Dsdsdsd

Chia sẻ bởi Minh Minh | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: dsdsdsd thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

Hệ thống các dạng bài tập tiếng việt
Dạng 1: Các phương châm hội thoại-xưng hô trong hội thoại
Bài 1.Vận dụng phương châm hội thoại để chỉ ra lỗi sai trong các trường hợp sau. Các trường hợp đó đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
a.Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
b.là một loài chim có cánh.
c. -Cậu học bơi ở đâu vậy?
-Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
d. –Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
-Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
Bài 2.Cho các từ sau: nói trạng; nói nhăng nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò.
Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau và chỉ rõ các câu vừa điền có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a.Nói có căn cứ chắc chắn là…
b.Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là…
c.Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là…
d.Nói nhảm nhí, vu vơ là…
e.Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là…
Bài 3. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Ăn đơm nói đặt; ăn ốc nói mò; ăn không nói có; cãi chày cãi cối; khua môi múa mép; nói dơi nói chuột; hứa hươu hứa vượn.
Bài4. Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?
Nói ba hoa thiên tướng; nói một thốt ra mười; nói mò nói mẫm; nói thêm nói thắt; nói một tấc lên trời.
Bài 5. Nối cột A với cột B cho hợp lý và cho biết các trường hợp đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A
B

1.Nói móc
a.Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách.

2.Nói ra đầu ra đũa
b.Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói.

3.Nói leo
c.Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý.

4.Nói mát
d.Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến.

5.Nói hớt
e.Nói rành mạch, căn kẽ, có trước có sau.

Bài 6. Giải nghĩa các thành ngữ sau đây và cho biết mỗi thành ngữ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mở; mồm loa mép giải; đánh trống lảng; nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Bài 7.Các câu tục ngữ, ca dao sau khuyên chúng ta điều gì? Các câu ấy có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a.Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe.
b.Vàng thì thử lửa, thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Minh Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)