Dư lượng phospho trong nông sản ở ĐBSCL

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Tân | Ngày 18/03/2024 | 1

Chia sẻ tài liệu: Dư lượng phospho trong nông sản ở ĐBSCL thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

DƯ LƯỢNG PHOSPHOR TRONG NÔNG SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐỊNH NGHĨA VÀ VÀI TRÒ CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
- Định nghĩa
- Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật
Đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cây trồng trước sự tàn phá của các loài gây hại.
Loại trừ các dịch hại trong nông nghiệp cho cây trồng như sinh vật, vi sinh vật, làm tăng năng suất cây trồng.
- Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở đồng bằng sông Cửu Long
Ở ĐBSCL nông dân sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng qui định và an tòan, không đúng nguyên tắc, đa số muốn có hiệu quả cao sau khi sử dụng thuốc. Trong khi thực tế sử dụng thuốc chỉ có 10-15 % lượng thuốc là thật sự tiếp xúc với đối tượng gây bệnh, phần còn lại 85 -90 % thuốc sẽ được giữ lại trên nông sản, đất, nước … dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tác động đến con người.
PHÂN LOẠI
I .Thuốc trừ sâu chứa hợp chất vô cơ
II. Thuốc trừ sâu chứa hợp chất hữu cơ
1. Thuốc chứa nhóm Clo hữu cơ
2. Thuốc chứa nhóm phosphor hữu cơ
a. Thuốc chứa nhóm Carbamate
b. Thuốc chứa nhóm Pyrethroid (Cúc tổng hợp)
Là những loại thuốc có chứa các nguyên tố hóa học ở dạng nguyên chất như: Thuốc chứa ASEL, đồng, chì, flo, clo.
Là những lọai thuốc có chứa chủng loại phong phú trong đó thành phần có hợp chất hữu cơ.
Trong phân tử các hợp chất này đều có chứa nguyên tử Clo và các vòng benzen hay dị vòng.
Trong thành phần hóa học có chứa phosphor (P).
Có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật chứa nhóm phosphor hữu cơ, nhìn chung chu trình tác động vòng tuần hoàn của thuốc được tóm tắt qua sơ đồ sau:
MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHỨA NHÓM PHOSPHOR HỮU CƠ
I. Monitor 60 DD:
- Thành phần hóa học
- Công thức hóa học của hoạt chất


