DTM cầu kinh-thanh đa

Chia sẻ bởi Ngô Thái Bảo | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: DTM cầu kinh-thanh đa thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KĨ THUẬ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO ĐTM DỰ ÁN NÂNG CẤP VÀ MỞ RỘNG
CẦU KINH-THANH ĐA

DANH SÁCH NHÓM






















CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN


TÊN DỰ ÁN
DỰ ÁN NÂNG CẤP VÀ MỞ RỘNG CẦU KINH, THANH ĐA, QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HCM
CHỦ DỰ ÁN
Cấp quyết định đầu tư : UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ đầu tư: : Sở GTCC thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện Chủ đầu tư : Ông Lê Quyết Thắng.
Chức vụ : Giám Đốc Khu QLGT Đô thị số 1.
Địa chỉ : Số 03 đường 3 tháng 2, P.11, Q.10, TP.HCM
Điện thoại : (08) 3929 1496
Hình thức điều hành dự án : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành dự án.
Hình thức thực hiện : Đấu thầu xây lắp.
Nguồn vốn : Sử dụng vốn ngân sách nhà nước
VỐN ĐẦU TƯ
Qui mô: kết cấu BTCT và BTCT DƯL.
Tuổi thọ thiết kế: 100 năm.
Tải trọng thiết kế:
Hoạt tải xe HL-93.
Người đi bộ 300kg/m2
Động đất cấp 6.
Khổ thông thuyền: BxH = (20x3,5)m.
Tĩnh không và khổ thông xe đường chui ven kênh:
BxH = (16x3,5)m.
Tần suất thiết kế: 1%
Chiều dài cầu: 325,40m.
Sơ đồ kết cấu nhịp: 3x25m+(25+35+50+35+25)m+3x25m.
NỘI DUNG VÀ QUI MÔ CÔNG TRÌNH
Sơ đồ vị trí Cầu Kinh mở rộng
MẶT CẮT NGANG CẦU DẪN
Giai đoạn 1:Giữ nguyên cầu Thanh Đa cũ.Thi công giai đoạn 1
Giai đoạn 2:Tháo dỡ cầu Thanh Đa cũ.Thi công giai đoạn 2






TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & KINH TẾ XÃ HỘI
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Đặc điểm địa hình
Hai bên bờ
Lòng sông
Địa hình vị trí cầu dự kiến xây dựng là khu vực đô thị sầm uất. Sát dọc hai bờ Kinh có nhiều nhà tạm, tương lai sẽ được di dời. Độ cao hai bờ hiện tại khoảng 0.8m -1.1m.
Thượng lưu và hạ lưu hai bên đường nhà cửa san sát.
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đang được xây dựng với thiết kế có bề rộng mặt cắt ngang B=4+2.5+2x3.75+0.5+1+0.5+2x3.75+2.5+4=30m
Kinh Thanh Đa nằm trong hệ thống tiêu nước và vận tải thủy của Thành phố.
Dọc hai bờ Kinh có nhiều nhà cửa tạm lấn chiếm lòng sông. Tại vị trí dự kiến xây dựng cầu bờ sông không ổn định, có nhiều điểm bị xói lở lớn đặc biệt tại ví trí cầu hiện tại.
Khoảng cách hai bờ khoảng 90m lòng sông có cao độ đáy lòng chủ khoảng 8.5 - 10.5m.
Đặc điểm khí tượng thủy văn
Bức xạ nhiệt: tổng số giờ nắng dao động từ 2.003 - 2.246 giờ . Độ bốc hơi trung bình vào mùa khô trên 130mm, mùa mưa dưới 50mm.
Nhiệt độ không khí: trung bình hàng năm khoảng 28oC.Nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất là vào tháng 4 (30oC)và thấp nhất vào tháng 12 (27oC). Sự thay đổi nhiệt độ trung bình hàng tháng không nhiều.
Độ ẩm tương đối: trung bình hàng năm từ 73% - 77%. Thấp nhất vào tháng 2 & 3, và cao nhất vào tháng 9 & 10 (80-86%).
Lượng mưa trung bình: hàng năm khoảng 1800mm. Lượng mưa trung bình vào mùa mưa luôn vượt quá 200mm, trong khi vào mùa khô luôn ít hơn 20mm.
Chế độ gió: Vào mùa khô, gió Bắc và Đông bắc là chủ yếu với tốc độ gió từ 2.5 đến 3.2 m/s. Vào mùa mưa, hướng gió chính là Tây nam và Tây với tốc độ gió từ 2.2 đến 3.3 m/s.



