Du lịch Ninh Bình
Chia sẻ bởi Phạm Văn Lễ |
Ngày 20/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: du lịch Ninh Bình thuộc Lịch sử 5
Nội dung tài liệu:
Điểm du lịch ở Ninh Bình
Ninh Bình
Diện tích: 1.392,4 km²
Dân số: 922,6 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Ninh Bình (2007)
Các huyện, thị:
- Thị xã: Tam Điệp
- Huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Tày.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
1
BẢN ĐỒ DU LỊCH
I.Cố đô Hoa Lư(Kinh đô đầu tiên của Nhà nước Phong kiến tập quyền Đại Việt)
Vị trí: Xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đặc điểm: Kể từ năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế ở Hoa Lư thì kinh đô Hoa Lư tồn tại 41 năm (968 - 1009) trong đó 12 năm là triều đại Đinh (Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt) và 29 năm kế tiếp là triều đại Lê (người đầu tiên là Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Lê Đại Hành).
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
2
Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh
Đền Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương, Gia Viễn còn có tên là đền Văn Bòng, là nơi thờ duy nhất gọi tên húy của vua. Tương truyền, đây chính là nơi sinh ra Đinh Bộ Lĩnh. Đền nằm ở giữa con đường lịch sử có tên gọi đường Vua Đinh, nối cố đô Hoa Lư tới động Hoa Lư
Tuy cùng thờ vua Đinh Tiên Hoàng nhưng các thức suy tôn và tín ngưỡng ở hai ngôi đền này khá khác biệt. Về đối tượng phối thờ: đền Đinh Bộ Lĩnh không thờ các con của ông là Đinh Liễn, Đinh Hạng Lang, Đinh Toàn mà có thờ các trung thần khác là bạn vua từ thưở nhỏ như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Đền nằm trên quê hương vua nên có sự tham gia cung tiến của dòng họ Đinh và hậu duệ nhà Đinh, điều này khá giống với các đền Đô ở Bắc Ninh, đền Trần ở Nam Định và đền Lam Kinh ở Thanh Hóa mà khác với đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở cố đô Hoa Lư, ở đó đối tượng suy tôn thuộc sở hữu cộng đồng.
Thăm đền vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Gia Phương là thăm quê hương của người anh hùng dân tộc thế kỷ thứ X xứ hoa lau, với nhiều huyền thoại về một thời thơ ấu - nơi mà xưa kia Đinh Bộ Lĩnh và các bạn cùng làng đã từng chăn trâu cắt cỏ như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ ... đã nuôi trí lớn dẹp loạn mười hai sứ quân thống nhất đất nước.
Hàng năm, vào dịp lễ hội cố đô Hoa Lư, tất cả các di tích thờ vua quan, tướng lĩnh thời Đinh cùng tham gia lễ rước kiệu và chân nhang các danh nhân về cố đô Hoa Lư, người dân thôn Vân Bòng và xã Gia Phương, Gia Viễn cũng mở lễ hội đền và tham gia lễ rước lửa từ quê hương Vua về cố đô Hoa Lư.
Các hạng mục tôn tạo, mở rộng và xây dựng mới ngôi đền hoàn thành năm 2009, là một trong những hạng mục chào mừng 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
3
Đền vua Đinh
Vị trí: Đền vua Đinh ở làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đặc điểm: Đền vua Đinh thờ vua Đinh Tiên Hoàng.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
4
Đền vua Lê
Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo. Đền cũng xây theo kiểu nội công ngoại quốc với ba toà: Bái Đường, Thiên Hương, Chính Cung - thờ Lê Hoàn, bên phải là Lê Long Đĩnh, bên trái là hoàng hậu Dương Vân Nga hướng về đền vua Đinh.
Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Tương truyền, bà mẹ mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn, trong lúc đi cấy ở cạnh ao sen. Bà đã ủ Lê Hoàn trong khóm trúc và được con hổ chúa rừng xanh ấp ủ. Sau lời cầu xin của bà mẹ con hổ bỏ đi. Sau này lớn lên Lê Hoàn đã lập ra nghiệp lớn: “Phá Tống, bình Chiêm” lừng lẫy. Vì vậy mà nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyền thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
5
II.Tam Cốc - Bích Động
Vị trí: Ðộng nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Ðam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đặc điểm: Cảnh đẹp của Bích Ðộng được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam).