Chứa metamidophos 60% và 40% phụ gia.
O, S – dimethyl-phosphoramidothionate
Tên thường dùng khác là: Filitox, Methamidophos
- Tính chất
Thuộc nhóm lân hữu cơ ở dạng lỏng, không màu, mùi cay. Hoạt chất dễ tan trong nước, rượu, không tan trong các dung môi hữu cơ. Thuốc dễ bị chất kiềm phân giải. Có thể ăn mòn thép và đồng.
- Công dụng và cách sử dụng
Dùng để trừ các loại sâu trên rau như sâu tơ, sâu xanh, sâu đo, rầy mềm, rầy dính … Liều lượng dùng 1-1,5 l/hecta. Nồng độ 1/800.
Monitor 60 DD có thể làm rụng lá ở một số loại cây như : táo, ổi… Không đựng thuốc trong các bình bằng kim loại, khi phun thuốc sâu nhớ rửa kĩ bình xịt, không pha thuốc chung với chất kiềm và thời gian cách ly của thuốc khoảng 20 ngày.
- Lưu ý khi sử dụng thuốc
Khi sử dụng thuốc xong không vứt chai lọ bừa bãi
II. Methyl parathion
1. Thành phần hóa học
Dạng chế phẩm thường gặp: 50ND, 1,5BR
Tên hoá học: O,O-Dimetyl-O-(p-nitrophenol)thiophosphat.
2. Công thức hóa học của hoạt chất
3. Tính chất
Tính chất vật lý: Hoạt chất tinh khiết không màu, nóng chảy ở 35-360C, dễ bay hơi nhất là khi ở nhiệt độ môi trường cao, ít tan trong nước, tan tốt trong nhiều dung môi hữu cơ.
Công thức hoá học: C10H14NO5PS
Tính chất hoá học: Thuỷ phân yếu trong môi trường acid và trung tính, thuỷ phân mạnh trong môi trường kiềm, dễ bị phân huỷ dưới ánh sáng và nhiệt độ.
4. Công dụng và cách sử dụng
Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi thấm sâu, phổ tác dụng rộng, có khả năng diệt trứng chủ yếu để phòng trừ các loại sâu và một số con trùng. Thời gian có hiệu lực trừ sâu ở điều kiện ngoài đồng khoảng 2-3 ngày.
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc
Phun thuốc ở giai đoạn sâu mới nở, kỹ thuật phun vào nơi sâu ẩn nấp. MP rất độc đối với con người, động vật, nhất là khi trời nóng nên phải cẩn thận khi sử dụng cũng như vận chuyển, bảo quản. Không dùng thuốc có nồng độ quá cao dễ gây cháy lá nhất là khi trời nóng.
III. SUMITHION (Fenitrothion, Metathion, Metylnitrophos, Folithion)
1. Thành phần hóa học
Dạng chế phẩm: 10, 50, 80ND...
Tên hoá học: o,o-dimethyl 0-4-nitro-m-tolyl phosphorthiate.
2. Công thức cấu tạo của hoạt chất
Công thức hoá học: C9H12NO5PS
3. Tính chất
Tính chất lý hoá: rất giống MP, tuy nhiên tan trong nước và môi trường kiềm, thuỷ phân chậm.
4. Công dụng và cách sử dụng
Tính độc ít đối với con người.
Cũng giống như MP.
IV.BASUDIN (Diazinon)
1. Thành phần hoá học
Ngoài các nguyên tố C,H,O thì chủ yếu là các nguyên tố N, P, S
Công thức hoá học: C12H21N2O3PS
Tên gọi hoá học: O,O-dietyl-O-(2-isopropyl-4-methyl pyrimidin-6) -thiophosphat.
2. Công thức cấu tạo
3. Tính chất
Tính chất lí hoá: Diazinon tinh khiết ở dạng dầu không màu, có áp suất hơi và độ bay hơi cao, ít tan trong nước và tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Thuỷ phân trong cả môi trường acid lẫn môi trường kiềm.
4. Công dụng và cách sử dụng
Diazinon 10H được dùng để bón vào đất với lượng 10-20 kg/ha để trừ sâu đục thân, bọ phấn trên cà chua, đậu đũa...Diazinon 20-60 ND được dùng với nồng độ 0.05-0.1% để trừ các loại sâu như MP.
V. DDVP ( Dichlorovos, Nuvan, Vaponan, Nogos, Desvap)
1. Thành phần hoá học
Chủ yếu là Chlo và Phospho chiếm đến 50% so với C, H, O
Tên hoá học: O,O-dimethyl-O(2,2-diclovinil)phosphat.
Dạng chế phẩm: 50 ND
Công thức hoá học: C14H17Cl2O4P
2. Công thức cấu tạo
3. Tính chất
DDVP là chất lỏng không màu, mùi tương đối dễ chịu, tan tốt trong dung môi hữu cơ, nhưng ít tan trong nước, độ bay hơi cao. DDVP là chất kị ẩm, kiềm, bị thuỷ phân chậm trong môi trường acid và trung tính
4. Công dụng và cách sử dụng
DDVP tác động rất nhanh đến nhiều loại sâu. Nên được dùng rộng rãi trong thuốc bảo vệ thực vật và trong vệ sinh phòng dịch
VI. METHIDATHION
1. Thành phần hoá học:
Hầu hết chứa các nguyên tố C, H, N, O, P, S. Trong đó S chiếm hàm lượng cao.
2. Công thức cấu tạo
3. Tính chất
Methidathion ở dạng nguyên chất là một tinh thể không màu không tan trong nước, tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ như rượu metilic, aceton, bezen ...
không ăn mòn kim loại. Tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ, thuỷ phân nhanh trong môi trường kiềm.
4. Công dụng và cách sử dụng
Là một loại thuốc trừ côn trùng và nhện đỏ có tác dụng tiếp xúc và vị độc, trừ được nhiều loại sâu nhai và chích hút, đặc biệt có hiệu quả cao đối với rệp sáp, lượng dùng là 30-60 g a.i/100 lít nước. Methidiathion được gia công thành dạng sữa, bột thấm nước.
HÀM LƯỢNG PHOSPHOR TRONG NÔNG SẢN
I. Nguyên tắc của quá trình kiểm nghiệm và xử lý nông sản
II. Phương pháp tiến hành kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản
Xử lý nông sản (Mẫu)
Kết quả phân tích cho ta thêm bảng số liệu sau:
Kết quả phân tích các mẫu rau chứa nhóm phosphor hữu cơ
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHOSPHOR
I. Ảnh hưởng của thuốc BVTV phosphor lên con nguời
Ngộ độc thuốc chứa phosphor chỉ xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người và thuốc hoặc đối với người ăn phải nông sản có chứa dư lượng thuốc phosphor.
Nếu với nồng độ thấp thì chưa biểu hiện ra bên ngòai hoặc biểu hiện rất ít như những triệu chứng nôn mửa, nhức đầu ….
Với nồng độ cao hơn thì dẫn đến ngộ có thể tử vong.
II. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật phosphor lên môi truờng và hệ sinh thái
Có tới 90% thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu, bệnh mà là gây nhiễm cho môi trường đất, nước , không khí và nông sản.
Ở trong đất, thuốc bảo vệ thực vật phosphor được keo đất và các chất hữu cơ giữ lại.
Sau đó sẽ phân tán và biến đổi theo nhiều con đường khác nhau qua các hoạt động sinh học của đất và tác động của các yếu tố hóa lý. Tuy vậy, độ phân giải này diễn ra tương đối chậm, ước tính từ 0 -10 % /năm.
Thuốc bị rửa trôi vào nước gây ra ô nhiễm bề mặt nước, nước ngầm, nước sông, nước biển.
Qua nước và không khí thuốc có thể chuyển đến những vùng rất xa góp phần vào việc ô nhiễm hóa học toàn cầu.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)