Hiện trạng các thành phần môi trường
Chất lượng không khí
Hàm lượng bụi tổng (TSP) trong và xung quanh khu vực Dự án dao động trong khoảng từ 0,137 đến 0,339 mg/m3.
Nồng độ khí SO2 dao động trong khoảng từ 0,152 đến 0,217 mg/m3 .
Nồng độ khí NO2 dao động trong khoảng từ 0,130 đến 0,165 mg/m3.
Nồng độ khí CO dao động trong khoảng từ 6,410 đến 12,200 mg/m3.
Quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT





 Thấp hơn nhiều theo quy định về giới hạn tối đa cho phép trong Quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT
Độ ồn
Độ ồn tại khu vực Dự án và khu vực xung quanh dao động trong khoảng từ 71,1 đến 75,2 dBA, thấp hơn so với giới hạn tối đa cho phép được quy định trong TCVN 5949-1998 vào ban ngày (75,0 dBA)
Sơ đồ vị trí lấy mẫu không khí:
Hiện trạng chất lượng nước mặt
Độ pH: Nước mặt tại khu vực có độ pH nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (pH = 5,5 – 8,5).
Ô nhiễm hữu cơ: Hàm lượng SS tại khu vực có giá trị cao hơn giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (TS = 1500 mg/L).
Hàm lượng NO2- : có giá trị cao hơn nhiều so với giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT .
Ô nhiễm do vi sinh: Hàm lượng coliform trong nước cao hơn mức giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (7500 MPN/100mL) rất nhiều.
 Kết luận chung: Qua khảo sát, phân tích mẫu cho thấy nguồn nước mặt khu vực Dự án có dấu hiêu bị ôm nhiễm. Nước trong khu vực chỉ có thể sử dụng trong mục đích giao thông .
Hiện trạng chất lượng nước ngầm










 Qua khảo sát, phân tích mẫu cho thấy nguồn nước ngầm khu vực Dự án bị ôm nhiễm cần được xử lý trước khi sử dụng.
Hiện trạng chất lượng bùn đáy









 Có thể nhận thấy hàm lượng các kim loại nặng trong bùn đáy giữa khu vực dự án đều thấp hơn mức cho phép tương ứng theo QCVN 03:2008/BTNMT đối với đất nông nghiệp và đất công nghiệp.
HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
Quận Bình Thạnh
Đặc điểm kinh tế xã hội: Với dân số là 435.301 người (năm 2005) và diện tích đất tự nhiên 2070,67 ha. Bình Thạnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các khu nhà ở dịch vụ, thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, là cầu nối giữa hai bờ sông Sài Gòn.
Mạng lưới giao thông: trừ một vài khu vực đã xây dựng theo qui hoạch, còn đa số phát triển tự phát. Tỷ trọng các trục chính và số đường có chiều rộng 12m để thuận lợi cho xe buýt và móc chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Một số đường bị hư hỏng xuống cấp nặng nề.
Hệ thống: cung cấp điện, nước đầy đủ. Nhưng hệ thống thoát nước mưa và nước thải vẫn có nhưng tình trạng ngập nước vào mùa mưa vẫn diễn ra.
Hiện trạng kinh tế xã hội khu vực dự án
Khu bán đảo Thanh Đa
Đặc điểm kinh tế xã hội: Với lợi thế về địa lý bán đảo Thanh Đa có tiềm năng về dịch vụ du lịch. Dân số khoảng 200.000 người và mật độ dân số 489 người/ha. Về các chỉ tiêu khác hiện nay ở bán đảo Thanh Đa còn khá thấp so với nhu cầu tối thiểu. Hệ thống điện, nước chỉ đạt được 25%, công viên cây xanh được 5%. Đất cho giao thông chỉ mới đạt mức 1,59m2/người trong khi cần tới 3 -4 m2/người.
Hiện trạng mạng lưới giao thông :đa số phát triển tuỳ tiện về khổ đường, lộ giới, vỉa hè.... Tỷ trọng các trục chính chỉ đạt khoảng 11%. Số đường có chiều rộng 12m để thuận lợi cho xe buýt xe lớn thấp. Cầu Kinh Thanh Đa hiện đã cũ có tải trọng nhỏ khổ hẹp đã trở nên quá tải cho phương tiện giao thông.
Các dự án có liên quan
Dự án kè bờ Kinh Thanh Đa phía Trung tâm, theo qui hoạch có đường C2 chạy dọc Kinh từ đường D2 (dọc Kinh Thanh Đa) đến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
Dự án kè bờ Kinh Thanh Đa phía Thanh Đa theo qui hoạch có đường chạy dọc kinh cắt ngang qua cầu Thanh Đa
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đang được triển khai thi công
Dự án cầu Kinh 2 vượt qua Kinh Thanh Đa nằm trên trục đường quy hoạch D2, cách cầu Kinh hiện tại khoảng 500m về phía hạ lưu.
Hẻm 595 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh từ số nhà 663 - Xô Viết Nghệ Tĩnh đến số nhà 78 - QL13 theo qui hoạch của Quận Bình Thạnh sẽ mở rộng thành đường
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Các tác động và nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Tải lượng bụi phát sinh từ việc xây dựng
Sự phát tán của bụi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và rác xây dựng tương đối khá cao. Bụi này có kích thước nhỏ nên dễ phát tán.
Có thể dễ dàng nhận thấy vào mùa khô tác động do bụi từ các hoạt động trên là mạnh nhất.
Các khu vực dọc theo công trình thi công cần được quan tâm đến vấn đề ô nhiễm bụi.
Tác động do tiếng ồn khi thi công cầu đường