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
6
Đền Thái Vy
Vị trí: Đền Thái Vy được xây dựng ở phía tây thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đặc điểm: Đền thờ Trần Nhân Tông, hoàng hậu Thuận Thiên và Trần Thánh Tông - ông vua có công rất lớn đối với làng Văn Lâm.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
7
Động Tiên
Vị trí: Động ở thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Bích Động gần 1km.
Đặc điểm: Đến thăm động Tiên, còn có tên gọi là động Móc, du khách sẽ như lạc bước vào chốn bồng lai, tiên cảnh, được khám phá và hoà mình vào khung cảnh tự nhiên kỳ thú.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
8
III.Du lịch sinh thái Tràng An
Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây... [4] Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ. Hang Nấu Rượu và hang Cơm gần đó với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu[5]. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m.
Theo số liệu thống kê 2007, tại Tràng An có chừng hơn 310 loại thực vật bậc cao, một số thuộc diện quý hiếm như sưa, lát, nghiến, phong lan, hoài sơn, kim ngân, bách bộ, rau sắng, v.v. Tràng An có chừng 30 loài thú, hơn 50 loài chim, trong đó một số loài thú quý hiếm như sơn dương, báo gấm, chim phượng hoàng. [6]
Không giống như ở Tam Cốc, Tràng An có thể tạo thành hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở đây là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh. [7] Vẻ đẹp Tràng An trong làn khói núi, thành xưa được ví tựa thơ ca:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
9
Đường vào
khu sinh thái Tràng An
IV.CHÙA ĐỊCH LỘNG-GIA THANH G.V
Động - chùa Địch Lộng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia thuộc xã Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình, Việt Nam.
Động - chùa Địch Lộng gần Quốc lộ 1A đẹp tới mức được giới vua chúa quyền quý xưa xếp vào nhóm "Nam thiên đệ nhất động". Nếu như vua Tự Đức ban tặng Hương Tích là Nam thiên đệ nhất động, chúa Trịnh Sâm ban tặng Bích Động là "Nam thiên đệ nhị động" thì Địch Lộng cũng được vua Minh Mạng ban tặng là “Nam thiên đệ tam động”, có nghĩa động đẹp thứ ba ở trời Nam. [1]
Động - Chùa Địch Lộng là quần thể di tích danh thắng gồm có đình đá (có 16 cột đá nguyên khối); đền thờ Lý Quốc Sư; hồ bán nguyệt, 5 tháp cao ba tầng và ba gian chùa Hạ.
Tương truyền một lần trên đường trở về kinh đô Huế, vua Minh Mạng quyết định ghé thăm nơi đây. Lúc thuyền sắp phải qua Kẽm Trống, nhà vua được viên quan cận thần đọc cho nghe bài thơ Kẽm Trống của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Cho là quá dung tục, vua bắt dân ở địa phương đào một con sông khác để thuyền không phải “chui” qua Kẽm Trống.
Động - Chùa Địch Lộng còn là di tích lịch sử trong kháng chiến chống Pháp và là nơi điều trị cho các nạn nhân của bom đạn Mỹ những năm chiến tranh ác liệt.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
10
Hai bên thì núi, giữa thì sông,
Có phải đây là kẽm Trống không?
Gió đập cành cây khua lắc cắc,
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.
Ở trong hang đá hơi còn hẹp,
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng.
Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại,
Nào ai có biết nỗi bưng bồng
V.VÂN LONG-GIA VIỄN
Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. [1] Khu bảo tồn này nằm ở phía đông bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình[2]. Vân Long được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1998. Năm 1999, nơi đây trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, được ghi trong danh sách các khu bảo vệ đất ngập nước và danh mục hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Hiện tại, Vân Long được chính phủ Hà Lan, Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng quý hiếm Cúc Phương hỗ trợ việc bảo tồn các loài thú quý hiếm.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
11
VI.SUỐI NƯỚC KHOÁNG KÊNH GÀ G.V
Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà - Gia Thịnh - Gia Viễn - Ninh Bình cách động Vân Trình hơn 1 km. Suối chảy ra từ lòng một quả núi nằm trên làng nổi Kênh Gà.
