ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

Chia sẻ bởi Tram Minh Huy | Ngày 24/10/2018 | 79

Chia sẻ tài liệu: ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

  

GV:Trần Minh Huy

1.Xây Dựng Sơ Đồ Về Quan Hệ Giữa Các Lớp Trong Lớp Chân Bụng
2.Trình Bày Có Sơ Đồ Minh Họa Về Nguồn Gốc Bất Đối Xứng Của Lớp Chân Bụng
3.Trình Bày Đặc Điểm Phân Loại Của Lớp Chân Bụng
1.SƠ ĐỒ VỀ QUAN HỆ GIỮA CÁC PHÂN LỚP TRONG LỚP CHÂN BỤNG
* So sánh cấu tạo của các loài chân bụng và căn cứ vào vị trí tương đối của khoang áo so với khối nội quan, có thể phân biệt thành 4 sơ đồ cấu tạo ứng với các nhóm chân bụng:
Hai Tâm Nhĩ
Một Tâm Nhĩ
Có Phổi
Mang Sau
2.SƠ ĐỒ MINH HỌA VỀ NGUỒN GỐC BẤT ĐỐI XỨNG CỦA LỚP CHÂN BỤNG
* Cấu tạo đối xứng 2 bên của nhóm thân mềm cổ và giai đoạn ấu trùng của chân bụng chứng tỏ rằng không đối xứng của thân bụng chỉ là biến đổi thứ sinh. Tổ tiên của nó vốn có đối xứng 2 bên.
Nguyên nhân gây bất đối xứng trong lớp chân bụng được Naef (1927) giải thích bằng quan điểm hình thái, sinh thái như sau:
- Chân bụng nguyên thủy vốn có hình nón chuyển dần sang xoắn trong một mặt phẳng, do môi trường có nhiều thức ăn dẫn đến cơ thể phát triển.Miệng vỏ cuối cơ thể, phần nặng của vỏ ở phía trước, khoang áo phía sau, sống bơi.

Nhìn từ bên
Nhìn từ lưng
- Khi chuyển sang sống bò, phần nặng của vỏ chuyển ra phía sau cơ thể bằng cách quay 1800.Do đó khoang áo chuyển về phía trước cơ thể, cầu nối thần kinh bên mang do đó bắt chéo (ứng với hai tâm nhĩ).
- Vỏ chuyển từ xoắn trong một mặt phẳng sang xoắn chóp (để thích nghi với môi trường dư thừa thức ăn)
=>Trọng tâm vỏ lệch sang một bên
=>Cơ thể sẽ quay ngược vỏ về sau hơi nghiêng về phía thân (quay điều hòa).Khi đó vỏ ép lên cơ quan áo gây tiêu biến mang và tâm nhĩ, thân.
- Tùy theo mức độ quay điều hòa mà hình thành 3 nhóm: mang trước một tâm nhĩ, có phổi và mang sau.

Vỏ đối xứng sang vỏ xoắn chớp
Điều hòa vị trí của vỏ
Hình thành mất đối
xứng của các cơ quan áo
Vì vậy thứ tự xuất hiện của các lớp chân bụng là:
* Mang trước hai tâm nhĩ
* Mang trước một tâm nhĩ
* Mang sau và 1 nhóm Mang trước một tâm nhĩ nào đó chuyển lên cạn để hình thành Có phổi
3.TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CỦA LỚP CHÂN BỤNG
3.1/ Đặc Điểm Phân Lớp Mang Trước (PROSOBRANCHIA)
Mang ở trước tim, phần lớn là 1 mang.
Khoang áo ở phía trước cơ thể.
Có dây thần kinh tạng bắt chéo.


1.Bộ Chân Bụng Cổ (Archaeogastropoda)
- Cơ thể mang nhiều nét đối xứng
- Có 2 tâm nhĩ
- Phức hợp cơ quan áo chẵn (2 mang, 2 thận, 2 osphradi...)
- Có dây thần kinh bắt chéo
- Hạch chân chưa hình thành
- Mang 2 dãy
- Tuyến sinh dục đổ vào thận phải
- Thụ tinh ngoài
- Phát triển qua ấu trùng Trochophora
* Các họ thường gặp: Neritidae, Trochidae, Turbinidae, Haliotidae, Patellidae...
1.Theodoxus
2.Haliotis- ốc bào ngư
3.Turbo petholatus- ốc xà cừ
1
2
3
1.Neritidae_plate
2.Bộ Chân Bụng Trung (Mesogastropoda)
- Cơ thể mất đối xứng
- Tim 1 tâm nhĩ
- Phức hợp cơ quan áo lẻ
- Dây thần kinh bên tạng bắt chéo
- Tuyến sinh dục không đổ vào thận
- Thụ tinh trong
- Phát triển qua ấu trùng Veliger
- Mang 1 dãy
* Các họ thường gặp: Cypraeidae, Turitellidae, Natacidae...
Cerithiidae
Cassididae
1.Assimineisae
2.Cydaeidea 3.Turritellidae
1
2
3
Carinaria
Turitellidae
3.Bộ Chân Bụng Mới (Neogastropoda)
- Cơ thể phân hóa cao
- Lưỡi gai có ít răng, đầu kéo dài thành mõm
- Osphradium dạng lông chim
- Hệ thần kinh tập trung
- Thụ tinh trong
- Nhiều loài trứng phát triển trực tiếp thành con non
* Các họ thường gặp: Cymbium melo (ốc gáo), Babylonia areolata (ốc hương).
Volutidae
Conidae
Muricidae
Conus – Tiết chất độc