Chương 4:GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Xác định các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
Kiểm soát khí thải đối với bụi
Tất cả các phương tiện và thiết bị phải đạt tiêu chuẩn phát thải khí thải TCVN 6438:2001, TCVN 5939:2005, TCVN 5940:2005.
Cấm sử dụng phương tiện và thiết bị kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng hoặc sử dụng nhiên liệu không đạt chất lượng theo quy định.
Ưu tiên chọn các loại phương tiện và thiết bị thi công có mức phát thải thấp.
Tránh các phương tiện và thiết bị tập trung quá nhiều vào một địa điểm.
Định kỳ bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Có tấm bạt che phủ
Chương trình quản trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng cần chú quan trắc các điểm có nguy cơ phát sinh bụi cao như vực tập kết vật liệu, khu vực đào đắp đất cát …
Tưới nước để duy trì độ ẩm thích hợp các khu vực tập trung vật liệu, quản lý nghiêm ngặt các khu vực này.

Giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ công trường thi công
Công trường phải được dọn sạch nước thải, chất thải trước khi thi công.
Công nhân xây dựng phải được sử dụng các trang bị bảo hộ lao động như bao tay, nón bảo hộ, ủng chống nước tại khu vực đang thi công.
Nước thải phải được bơm đến các hố ga hoặc kênh rạch khi cần thiết.
Dòng chảy nước thải phải được thay đổi khi cần thiết.
Khu vực nhạy cảm phải được giữ sạch sẽ trong suốt quá trình thi công (chất thải, nước thải từ dự án phải được thu dọn và xử lý đúng qui định).
Giảm thiểu tác động do ồn trong suốt quá trình thi công

Máy móc thiết bị thi công ở công trường sẽ được đặt càng xa với các khu vực nhạy cảm với tiếng ồn càng tốt.
Xây dựng rào chắn quanh các hoạt động gây ồn hoặc máy móc gây ồn.
Tránh các hoạt động vào ban đêm. Các máy gây ồn nên được hoạt động vào ban ngày.
Sử dụng các thiết bị có độ ồn thấp đặc biệt như máy nén khí kín và đệm giảm xóc cho tất cả các máy móc.
Các giới hạn này được áp dụng cho cả mức độ chịu đựng (sử dụng độ ồn trung bình trong khoảng 20-30 phút) và tiếng ồn cực đại.
Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt trong giai đoạn thi công
Không thải bỏ chất thải từ công trường vào kênh
Phương tiện vận chuyển, máy bơm và thiết bị có hiện tượng rò rỉ dầu nhớt phải được di chuyển ra ngoài công trình và các vị trí bị đổ dầu nhớt phải được xử lý ngay. Các phương tiện hư hỏng này sẽ được đem đi sửa chữa ngay sau đó.
Trong suốt thời gian thi công, các nhà vệ sinh lưu động sẽ được lắp đặt tại công trường, hợp đồng với công ty cung cấp nhà vệ sinh đến thay thế định kỳ. Các giải pháp này phải được thực hiện nghiêm túc trong suốt quá trình thi công tại các khu đô thị.
Giảm thiểu các tác động do chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng
Tất cả chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công trình đều được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy và hợp đồng với các đơn vị thu gom rác của địa phương đến thu gom hàng ngày.
Các chất thải của hoạt động xây dựng như sắt vụn, xi măng đóng cục, cốt pha đã qua sử dụng… đều được coi là chất thải xây dựng. Chúng sẽ được đúng thu gom, phân loại và lưu trữ tại khu vực trong công trường. Các chất thải có thể tái sử dụng được thì sẽ tách riêng và bán cho các đơn vị có nhu cầu.
Vị trí tiếp nhận rác, tuyến vận chuyển… phải được chuẩn bị rõ ràng.
 







Giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội do việc giải tỏa thu hồi đất ở
Giảm thiểu các tác động đến đời sống, kinh tế - xã hội của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.
Không gây ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai thực hiện dự án.
Đơn giá đền bù hợp lý theo đúng quy định nhằm mục đích cuối cùng là làm cho dự án thành công nhưng người dân không bị thiệt hại;
Người dân có cơ hội tái định cư với nơi phù hợp và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Tổ chức quản lý môi trường cho Dự án
Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng
Giám sát chất lượng không khí xung quanh
Thông số giám sát: Tiếng ồn, độ rung, bụi, CO, SO2, NO2.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
Giám sát môi trường nước mặt
Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, DO, SS, T-N, T-P, dầu mỡ, và Coliforms.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
Giám sát môi trường nước ngầm
Thông số giám sát: pH, COD, SS, As, NH4+, NO2‑, NO3-, dầu mỡ, và Coliforms.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
Chất lượng bùn đáy:
Thông số giám sát: Hg, Pb, As, Zn, Cu, Cd.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
Giám sát sạt lở:
Số lượng và vị trí giám sát: 100 mét về thượng lưu và 100 mét về hạ lưu Cầu Kinh.
Thông số giám sát: Sạt lở bờ.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành
Giám sát môi trường không khí xung quanh
Thông số giám sát: Tiếng ồn, độ rung, bụi, CO, SO2, NO2.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.
Giám sát môi trường nước mặt
Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, DO, SS, T-N, T-P, dầu mỡ, và Coliforms.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.
Giám sát môi trường nước ngầm
Thông số giám sát: pH, COD, SS, As, NH4+, NO2‑, NO3-, dầu mỡ, và Coliforms.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.
Vị trí giám sát chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm và bùn đáy trong giai đoạn xây dựng
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Ý kiến của UBND phường
Gia tăng giao thông trong khu vực: . Cần có biện pháp giải quyết tình huống kẹt xe, ùn tắc giao thong với dự báo sẽ diễn ra hàng ngày vào giờ cao điểm, kéo theo tiếng ồn, độ rung, tai nạn giao thông….
Về những rủi ro sự cố môi trường: : Việc tiến hành thi công cần có sự đồng bộ với dự án. Các biện pháp thi công cần triệt để giải quyết luôn việc chống sạt lở ,tránh làm ảnh hưởng tiến độ và cuộc sống của nhân dân trên địa bàn.
Về vấn đề khác: . Đề nghị chủ đầu tư nên lưu ý biện pháp thi công không ảnh hưởng đến vị trí đặt van, nếu có sự cố cần phải xử lý ngay, tránh phản ứng của nhân dân trong khu vực.
Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA ĐỊA PHƯƠNG.
Gia tăng giao thông trong khu vực: Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp quản lý để giải quyết tình huống kẹt xe, ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, bảo đảm giao thông thông suốt trong thời gian thi công.
Về những rủi ro sự cố môi trường: Chủ đầu sẽ phối hợp với các đơn vị khác có liên quan để triệt để giải quyết việc chống sạt lở tại khu vực này.
Về vấn đề khác: Chủ đầu tư sẽ lưu ý biện pháp thi công không ảnh hưởng đến vị trí đặt van, nếu có sự cố sẽ xử lý ngay.
Ngoài ra, Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp cụ thể đồng thời sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền xã để đảm bảo trật tự, an ninh tại địa bàn trong suốt quá trình thực hiện dự án.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
KẾT LUẬN
Lợi ích của dự án
Phục vụ nhu cầu đi lại, góp phần thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại khu vực bán đảo Thanh Đa
Dự án là một bước quan trọng tạo tiền đề thực hiện việc xây dựng bán đảo Thanh Đa theo qui hoạch đã được phê duyệt.
KIẾN NGHỊ
Khu Quản lý Giao thông Đô thị 1 đã được giao nhiệm vụ thực hiện dự án này tại Quận Bình Thạnh, vì vậy chúng tôi đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt báo cáo ĐTM để Dự án sớm được triển khai.
CAM KẾT
Ban QLDA cam kết dự án thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ Môi trường. Dự án sẽ không gây bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn tới ô nhiễm các thành phần không khí, nước... Dự án cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong khu vực lân cận.
Ban QLDA cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu dự án có bất kỳ vi phạm nào về việc bảo vệ môi trường.
Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng: Ban QLDA cam kết sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thái Bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)