ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH HỌC TẬP
Chia sẻ bởi Trần Văn Cơ |
Ngày 02/05/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH HỌC TẬP thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Động viên khuyến khích học sinh học tập
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2002 giải thích nghĩa của hai từ “động viên” và “khuyến khích” như sau: Động viên: Tác động đến tinh thần làm cho phấn khởi vươn lên mà tích cực hoạt động. Ví dụ: Khen thưởng để động viên. Khuyến khích: Tác động đến tinh thần để gây phấn khởi, tin tưởng mà cố gắng hơn. Ví dụ: - Khuyến khích các em học tập. - Khuyến khích bằng vật chất. - Giải thưởng khuyến khích. Để giúp học sinh đạt kết quả trong học tập, song song với việc tìm các phương pháp tối ưu truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng ta còn phải tiến hành nhiều biện pháp động viên, khuyến khích học sinh học tập. Mỗi giáo viên đều có các biện pháp, hình thức động viên khuyến khích học sinh mình tích cực học tập, cố gắng vươn lên. Hình thức động viên khuyến khích học sinh học tập có thể có hiệu quả đối với đối tượng học sinh này, lớp học này, nhưng có thể không có hiệu quả đối với đối tượng học sinh khác, lớp học kia. Tuy nhiên có những biện pháp chung nhất dùng để động viên, khuyến khích học sinh học tập. Các biện pháp đó là (không theo trình tự quan trọng hay ít quan trọng): 1. Tạo các tình huống vui trong giờ dạy. 2. Thể hiện sự quan tâm đến từng học sinh trong lớp. 3. Giảng giải rõ ràng. 4. Đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể. 5. Nhiệt tình trong giảng dạy.
6. Giúp học sinh đặt ra các mục tiêu học tập mà các em có thể đạt được. 7. Giúp học sinh nhận biết được các em phải làm gì để đạt được mục tiêu đã đề ra. 8. Tạo ra sự thi đua giữa các cá nhân, các tổ trong lớp nhưng tránh tạo ra sự ganh đua căng thẳng giữa học sinh với nhau. 9. Tăng cường tính tự động viên của học sinh. 10. Đặt ra các mục tiêu nâng cao chất lượng học tập của học sinh có tính khả thi.
11. Sử dụng đa dạng các phương pháp / thủ thuật dạy học. 12. Đừng tỏ ra bực mình đối với những câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn của học sinh. Kiên trì trả lời mọi câu hỏi của các em. 13. Hãy đặt nhiều câu hỏi (từ dễ đến khó) cho học sinh trả lời. 14. Nếu thấy học sinh có khả năng trình bày một nội dung nào đó, thì cứ gọi các em trình bày. 15. Luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp đối với học sinh.
16. Tạo cho học sinh có cảm giác thành công.
17. Khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh. 18. Di chuyển trong lớp học. Đừng cứ luôn luôn ngồi tại bàn giáo viên. Sự thụ động của giáo viên khi lên lớp (chỉ ngồi một chỗ hoặc chỉ đứng trên bục giảng để giảng bài) đôi khi làm giảm phần hưng phấn học tập của học sinh. 19. Động viên học sinh đưa ra nhiều cách giải một bài toán, đoán trước kết quả một thí nghiệm. 20. Thử thách học sinh (Thỉnh thoảng giao cho các em một nhiệm vụ tương đối khó).
21. Tạo cho học sinh cảm giác đợi đến giờ học sau (của môn học). 22. Ra vào lớp đúng giờ. 23. Giữ không khí lớp học vui vẻ nhưng nghiêm túc từ khi bước vào lớp cho đến khi hết giờ. 24. Cố gắng quản lý tốt thời gian sao cho sau khi hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà xong thì trống đánh (hoặc chuông reo vang lên) báo hiệu hết giờ học. 25. Kiềm chế bản thân, đừng tỏ ra giận dữ dù đối với một học sinh không thuộc bài (hoặc không làm được bài).
TRẦN VĂN CƠ
Chuyên viên Tiếng Anh
Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
Bài có đăng trên Diễn đàn của Dự án SREM (Support to the Renovation of Education Management) (Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục http://www.srem.com.vn, luồng “Đổi mới phương pháp dạy học” với User name nhatanh.
