ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH HỌC TẬP - CÂU CHUYỆN CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG NGA

Chia sẻ bởi Trần Văn Cơ | Ngày 02/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH HỌC TẬP - CÂU CHUYỆN CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG NGA thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH HỌC TẬP
CÂU CHUYỆN CỦA GIÁO VIÊN MÔN TIẾNG NGA Câu chuyện sau đây xảy ra cũng khá lâu, đúng vào lúc mà Tiếng Nga không được ưa chuộng nữa và nhiều phụ huynh đã đến trường xin cho con em mình chuyển sang học Tiếng Anh (nhưng không thể được, vì khi vào lớp 6 học sinh được bố trí học ngoại ngữ nào thì sẽ học ngoại ngữ đó cho đến hết cấp học). Nhưng có một thầy giáo đã động viên được các em tiếp tục học, vì học một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời nữa (cuộc sống văn hóa của nước có ngoại ngữ mình đang học). Thầy giáo đó vẫn tận tình giảng dạy như không có việc gì xảy ra, vẫn say sưa lồng ghép những câu chuyện về tính cách Nga, cho học sinh học hát những bài hát Tiếng Nga, đọc thơ bằng Tiếng Nga và có em học sinh cũng tập tành làm thơ bằng Tiếng Nga.

Một phần không kém quan trọng khiến cho học sinh trong trường đó vẫn thích học Tiếng Nga là nội dung sách Tiếng Nga quá hay. Các tác giả biên soạn sách đã tìm tòi, trích dẫn những bài đọc Tiếng Nga thú vị, mà khi học xong học sinh không thể nào quên được nội dung của nó. Ở đầu mỗi bài ôn tập trong sách giáo khoa của một số lớp, đều có các câu tục ngữ, ca dao có tác dụng giáo dục cao đối với học sinh chẳng hạn như: - Có công mài sắt có ngày nên kim. - Con cá ở sẵn dưới ao, không câu không bắt đời nào cá lên. - Việc chạy bay khi gặp tay thợ khéo. - Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi. - Văn ôn, võ luyện. - Còn sống, còn học tập. - Mọi việc đều khó lúc ban đầu. - Có học mới nên khôn. Có lần đi qua lớp học tôi thấy nhiều học sinh ngồi học mà rơm rớm nước mắt. Hỏi chuyện mới biết các em học sinh lớp 7 học một bài đọc mà nội dung của nó làm các em cảm động mà khóc.

Thầy giáo Tiếng Nga dạy lớp học trên kể lại như sau: “Tôi đang cho học sinh nghe nội dung bài đọc bằng đĩa Tiếng Nga (loại đĩa làm bằng nhựa dùng với máy quay đĩa, chứ không phải đĩa CD như hiện nay), hình như trời cũng thương mình hay sao ấy. Khung cảnh hoàn toàn thích hợp cho việc dạy một bài học có nội dung hơi buồn. Bên ngoài cữa sổ lớp học, nắng vàng dịu, mặt trời chuẩn bị khuất sau những rặng tre ở phía xa kia. Không khí yên lặng, giọng nói Nga, âm trầm phát ra từ máy quay đĩa, làm học sinh chú ý. Lối đọc diễn cảm thể hiện theo từng nội dung câu chữ làm se lòng cả tôi và các em học sinh. Lúc đó chúng tôi đã áp dụng phương pháp giảng dạy mới đối với việc dạy Tiếng Nga. Chúng tôi dùng phương pháp thực hành – có ý thức. Sau khi cho học sinh trà lời câu hỏi theo bài đọc, thấy các em có biểu hiện khác thường, hình như quan tâm đến nội dung cả bài đọc hơn là trả lời từng câu hỏi. Thấy các em cũng đã hiểu bài, tôi cho các em dịch toàn bộ bài đọc, với mục đích cảm thụ văn chương hơn là hiểu một bài đọc bằng Tiếng Nga thông thường. Bài đọc được viết theo nội dung một truyện ngắn (Tuổi Mười ba của X. Barugin). Tôi đã tận dụng nội dung một bài học hay để tác động vào tình cảm của học sinh.”

TRẦN VĂN CƠ
Chuyên viên Tiếng Anh
Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định

Bài có đăng trên Diễn đàn của Dự án SREM (Support to the Renovation of Education Management) (Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục http://www.srem.com.vn, luồng “Đổi mới phương pháp dạy học” với User name nhatanh.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Cơ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)