã” hơn khi người vi phạm với chiếc đò ngang cũ nát: ăn còn chưa đủ lấy đâu tiền phạt; phương tiện đường thủy vi phạm thì bắt giữ không biết để ở đâu... Các hành vi vi phạm giao thông đường thủy xảy ra phổ biến như: phương tiện chuyên chở khách, cầu phao không đảm bảo an toàn (không có áo phao, không đảm bảo chất lượng); việc bè nuôi cá, khai thác cát trên làm ảnh hưởng đến dòng chảy và sự đi lại của tàu thuyền. . . Khi bước chân lên các chuyến đò ở các vùng nông thôn, cảm thấy bất an khi chứng kiến cảnh chen lấn, phương tiện cũ nát, không áo phao, bến bờ không đảm bảo. Mạng lưới giao thông đường thuỷ của chúng ta chằng chịt, đang xen, muốn đi lại rất khó khăn; vào những thập niên trước khi giao thông đường bộ chưa phát triển, việc đi lại của người dân chủ yếu là đường thuỷ, lúc bấy giờ nhu cầu đi lại chưa nhiều việc xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ còn ít và không nghiêm trọng như bây giờ.Nay, nhu cầu thông thương, đi lại tăng đột biến của người dân, bên cạnh những tàu chở khách lớn, con đò vẫn tồn tại nhưng dường như đã trở nên bé nhỏ và đuối sức. Từ xa xưa, con đò, cây đa, bến nước, dòng sông như là “của riêng”, biểu tượng thiêng liêng của mỗi làng quê. Dư âm của quan niệm này dẫn đến ý thức cộng đồng trong giao thông đường thủy còn rất hạn chế, người ta tự do chở bao nhiêu người tùy thích; ai đi lại cầu phao khó khăn, mặc, miễn là thu được tiền...vv. Thêm nữa, mối quan tâm của xã hội dành cho giao thông đường thủy chưa cao, còn rất ít người hiểu và biết rõ về luật giao thông đường thủy, bởi vì dường như người ta nói nhiều về giao thông đường bộ hơn.
Đã đến lúc cần quan tâm hơn nữa với giao thông đường thủy và văn hóa giao thông đường thủy. thủy nội địa nói riêng. Văn hóa giao thông là văn hóa nơi công cộng, văn hóa trong việc đi lại. Đường giao thông (đường bộ, đường thủy) là tài sản chung của xã hội, chính vì là tài sản chung nên ý thức cộng đồng “mình vì mọi người, mọi người vì mình” là nét văn hóa tiêu biểu trong giao thông. Không vì lợi ích riêng của mình mà làm ảnh hưởng, xâm hại đến lợi ích người khác. Trong giao thông đường thủy nội địa là không tranh giành khách, chen lấn xô đẩy khi đi đò, không vượt ẩu, trang bị áo phao khi đưa khách qua sông, là đảm bảo chất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Trí Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)