Nước suối Kênh Gà có hàm lượng cao các muối natriclorua, kaliclorua, canxiclorua, magieclorua và muối bicacbonat. Nước trong suốt không màu, không mùi, vị hơi chát. Nước có nhiệt độ ổn định là 53°C.
Ngã ba Kênh Gà nơi hợp lưu giữa sông Hoàng Long và sông Lạng, nơi đây được gọi là Vọng Ấm vì thời tiết luôn luôn ấm, nơi quần tụ của nhiều loài cá và sinh vật dưới nước. Tại đây đã hình thành một làng chài tên gọi Kênh Gà
Suối nước nóng Kênh Gà được đưa vào khai thác du lịch theo tour Kênh Gà - động Vân Trình, hạ tầng khu vực được xây dựng khá tốt để phục vụ khách thăm quan và nghỉ dưỡng
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
12
VII.Vườn Quốc gia Cúc Phương
Vị trí: Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, giáp gianh giữa ba tỉnh: Ninh Bình - Hoà Bình- Thanh Hoá, cách Hà Nội hơn 100km về phía tây nam.
Đặc điểm: Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào tháng 7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
13
VIII.Nhà thờ Phát Diệm
Nhà thờ Phát Diệm (Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể các nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam[1]. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa trung tâm của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ [2]. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. [3]. Quần thể kiến trúc này được xây dựng bởi Linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là Cụ Sáu - Linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm [4].
Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
14
Toàn cảnh Nhà thờ Phát Diệm
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
15
Hình ảnh Nhà thờ Phát Diệm
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
16
Nhà Thờ Đá
Nhà Thờ chính
IX.Mô hình sa bàn cảnh Chùa Bái Đính
9/10/2005
17
Phạm Văn Lễ
Mô hình Toàn cảnh Chùa Bái Đính
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
18
Toàn cảnh quần thể Chùa Bái Đính
9/10/2005
19
Phạm Văn Lễ
Chùa Bái Đính
Tông phái
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Khởi lập
Khu Chùa cổ năm 10??
Khu Chùa mới năm 2003
Người lập
Thiền sư Nguyễn Minh Không
Tước hiệu là
Lý Quốc Sư (1065 - 1141)
Quản lý
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trụ trì
Hoà thượng Thích Thanh Tứ,
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Địa chỉ
Xã Gia Sinh, Huyện Gia Viễn,
Tỉnh Ninh Bình
Quốc gia
Việt Nam
9/10/2005
20
Phạm Văn Lễ
Chủ đề:Phật giáo
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa được coi là to và đẹp nhất Việt Nam[1]; nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1997.
Đại tượng Phật bằng đồng
ngoài trời nặng 150 tấn - kỷ lục Việt Nam
Hơn 1000 năm về trước, tại Ninh Bình đã từng có 3 triều đại Vua ra đời: Nhà Đinh, Nhà Lê và Nhà Lý. Ba Triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến Đạo Phật và coi Đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên núi Đính.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa Bái Đính là một siêu chùa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư, với nhiều kỷ lục được xác lập. Kiến trúc hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống của quần thể chùa này phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt hiện đại. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Chùa Bái Đính được các báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.[2]
Ngay cả khi đang xây dựng, chùa Bái Đính đã thu hút rất đông du khách về thăm quan, chiêm bái[3]. Thông tin về khu chùa và các sự kiện liên tục được đăng tải trên báo chí với các chủ đề nóng như: Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ,[4]“Hạ Long trên cạn” và ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á;[5]chùa Bái Đính - Ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam,[6]Bái Đính - “Lục nhất” Việt Nam;[7]Để chùa Bái Đính trở thành di sản văn hóa thế giới;[8]Chùa Bái Đính, công trình Phật giáo cấp quốc gia của VN;[9]Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á đang được hoàn thiện;[10]Lên núi Bái Đính, xem chùa lớn nhất nước Nam;[11]Lễ rước ngọc xá lợi Phật lớn nhất VN;[12]Quốc vương Campuchia thăm chùa Bái Đính[13] Chùm ảnh chùa Bái Đính tráng lệ,[14], thăm chùa lớn nhất Đông Nam Á[15]; Đầu năm, du khách mê mẩn Chùa Bái Đính[16]...