Punctate Harp
Tonnidae
3.2/ Phân Lớp Mang Sau (OPISTHOBRANCHIA)
Vỏ thường tiêu giảm hoặc không có (vỏ phát triển ở loài nguyên thủy)
Lệch thần kinh
Khoang áo nằm phía bên phải cơ thể, có khi tiêu giảm
Tim một tâm nhĩ.
Lưỡng tính
Mang nằm ở phía sau tim
Cấu tạo cơ thể thể hiện sự vặn xoắn không hoàn toàn.
1.Bộ Mang Kín (Tectibranchia)
- Có xoang áo và mang chính thức, chân hình thành 2 tấm bên lớn.
- Sống bò dưới đáy
- Mang được áo che kín
* Các họ thường gặp: Dolabella, Atys, Bulla






Hydatina

Dolabella
2.Bộ Chân Cánh (Pteropoda)
- Hai tấm bên chân phát triển thành vây bơi.
Các họ thường gặp: Clione, Limacina...

Limacina
3.Bộ Ốc Hai Mảng Vỏ (Saccoglossa)
- Vỏ có hai mảnh như vỏ trai.
- Các họ thường gặp: Phyllobranchus, Placobranchus

Berthelinia
Placobranchus
Midorigai
Placobranchus
4.Bộ Mang Trần (Nudibranchia)
- Có thể dạng sên, đối xứng bề ngoài, không có vỏ, không có khoang áo.
- Mang nguyên sinh tiêu biến, có mang thứ sinh ở mặt bên.
- Các hạch thần kinh tập trung về phía đầu.
- Đại diện: Hexabranchus, Phyllidia, Armina...



Armina


Glossodoris
Hexabranchus
Melibe
Glossodoris
Phyllidia
Hexabranchus
3.3/ Phân Lớp Có Phổi (PLUMONATA)
Có phổi
Mang tiêu biến
Có lỗ thở nhỏ ở bên phải.
Cơ quan áo lẻ
Lệch thần kinh.
Lưỡng tính. Một số đẻ con.
Vỏ phát triển hoặc tiêu giảm, không có nắp vỏ.
1.Bộ Mắt Gốc (Basommatophora)
- Có 1 đôi tua đầu không co duỗi được, có mắt nằm ở gốc.
- Vỏ phát triển.
- Đại diện: Lymnaea, Polypylis...

Lymnaea
Lymnaea
Lymnaea
Gyraulus
Lymaea Stagnalis
2.Bộ Mắt Đỉnh (Stylommatophora)
- Có 2 đôi tua đầu co duỗi được.
- Mắt nằm ở ngọn đôi tua sau.
- Vỏ có khi tiêu giảm.
- Đại diện: Succineidae, Enidae, Ariophantidae...
Achatidae
Bradybaena
Camaena
Bradybaena
Bradybaena
1.Nêu Đặc Điểm Cấu Tạo & Vai Trò Của Các Bộ: Bộ Cánh Thẳng; Bộ Cánh Đều; Bộ Bọ Que; Bộ Cánh Da, Bộ Cháy Rận, Bộ Cánh Nửa; Trong 2 lớp Sâu Bọ.
2.Xây Dựng Sơ Đồ Phản Ánh Quan Hệ Họ Hàng Của Các Lớp Trong Ngành Chân Khớp.
1.Đặc Điểm Cấu Tạo & Vai Trò Các Bộ
*Bộ Cánh Thẳng (Orthoptera): khoảng 20.000 loài
*Cấu Tạo
- Có 2 đôi cánh, cánh trước hơi dày hơn cánh sau.
- Cơ quan miệng kiểu nghiền
- Biến thái không hoàn toàn. Trứng đẻ rời hoặc thành cổ có bao ngoài.
- Con đực có cơ quan phát âm nhờ cọ xát 2 cánh trước hoặc cọ xát đùi với cánh trước.
- Cơ quan thính giác ở đốt ống chân trước hoặc ở 2 bên đốt bụng đầu tiên.


