động vật học

Chia sẻ bởi Đặng Thanh Tân | Ngày 03/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: động vật học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NÔNG HOÁ THỔ NHƯỠNG
Nhóm thực hiện:
Trương Thị Anh
Phạm Đăng Diệu An
Nguyễn Thị Hòa
Trần Thị Hiền
Lê Thị Hằng
Phan Văn Thắng
Nguyễn Thị Thanh Thúy
Ngô Thị Diệu Lài
Lê Thị Kim Liên
Võ Thị Thanh Thúy
LỚP ẾCH NHÁI HAY LƯỠNG CƯ (AMPHIBIA)
TRÊN LỚP BỐN CHÂN (TETRAPODA)
Trên lớp bốn chân gồm những động vật có xương sống chuyển đời sống lên cạn, trong môi trường không khí. Trong đó một số có đời sống hoàn toàn lên cạn, hay còn có một số giai đoạn trong đời sống còn gắn chặt với môi trường nước.
Một số nhóm quen môi trường nước nhưng vẫn giữ sự hô hấp oxi trong khí quyển.

Việc chuyển từ môi trường nước lên cạn là một sự kiện quan trọng trong quá trình tiến hóa của động vật có xương sống. Khi chiếm lĩnh môi trường ở cạn, động vật có xương sống có một vùng rộng lớn để khai thác thức ăn và các điều kiện sống khác. Tuy nhiên, đây là một bước chuyển vô cùng khó khăn vì các điều kiện vật lý trên đất liền khác với nước như: không khí không đủ sức nâng con vật như ở trong nước, lượng oxi trong không khí nhiều hơn trong nước nhưng không thể hô hấp bằng mang mà phải hô hấp bằng cơ quan khác.
Động vật có xương sống ở cạn khắc phục sức hút của trọng lực nhờ những biến đổi hình thái kèm theo sự gia tăng chung mức độ biến dưỡng của cơ thể:
Sự di chuyển trên cạn được thực hiện nhờ kiểu chi 5 ngón, hoạt động nhờ hệ cơ.
Cường độ hô hấp gia tăng, trao đổi khí và môi trường xảy ra ở phổi.
Giai đoạn ấu trùng của ếch nhái hô hấp bằng mang; ở bò sát, chim, thú khe mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi.
Kích thước tương đối của bộ não gia tăng và phân hóa các phần.