9/10/2005
21
Phạm Văn Lễ
1. Khu Chùa Bái Đính cổ
Lên thăm hang động ở núi Bái Đính phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Mẫu.
Cổng Tam quan
Phía trên cửa động Phật có 4 chữ đại tự khắc trên đá do Lê Thánh Tông[17] ban tặng có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”.
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
22
Cổng Tam quan
Hình ảnh Chùa Bái Đính cổ
Bên trong hang tối với các nhũ đá lộng lẫy, nơi thờ bà chúa thượng ngàn
Hang sáng, nơi thờ Phật và dẫn xuống rừng thuốc, đền thờ thần Cao Sơn
Đền thờ thánh Nguyễn, người con của vùng đất cố đô Hoa Lư
Đền thờ thần Cao Sơn sau hang sáng, vị thần núi trấn ở phía tây cố đô Hoa Lư
9/10/2005
23
Phạm Văn Lễ
Hang sáng, hang tối
Phía trên cửa động Phật có 4 chữ đại tự khắc trên đá do Lê Thánh Tông[17] ban tặng có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”. Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng phẳng. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối động sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ đến đền thờ thần Cao Sơn.
Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới hang Tối. Hang Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng. Trong động tối có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống... Bà Chúa Thượng Ngàn được đặt thờ giữa hang chính với các tượng bằng đá được sơn son thiếp vàng.
9/10/2005
24
Phạm Văn Lễ
HANG TỐI
HANG SÁNG
Đền thờ Thần Cao Sơn
Đi hết hang sáng có một lối dẫn xuống sườn thung lũng của rừng cây xưa là đền thờ thần Cao Sơn. Đền có kiến trúc gần giống với đền thánh Nguyễn, cũng xây tựa lưng dựa vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước. Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long Quân- Âu Cơ. Đền thờ chính của thần ở huyện Phụng Hóa (Nho Quan, Ninh Bình). Vị thần này có công phù trợ quân Lê Tương Dực diệt được Uy Mục, sau cũng được dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam kinh thành, một trong Thăng Long tứ trấn.
Theo như thần phả của đền Núi Hầu (xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, Ninh Bình) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi vâng mệnh vua anh (Hùng Vương thứ nhất) đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ[18]. Thần Cao Sơn cùng với thần Thiên Tôn là hai vị thần trấn ngự ở hai cửa ngõ phía tây và đông của cố đô Hoa Lư.
9/10/2005
25
Phạm Văn Lễ
Giếng ngọc
Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền cách đây gần 1.000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Thái tử Dương Hoán.
Giếng xây lại hình mặt nguyệt, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.
9/10/2005
26
Phạm Văn Lễ
Sự kiện lịch sử
Tên gọi Núi chùa Bái Đính mang ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam:
1- Núi chùa Bái Đính chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa.
2- Sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh[19][20].
(Thế kỷ XVI núi Đính là địa bàn tranh chấp giữa 2 tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh với nhà Mạc, khi mà chính quyền nhà Mạc chỉ kiểm soát được vùng lãnh thổ từ Ninh Bình trở ra).
3- Núi chùa Bái Đính cũng[21] là một di tích cách mạng thuộc chiến khu Quỳnh Lưu, nơi lãnh đạo Đảng tuyên truyền cách mạng tới nhân dân.
