ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH HỌC TẬP - CÂU CHUYỆN CỦA GIÁO VIÊN MÔN ĐỊA LÝ

Chia sẻ bởi Trần Văn Cơ | Ngày 02/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH HỌC TẬP - CÂU CHUYỆN CỦA GIÁO VIÊN MÔN ĐỊA LÝ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH HỌC TẬP
CÂU CHUYỆN CỦA GIÁO VIÊN MÔN ĐỊA LÝ Không biết các bạn có ấn tượng gì về các giờ học môn Địa lý mà bạn đã học. Trong quá trình cải cách giáo dục của các nước trên thế giới vào những năm 80 của thế kỷ 20, khi đọc báo các bạn sẽ có được nhiều thông tin thú vị về các quan niệm khác nhau về từng môn học trong quá trình đưa ra các ý kiến đối với cải cách giáo dục ở từng nước. Có ý kiến rất thú vị của một số học giả nước ngoài về môn Địa lý, đại khái như sau: Môn Địa lý là một môn học quan trọng cần phải dạy nhiều cho học sinh (ý nói số giờ học phải nhiều hơn các môn khác) với lý luận cho rằng một công dân cần phải biết trong đất nước của mình có những tài nguyên thiên nhiên gì. Khi đã biết có tài nguyên gì học sinh cần phải học tốt để nghiên cứu khai thác nó nhằm làm giàu cho đất nước.

Ở Việt Nam, môn Địa lý là một môn học bình thường như các môn học khác và đã được chọn là một môn thi tốt nghiệp THPT trong nhiều năm liền, do vậy học sinh không còn lơ là với môn học này như trước đây nữa. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, các thiết bị dạy học môn Địa lý được cung cấp cho các trường học, các phương tiện dạy học hiện đại đã làm cho việc dạy học bộ môn này thú vị hơn, giúp học sinh hiểu được bài nhiều hơn. Câu chuyện của một thầy giáo dạy Địa lý mà tôi kể lần này lại không có đủ các thiết bị dạy học cần thiết, không có phương tiện dạy học hiện đại, nhưng có được óc hài hước, vốn hiểu biết sâu rộng và khả năng liên hệ bài học với thực tế cuộc sống của học sinh thật tuyệt vời. Câu chuyện xảy ra cũng khá lâu rồi. Trước khi kể về giáo viên này (gọi là Thầy A), cũng nên nhắc đến một giáo viên dạy Địa lý khác (gọi là Thầy B), kiến thức môn Địa lý vững vàng, nhưng lúc nào cũng nghiêm khắc. Giờ học Thầy B thường làm cho học sinh trong lớp sợ, đặc biệt là khi Thầy kiểm tra bài cũ đầu giờ. Bất kỳ giờ dạy nào Thầy cũng mang bản đồ lên lớp. Đầu giờ Thầy thường gọi học sinh lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nội dung câu hỏi kiểm tra đầu giờ thường bao gồm 2 phần: phần 1 là một câu hỏi từ nội dung bài cũ, phần 2 là một câu có sử dụng bản đồ mà Thầy mang theo. Yêu cầu của Thầy cũng đơn giản thôi, ví dụ thầy yêu cầu học sinh chỉ vị trí của Luân đôn, thủ đô của nước Anh trên bản đồ. Tất cả học sinh đều không thực hiện được yêu cầu này, vì không quen đọc bản đồ (lúc đó thiết bị giảng dạy học tập môn Địa lý tối thiểu như bản đồ cũng rất khan hiếm, cả trường chỉ có một vài cái treo trong thư viện, giá lại đắc, nhiều học sinh không thể có bản đồ riêng như bây giờ). Học sinh nào may mắn lắm mới chỉ được vị trí của một thành phố nào đó trên bản đồ. May mắn là như thế này: khi trả lời xong câu hỏi, học sinh di chuyển đến gần nơi bản đồ, nếu để ý thấy vị trí của Matxcơva mà Thầy bảo tìm vị trí của Matxcơva thì là may mắn. Còn lại đa số học sinh bị hoa mắt bỡi những đường chi chít, những chỗ màu xanh đậm nhạt khác nhau. Ai cũng biết ý nghĩa của những đường chi chít, cũng như những chỗ màu xanh (hoặc các màu khác) đậm nhạt khác nhau trên bản đồ, nhưng khi thực hành thì không thực hành được vì không quen.

Khi trả lời bài cũ, học sinh nào được 6 điểm là quá giỏi, còn lại là thiếu điểm (3 hoặc 4 điểm). Điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cả năm của học sinh trong lớp cao nhất là 6,0; hiếm hoi lắm mới có một vài học sinh đạt được 6,5. Thầy B giảng dạy rất nghiêm túc, ra vào lớp đúng giờ, không làm phiền các giáo viên khác (có giờ dạy sau tiết dạy của Thầy). Kiến thức môn Địa lý của Thầy rất vững vàng. Ít khi thấy Thầy nhìn vào giáo án (trừ khi Thầy nhìn để ghi các tiêu đề chính) và học sinh cũng ít khi thấy Thầy cười. Thầy cứ đứng trên bục giảng, giảng bài, chỉ vào bản đồ để minh họa, rồi dừng lại đọc bài cho học sinh chép. Cách thức thầy tiến hành giờ dạy luôn đảm bảo các bước lên lớp, vào giờ kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, củng cố bài, cho bài tập về nhà. Tiết học này cũng như tiết học kia, trời nóng bức cũng như mưa lạnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Cơ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)