*Vai trò: ăn thực vật, nhiều khi gây hại lớn cho cây trồng.
*Đại diện:
- Châu chấu (Acrididae), Sạt sành (Tettigonidae) thường gặp trên đồng ruộng, rừng, phá hoại cây trồng và tre nứa; có thể kể: châu chấu di cư, châu chấu sa mạc, châu chấu Maroc, châu chấu Ý.
- Dế (Grylidae, Gryllotalpidae): sống dưới đất, đào bới, hại cây (dế mèn, dế trũi).

Locusta migratoria
Swarm
locusta migratoria
Adult Schistocerca gregaria
Dociostaurus
Maroccanus
* Bộ Cánh Đều (Isoptera) hay Mối: hiện biết 2500 loài.
* Cấu Tạo
- Có 2 đôi cánh mỏng, cấu tạo và cỡ lớn gần như nhau. Cánh chị có ở các cá thể sinh dục trước khi giao hoan, sau đó rụng cánh, các cá thể ở các đẳng cấp khác không có cánh.
- Cơ quan miệng kiểu nghiền
- Biến thái không hoàn toàn
- Mối sống thành xã hội, có hiện tượng nhiều hình.
- Là nhóm phong phú ở vùng nhiệt đới, ưa hoạt động nơi có độ ẩm cao, thiếu ánh sáng.
-Thức ăn chủ yếu là gỗ, tiêu hóa nhờ xenlulaza do động vật nguyên sinh sống cộng sinh trong ruột mối tiết ra.
*Vai trò: gây hại cho các công trình bằng gỗ, đê đập và cây trồng.
*Đại diện: Mối gỗ khô (Coptotermes domesticus, Odontotermees hainanensis, Coptotermes formosanus.
Coptotermes
Odontotermes
Reticulitermes
*Bộ Bọ Que (Phasmoptera)
*Cấu Tạo
-Có cánh hoặc mất cánh
-Cơ quan miệng kiểu nghiền
-Biến thái không hoàn toàn. Có khả năng trinh sản
-Có hình thái và màu sắc cơ thể ngụy trang
-Phổ biến ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
* Đại diện: Bọ que (Carausius, Bacillus), Bọ lá (Phyllium).

Bacillius
Carausius
Phyllium
*Bộ Cánh Da (Dermapteda)
*Cấu Tạo
- Có cánh ngắn; đôi trước dày cứng, không có gân cánh; đôi sau là cánh màng hình nửa vòng tròn, khi nghỉ gập dưới cánh da.
- Cơ quan miệng kiểu nghiền
- Biến thái không hoàn toàn
- Gai đuôi dạng kìm cứng
- Sống chui rúc trong kẽ tường, bờ gạch, dưới lá vụn.
*Đại diện: Forficula auricularia.
Forficula auricularia
Forficula
auricularia
*Bộ Chấy Rận (Anoplura): có khoảng 300 loài
*Cấu Tạo:
- Cỡ bé, mất cánh.
- Cơ quan miệng kiểu chích hút.
- Biến thái không hoàn toàn.
- Mắt tiêu giảm.
- Ký sinh ngoài hút máu trên cơ thể động vật có vú, truyền nhiều bệnh nguy hiểm như sốt định kỳ do chấy rận, sốt hồi quy.
*Đại diện: chấy, rận, rận bẹn ký sinh ở người.

P.vestimenti
Pediculus humanus
Phthirus pubis
*Bộ Cánh Nửa (Hemiptera): có khoảng 4000 loài
*Cấu Tạo:
- Có 2 đôi cánh, cánh trước có nửa gốc dầy cứng, nửa ngọn mỏng.
- Cơ quan miệng kiểu chích hút.
- Biến thái không hoàn toàn.
- Nhiều loài có tuyến hôi hoặc tuyến thơm.
- Sống ở cạn hoặc ở nước, lối ăn đa dạng: hút nhựa cây, hút máu, ăn thịt, nhiều loài gây hại nông nghiệp.
*Đại diện: rệp giường, bọ xít hôi, bọ xít đen (hại lúa), bọ xít muỗi (hại chè), bọ gạo (hại cá con), cà cuống làm gia vị.
Notonecta glauca
Notonecta glauca
Leptocoris
Tessaratoma papillosa
Helopeltis sp
Rhynchocoris humeralis
Lethcerus indicus





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tram Minh Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)