9/10/2005
27
Phạm Văn Lễ
2.Khu Chùa Bái Đính mới
Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau. Dự án này thuộc danh sách các công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Kiến trúc
Chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng (giống chùa Nhật Bản hay Trung quốc) nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như: sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương, (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm...) Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề nổi tiếng như đúc đồng Ý Yên, chế tạc đá Ninh Vân, mộc PhúC Lộc, thêu Ninh Hải.v.v...
Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là "đại công trường" với 500 công nhân xây dựng[22] gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những các làng nghề nổi tiếng về xây dựng như mộc Từ Sơn, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng... các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng... để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính.
Chùa Bái Đính là công trình Phật giáo do một nhóm tư nhân và các quỹ hảo tâm từ thiện đóng góp gây dựng. Công ty Xuân Trường là đơn vị đầu tư thi công với vốn đầu tư bước đầu khoảng 6.000 tỷ đồng Việt Nam.
.
Giám đốc Công ty Xuân Trường
tại Chùa Việt Nam Quốc Phật tự ở Gaya - Ấn Độ, 3/3/2010
9/10/2005
28
Phạm Văn Lễ
a. Cổng Tam Quan
Cột và kèo Tam Quan được làm bằng gỗ tứ thiết. Chiều cao tới đỉnh 16,5 m, gồm 3 tầng mái lợp ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm.
2 pho hai tượng Hộ pháp với ông thiện và ông ác bằng đồng cao 5,5 m, nặng 12 tấn và 8 pho tượng Kim Cương (theo một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ 5, 6 tại Ấn Độ).
9/10/2005
29
Phạm Văn Lễ
Hành lang La Hán
Hành lang La Hán gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, có chiều dài 1.052 m và chiều cao sàn nâng dần theo sườn đồi
Trong các gian nhà hành lang đặt 500 tượng La Hán bằng đá xanh Ninh Bình nguyên khối cao tới 2,5 m, nặng khoảng 4 tấn. Mỗi vị La Hán có một dáng vẻ khác nhau để miêu tả sự sống trần thế.
9/10/2005
30
Phạm Văn Lễ
500 vị La hán
9/10/2005
31
Phạm Văn Lễ
b. Tháp chuông
Tháp chuông hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong tháp là 17 m, phủ bì 49 m. Cột bằng bê tông cốt thép giả gỗ. Tháp chuông có 3 tầng 8 mái với 24 đao cong vút lên.
Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn (đúc ở Huế) được cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam". Phía dưới quả chuông đồng này là một quả trống đồng lớn nặng 70 tấn nằm trên nền tháp chuông.
9/10/2005
32
Phạm Văn Lễ
Đại hồng chung
Nặng 27 tấn
Trong tháp treo
quả chuông nặng 36 tấn
9/10/2005
33
Phạm Văn Lễ
c. Điện Quan Thế Âm
Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian với hệ thống cột bằng gỗ tứ thiết
Gian giữa của điện đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt, đúc bằng đồng nặng 90 tấn, cao 9,57 m. Được công nhận là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.
9/10/2005
34
Phạm Văn Lễ
d. Điện Pháp Chủ
Cao 30 m, chiều dài 47,6 m, chiều rộng 43,3 m. Điện có 5 gian, gian giữa rộng 13,5 m, 4 gian hai bên rộng 8 m. Hệ thống cột bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.
Gian giữa đặt pho tượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10 m, nặng 100 tấn. Được xác nhận kỷ lục ”Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam”. Trong điện còn treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn nhất Việt Nam.
9/10/2005
35
Phạm Văn Lễ
e. Điện Tam Thế
Tọa lạc ở trên đồi cao so với mặt nước biển là 76 m, cao 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m. Hệ thống cột bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.
Trong điện Tam Thế đặt 3 pho tượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Được xác nhận kỷ lục: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.
9/10/2005
36
Phạm Văn Lễ
Ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được công nhận
(Tính đến ngày 6/6/2009)
1. Sáu pho Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Tổ 100 tấn; 3 pho Tam Thế 50 tấn; phật Di Lặc 150 tấn và Quan Thế Âm 90 tấn.[25]
2.Hai chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á: chuông 36 tấn treo trong tháp chuông và chuông 27 tấn ở sân Điện Pháp Chủ.
3. Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 107ha (khu chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)[26] riêng điện Tam Thế và điện Pháp Chủ có diện tích lên tới 1.000 m².
4. Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị La hán bằng đá xanh cao khoảng 2m.
5. Khu chùa có: Giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam.
6. Khu chùa có số cây Bồ Đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ [27][28].
9/10/2005
37
Phạm Văn Lễ
Những kỷ lục
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
38
Đại tượng Phật Di Lặc (150 tấn)
Tượng Pháp chủ (100 tấn)
Những kỷ lục
Phật Quan Âm
bằng đồng nặng (90 tấn)
Tượng Tam Thế
bằng đồng (1 pho nặng 50 tấn)
9/10/2005
39
Phạm Văn Lễ
Những sự kiện văn hóa
Với vai trò là một trung tâm phật giáo, khu chùa Bái Đính là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa lớn:
1. Ngày 17/5/2008, chùa Bái Đính là địa điểm để đại biểu các nước tham quan, chiêm bái trong đại lễ Phật đản thế giới tổ chức lần đầu tại Việt Nam. Trong ngày, các vị đã làm lễ hô thần nhập tượng, chính thức khánh thành giai đoạn I khu chùa.
2. Ngày 25/06/2008 Quốc Vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm chùa Bái Đính. Ông đã tặng chùa Bái Đính bức tượng Di đà bằng chất liệu đá Campuchia, đặt tại điện Tam Thế và trồng cây lưu niệm tại chùa.[29] Ngày 18/1/2009 phái đoàn của chủ tịch Quốc hội Campuchia cũng đến thăm quan khu chùa.
3. Ngày 6/6/2009 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cử hành đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi Phật về thờ tại chùa Bái Đính. Đây là sự kiện văn hóa, tôn giáo rất đặc biệt và lộ trình rước ngọc xá lợi được bảo vệ nghiêm ngặt để đưa 16 viên ngọc xá lợi Phật và xá lợi các Thánh Tăng có nguồn gốc và lịch sử lưu giữ suốt hơn 2500 năm ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan.[30]
4. Ngày 3/3/2010 Chủ tịch Phật giáo thế giới ở Ấn Độ tặng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Ngọc xá lợi Phật. Đây là lần đầu tiên Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức cử hành cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về nước. Và là lần thứ hai Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức tổ chức đại lễ cung nghinh Ngọc xá lợi Phật [31]. Cả hai sự kiện đều diễn ra ở chùa Bái Đính.
9/10/2005
40
Phạm Văn Lễ
Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Với ưu thế của một quần thể chùa lớn gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới liền nhau, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở miền Bắc và là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam. Chùa Bái Đính là một trong những di sản văn hoá quốc gia có giá trị về mặt lịch sử, tâm linh và danh thắng. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra trong suốt mùa xuân. Trước ngày mở hội và ngay cả trong thời gian đón tết, tất cả các động, chùa trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng. Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Lý Quốc Sư, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh. Như vậy, phần lễ gồm tổng hòa toàn thể hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo giáo, có Phật giáo và có cả Nho giáo.
9/10/2005
41
Phạm Văn Lễ
RƯỚC NGỌC XÁ LỢI
TỪ ẤN ĐỘ VỀ BÁI ĐÍNH
Ngọc xá lợi là phần kim thân còn lại của Đức Phật Thích Ca sau lễ hỏa táng. Ngọc được phân thành 8 phần chia cho 8 nước cúng dường và thờ phụng. Phật lịch 218, đại đế Asoka đã tạo lập 84 nghìn ngôi Bảo tháp trên khắp các xứ ở Ấn Độ để tôn thờ xá lợi Đức Phật và được truyền cho đến tận ngày nay.
Những viên ngọc xá lợi Phật được cung nghinh trong Đại lễ ngày 3/3/2010 (được Ngài Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới tại Ấn Độ trao tặng đến Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Doan nhân chuyến viếng thăm chính thức nước Cộng hòa Ấn Độ hồi cuối tháng 9 đầu tháng 10/2009. Phó Chủ tịch nước đã giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận và cung nghinh ngọc xá lợi Phật về tôn thờ tại Bảo tháp chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình).