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2002 giải thích nghĩa của hai từ “động viên” và “khuyến khích” như sau: Động viên: Tác động đến tinh thần làm cho phấn khởi vươn lên mà tích cực hoạt động. Ví dụ: Khen thưởng để động viên. Khuyến khích: Tác động đến tinh thần để gây phấn khởi, tin tưởng mà cố gắng hơn. Ví dụ: - Khuyến khích các em học tập. - Khuyến khích bằng vật chất. - Giải thưởng khuyến khích. Để giúp học sinh đạt kết quả trong học tập, song song với việc tìm các phương pháp tối ưu truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng ta còn phải tiến hành nhiều biện pháp động viên, khuyến khích học sinh học tập. Mỗi giáo viên đều có các biện pháp, hình thức động viên khuyến khích học sinh mình tích cực học tập, cố gắng vươn lên. Hình thức động viên khuyến khích học sinh học tập có thể có hiệu quả đối với đối tượng học sinh này, lớp học này, nhưng có thể không có hiệu quả đối với đối tượng học sinh khác, lớp học kia. Tuy nhiên có những biện pháp chung nhất dùng để động viên, khuyến khích học sinh học tập. Các biện pháp đó là (không theo trình tự quan trọng hay ít quan trọng): 1. Tạo các tình huống vui trong giờ dạy. 2. Thể hiện sự quan tâm đến từng học sinh trong lớp. 3. Giảng giải rõ ràng. 4. Đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể. 5. Nhiệt tình trong giảng dạy.
6. Giúp học sinh đặt ra các mục tiêu học tập mà các em có thể đạt được. 7. Giúp học sinh nhận biết được các em phải làm gì để đạt được mục tiêu đã đề ra. 8. Tạo ra sự thi đua giữa các cá nhân, các tổ trong lớp nhưng tránh tạo ra sự ganh đua căng thẳng giữa học sinh với nhau. 9. Tăng cường tính tự động viên của học sinh. 10. Đặt ra các mục tiêu nâng cao chất lượng học tập của học sinh có tính khả thi.
11. Sử dụng đa dạng các phương pháp / thủ thuật dạy học. 12. Đừng tỏ ra bực mình đối với những câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn của học sinh. Kiên trì trả lời mọi câu hỏi của các em. 13. Hãy đặt nhiều câu hỏi (từ dễ đến khó) cho học sinh trả lời. 14. Nếu thấy học sinh có khả năng trình bày một nội dung nào đó, thì cứ gọi các em trình bày. 15. Luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp đối với học sinh.
16. Tạo cho học sinh có cảm giác thành công.
17. Khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh. 18. Di chuyển trong lớp học. Đừng cứ luôn luôn ngồi tại bàn giáo viên. Sự thụ động của giáo viên khi lên lớp (chỉ ngồi một chỗ hoặc chỉ đứng trên bục giảng để giảng bài) đôi khi làm giảm phần hưng phấn học tập của học sinh. 19. Động viên học sinh đưa ra nhiều cách giải một bài toán, đoán trước kết quả một thí nghiệm. 20. Thử thách học sinh (Thỉnh thoảng giao cho các em một nhiệm vụ tương đối khó).
21. Tạo cho học sinh cảm giác đợi đến giờ học sau (của môn học). 22. Ra vào lớp đúng giờ. 23. Giữ không khí lớp học vui vẻ nhưng nghiêm túc từ khi bước vào lớp cho đến khi hết giờ. 24. Cố gắng quản lý tốt thời gian sao cho sau khi hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà xong thì trống đánh (hoặc chuông reo vang lên) báo hiệu hết giờ học. 25. Kiềm chế bản thân, đừng tỏ ra giận dữ dù đối với một học sinh không thuộc bài (hoặc không làm được bài).
TRẦN VĂN CƠ
Chuyên viên Tiếng Anh
Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
Bài có đăng trên Diễn đàn của Dự án SREM (Support to the Renovation of Education Management) (Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục http://www.srem.com.vn, luồng “Đổi mới phương pháp dạy học” với User name nhatanh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Cơ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)