Du lic va moi truong

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Tuấn | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: du lic va moi truong thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Chủ đề
NHÓM 6
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Nội dung
Ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực
Môi trường tự nhiên
Xã hội- nhân văn
Điều kiện tự nhiên
Nguyên nhân
Giải pháp
Kết luận
LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói và cũng là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ giữa du lịch và môi trường gắn kết hữu cơ với nhau: sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được bảo vệ. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những mặt tiêu cực.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm đất
Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm phong cảnh
Làm nhiễu loạn sinh thái
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Ô nhiễm không khí:
Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch khi du lịch phát triển mạnh sẽ làm tăng lượng phương tiện giao thông để đáp ứng nhu cầu của du khách. Việc tăng cường các phương tiện giao thông cơ giới sẽ gây ô nhiễm khí thông qua phát xả bụi và các chất gây ô nhiểm trong khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Ô nhiễm đất, nước:
Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày làm cho môi trường bị nhiễm bẩn
ví dụ : Ở chùa Hương vào mùa lễ hội, ước tính trung bình lượng rác thải từ 4 đến 5 tấn/ngày chưa tính đến nước thải và ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi… nhưng khối lượng thu gom mới chỉ đạt khoảng 80%.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Ô nhiễm tiếng ồn:
Du lịch càng mạnh thì lưu lượng phương tiện giam giao giao thông càng nhiều, thời gian tham gia giao thông càng cao. Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại .
Các hoạt động ăn uống, văn nghệ của du khách vào thời gian quá khuya cũng làm ảnh hưởng đến cuộc sống thiện nhiên và người dân bản địa.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Ô nhiễm phong cảnh:
Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗnđộn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Làm nhiễu loạn sinh thái
Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng xã hội – nhân văn
Văn hóa
Làm mất dần các phong tục tập quán, bản sắc dân tộc.
Thay đổi các hình thức sản xuất, kinh doanh
Nạn bỏ học đi làm thêm
Các tệ nạn xã hội
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng xã hội – nhân văn
Văn hóa
Làm mất dần các phong tục tập quán, bản sắc dân tộc: Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sốngNhiều thế hệ con lai ra đời

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng xã hội – nhân văn
Văn hóa
Các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thư­ờng được xây dựng bằng các vật liệu dễ bị hủy hoại,
ví dụ : di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Các di sản này thư­ờng phân bố trên diện tích hẹp, dễ bị xuống cấp khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ..


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng xã hội – nhân văn
Văn hóa
Thay đổi các hình thức sản xuất, kinh doanh: Chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm thủ công tốt dần bị thay thế bởi các hàng kém chất lượng làm mất uy tín. Nhiều hiện tượng chặt chém, tranh giành khách diễn ra phổ biến.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng xã hội – nhân văn
Văn hóa
Nạn bỏ học đi làm thêm: Ví dụ như tình trạng trẻ em lang thang bán hàng rong ngoài thị trấn Sa Pa (Lào Cai) như hiện nay đang đe dọa phá vỡ sự gắn kết chặt chẽ vốn có giữa trẻ em với các thành viên trong gia đình và dòng tộc, làm tổn thương đến các giá trị truyền thống đã được thiết lập trong cộng đồng dân tộc.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng xã hội – nhân văn
Văn hóa
Các tệ nạn xã hội:
Gái mại dâm
Nghiện hút, ma túy, nhiễm HIV-AIDS
Trộm cắp
Lối sống ăn chơi buông thả cuộc sống
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng xã hội – nhân văn
Kinh tế
Lạm phát, giá cả leo thang
Tốn kém năng lượng
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng xã hội – nhân văn
Kinh tế
Lạm phát, giá cả leo thang: Ở những nơi có du lịch phát triển thì giá cả thường cao hơn giá cả thị trường bên ngoài, có nơi giá cao gấp 2-3 lần. Đây chính là hiện tượng “chặt chém” khách du lịch để kiếm tiền của không ít người. Cùng chịu chung số phân là những người dân ở đây. Khi chưa có khu du lịch thì giá cả phải chăng. Nhưng bây giờ thì tất cả hàng hóa đều tăng mạnh. Mặc dù người dân ở đây hầu hết là dân tộc ít người, thu nhập thấp, điều kiện kinh tế khó khăn.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng xã hội – nhân văn
Kinh tế
Tốn kém năng lượng: Một lượng lớn nguồn năng lượng được cung cấp cho du lịch. Lượng điện năng này lớn hơn xấp xỉ 2 lần so với lượng điện sinh hoạt của người dân. Dẫn đến tình trạng thiếu điện sinh hoạt ở nhiều nơi.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên
Phá hỏng cảnh quan tự nhiên, môi trường sống nhiều loại động vật
Các hệ sinh thái và môi trường đã rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên như: các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên
Phá hỏng cảnh quan tự nhiên, môi trường sống nhiều loại động vật
Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như: các khu rừng nhiệt đới, thác nước, hang động, cảnh quan… thư­ờng rất hấp dẫn đối với du khách, nhưng cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải, đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như:san hô, đồi mồi… bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật… của khách du lịch.