Đây là lần thứ hai Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức Đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi Phật trên quy mô lớn và cũng là lần đầu tiên đón xá lợi Phật từ nước ngoài về. Trước đó, vào ngày 6/6/2009, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã cử hành Đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi Phật, rước mười viên ngọc xá lợi Phật và sáu viên ngọc xá lợi Thánh Tăng từ tổ đình Giác Quang (TP HCM) về tôn thờ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) và chùa Bái Đính). Đại lễ đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác lập là “(Ninh Bình) Đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi Phật lớn nhất Việt Nam” với sự tham dự của hơn 15.000 người và trên 1.000 xe dự lễ rước.
9/10/2005
42
Phạm Văn Lễ
Những viên Ngọc Xá lợi Phật
Đón xá lợi Phật từ Ấn Độ
về chùa Bái Đính
Đoàn cung nghinh xá lợi Phật lễ dưới chân gốc cây bồ đề tại Bồ Đề Đạo tràng ở Ấn Độ.
Các nhà sư rước ngọc xá lợi Phật.
9/10/2005
43
Phạm Văn Lễ
Ngọc Xá Lợi Phật trên ch...cơ
Ngọc Xá Lợi Phật trên Chuyên cơ đặc biệt VN 9984
ngày 3/3/2010 Từ Gaya về Nội Bài
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan
9/10/2005
44
Phạm Văn Lễ
Chuyên cơ đưa Ngọc xá Lợi từ Ấn Độ
Sáng ngày 3/3/2010 (18/1 âm lịch), chiếc chuyên cơ Airbus 320 đã chở đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam sang Ấn Độ để bắt đầu đại lễ cung nghinh và an vị ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ về chùa Bái Đính, Ninh Bình, Việt Nam.
Đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm: trên 100 Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức và Tăng Ni, Phật tử đến từ khắp ba miền đất nước Việt Nam đã tiến hành làm lễ rước tại Ấn Độ và lên chuyên cơ về đến Việt Nam lúc 15h cùng ngày. Từ sân bay Nội Bài, ngọc xá lợi Phật được chuyên chở trên 5 chiếc xe Hammer H3 và Cadillac đặc dụng cùng với sự tháp tùng của hàng trăm xe ô tô từ 4 - 45 chỗ tham dự lễ rước đã thẳng tiến về chùa Bái Đính, Ninh Bình. Lễ an vị ngọc xá lợi Phật chính thức bắt đầu lúc 19h cùng ngày.
9/10/2005
45
Phạm Văn Lễ
TRÂN TRỌNG ĐÓN RƯỚC NGỌC XÁ LỢI PHẬT
Sau chuyến bay kéo dài chừng 3 giờ,
chiều 3/3, đoàn đã về Việt Nam...
Đoàn xe sang trọng rước bảo vật nhà Phật
từ sân bay Nội Bài về thẳng chùa Bái Đính
9/10/2005
46
Phạm Văn Lễ
CHÀO MỪNG, AN VỊ
NGỌC XÁ LỢI PHẬT TẠI ĐIỆN TAM THẾ
Màn trống hội chào mừng đại lễ cung nghinh
Bảo vật Nhà Phật
Bảo vật nhà Phật đặt trang trọng trong các bảo tháp có niêm phong đã được an vị tại điện Tam thế thuộc quần thể di tích chùa Bái Đính.
9/10/2005
47
Phạm Văn Lễ
THAY LỜI KẾT
Rượu ngon cơm cháy thịt dê
Ninh Bình chào đón khách về tham quan
Đẹp thay non nước Tràng An
Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương
9/10/2005
Phạm Văn Lễ
48
Gia Viễn-Ninh Bình
Kính chào, hẹn gặp lại
Các Anh, các Chị, cùng các Bạn
9/10/2005
49
Phạm Văn Lễ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Lễ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)