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên
Phá hỏng cảnh quan tự nhiên, môi trường sống nhiều loại động vật
Ngoài ra, cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ...) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC
Ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên
Tiêu tốn quỹ đất
Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển miền núi trung du vốn đã rất hạn chế… do bị khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị lại thêm phát triển các khu lịch.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân bao gốm 3 nhân tố chính:
Nhà nước và cơ quan du lịch
Chính sách phát triển du lịch chưa hợp lí
Chính sách quản lí các khu du lịch, dự án du lịch chưa chặt chẽ
Thiếu vốn và đầu tư nước ngoài, chưa phát triển được cơ sở hạn tầng
Tham nhũng quan liêu, bao che cho nhau
Chưa đưa các biện pháp, công nghệ khoa học mới vào áp dụng trong du lịch
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân bao gốm 3 nhân tố chính:
Khách du lịch
Là nguyên nhân chính làm du nhập những luồng văn hóa xấu vào văn hóa Việt Nam.
Đóng góp một phần nhỏ trong việc thải rác là các chất bẩn
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân bao gốm 3 nhân tố chính:
Người dân địa phương
Do nhận thức còn hạn chế nên dễ bị ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài.
Chưa hiểu được việc bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
Hám lợi, bất chấp mọi thủ đoạn để kiếm tiền, tranh giành khách, lừa đảo, chặt chém.
GiẢI PHÁP
Giải pháp của nhà nước và cơ quan quản lí:
Mở các lớp tập huấn về du lịch sinh thái, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, chương trình giáo dục môi trường cho hướng dẫn viên du lịch
Tổ chức giáo dục cho nhân dân địa phương để nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường bằng các phương tiện thông tin địa chúng, tài liệu, tờ rơi, hay mở các lớp tập huấn, câu lạc bộ.
Tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân khi tham gia du lịch
phát triển cơ sở hạ tầng.
Hình thành các khu cung cấp dịch vụ, các tuyến thăm quan với các sản phẩm văn hoá địa phương.
Xây dựng quy hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu.

GiẢI PHÁP
Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên và xây dựng
Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài
  Các khu bảo tồn thiên nhiên có những nguyên tắc chỉ đạo đối với các hoạt động du lịch sinh thái vừa có thể quảng cáo cho du lịch sinh thái, vừa phổ biến những diều nên hay không nên làm ở khu thiên nhiên cũng như trong quá trình tổ chức du lịch sinh thái
Áp dụng những thành tựu kĩ thuật tiên tiến vào việc duy trì và bảo tồn các khu du lịch

GiẢI PHÁP
Người dân và khách du lịch
Người dân :Nghiên cứu phát triển các nghành nghề sản xuất nông lâm nghiệp, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội và tự nâng cao trình độ bản thân người dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)