Có hai vòng tuần hoàn: . Tuần hoàn phổi
. Tuần hoàn cơ thể
Cơ quan cảm giác thích nghi với hoạt động trong môi trường không khí.
Khoang mũi có phần khứu giác và phân hô hấp riêng, xuất hiện xoang tai giữa, có mi mắt, điều tiết bằng cách thay đổi đường kính nhân mắt.
Tất cả những thay đổi đó không thể thực hiện ngay mà được giải quyết dần dần trong từng nhóm động vật có xương sống
Chính thức ở cạn là bò sát mà đỉnh cao là chim và thú sau này.
Trên lớp 4 chân có bốn lớp:
Ếch nhái (lưỡng thê).
Bò sát (động vật có màng ối)
Chim (động vật có màng ối)
Thú (động vật có màng ối)
Chim và thú có khả năng ổn định nhiệt cơ thể, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường → động vật đẳng nhiệt (máu lạnh).
Ếch nhái, bò sát và các nhóm khác có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ của môi trường → động vật biến nhiệt (máu lạnh).
LỚP ẾCH NHÁI (AMPHIBIA)
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Ếch nhái là lớp động vật có xương sống ở cạn đầu tiên cho nên ngoài những đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn chưa hoàn chỉnh vẫn có một số đặc điểm liên quan đến môi trường nước.
Thích nghi với đời sống ở cạn:
Chi có kiểu 5 ngón, chi sau đôi khi dài hơn chi trước → nhưng nói chung nó vẩn còn yếu nên chưa thể nâng cơ thể lên khỏi mặt đất.
Sọ khớp động với cột sống nhờ hai lồi cầu chẩm → cử động đầu vẫn còn hạn chế.
Xuất hiện thêm một số đốt sống cỗ và một đốt sống hông làm điểm tựa cho đai hông.
Hàm khớp với sọ theo kiểu Autostylic nên xương móng hàm được chuyển vào tai giữa thành xương bàn đạp.
Tim có hai tâm nhĩ, 1 tâm thất, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Hô hấp bằng phổi nhưng phổi chưa hoàn chỉnh.
Mắt có mí cử động được.
Trứng không có vỏ dai và phát triển trong nước.
Da trần dể thấm nước.
Hô hấp bằng da
Một số đặc điểm liên quan đến môi trường nước là:
Trong quá trình phát triển của giai đoan ấu trùng sống ở nước, còn giai đoạn trưởng thành sống trên cạn hoặc nữa nước nữa cạn.
II. Hình dạng và cấu tạo cơ thể:
1.Hình dạng: Tùy theo môi trường sống mà ếch nhái được chia làm 3 loại khác nhau:
Dạng cá cóc sống ở nước.
Dạng ếch nhái sống ở nữa nước nữa cạn.
Dạng giun sống chui luồn trong đất.
2. Vỏ da:
Được cấu tạo bởi 2 lớp:
Biểu bì nhiều tầng ở bên ngoài.
Bì ở bên trong.
Vỏ da có những đặc điểm thích nghi khi chuyển lên sống ở trên cạn như sau:
Phủ bên ngoài lớp biểu bì có tầng sừng giúp khỏi mất nước qua da.
Toàn bộ vỏ da chỉ dính vào cơ thể bằng một số đường nhất định → nên dưới da có những khoang trống chứa bạch huyết và ở lớp bì có nhiều mạch máu.
Đảm bảo cho việc hô hấp qua da đạt hiệu quả cao.
Ngoài việc đảm bảo việc hô hấp qua da thì vỏ da còn có đặc điểm thích nghi với việc tự vệ và sinh sản như:
Có nhiều sắc tố, nhiều tuyến độc để tự vệ.
Da có tuyến nhầy làm cho da luôn ẩm ướt
Biểu bì còn có các sản phẩm phụ như mỏ sừng (ở ấu trùng), vuốt sừng, vảy…
3.Hệ cơ:
Hệ cơ của lưỡng cư đã cơ những biến đổi thích nghi với điều kiện vận chuyển lên cạn, với sự cử động phong phú của kiểu cấu trúc chi 5 ngón.
Cụ thể là sự hình thành các bó cơ riêng biệt và khỏe làm cử động các chi. Có đến 350 bó cơ. Đặc biệt là cơ phát triển ở chi.
Hiện tượng phân đốt giảm, đặc biệt là ở ếch nhái không đuôi, hiện tượng phân đốt chỉ còn một số ở cơ bụng.
4. Bộ xương: Chia làm 3 phần:
4.1.Cột sống: Chia làm 4 phần: Cổ, thân, hông và đuôi.
Phần cổ: Đã có một đốt sống cổ giúp cho ếch nhái cử động linh hoạt phần đầu, để bảo đảm tránh kẻ thù và phát hiện con mồi tốt hơn. Đặc biệt có hai hố nhỏ để khớp với hai lồi cầu chẩm giúp cho sự cử động của đầu.
Phần thân: Có nhiều đốt sống, tạo nên bộ khung cho cơ thể ếch nhái.
Phần hông: Xuất hiện một đốt sống hông làm điểm tựa cho đai hông.
Phần đuôi: Ở lưỡng cư có đuôi gồm nhiều đốt, còn ở lưỡng cư không đuôi có các đốt thu ngắn lại và gắn lại với nhau tạo thành trâm đuôi. Thân đốt sống của lưỡng cư không chân và lưỡng cư có đuôi bâc thấp ở chính giữa còn mang di tích của dây sống. Đa số lưỡng cư có đuôi có đốt sống ở lõm sau và lưỡng cư không đuôi có đốt sống lõm trước.
4.2. Xương sọ:
Sọ nhỏ và hẹp, phần lớn sọ ở trạng thái sụn, xương gốc sụn và xương màng phát triển yếu nên số lượng xương sọ ít.
Phần sọ có hai lồi cầu chẩm khớp với một đốt sống cổ giúp lưỡng cư có thể cử động lên xuống để quan sát kẻ thù, để tìm kiếm thức ăn.
Trong quá trình chuyển từ hô hấp bằng mang sang hô hấp bằng phổi xương móng hàm được giải phóng khỏi chức năng treo hàm và có sự biến đổi cung móng và các cung mang thành các xương bàn đạp có vai trò dẫn truyền âm thanh trong tai giữa, tấm sụn móng nâng đỡ cho lưỡi. Nhờ ở lưỡng cư treo hàm theo kiểu Autostylic (xương hàm trên gắn trực tiếp vào hộp sọ không qua trung gian là xương móng hàm).
4.3. Xương đai vai và chi:
Đai vai có các xương: Xương bả vai, xương quạ, đặc biệt xuất hiện xương mỏ ác do thiếu xương sườn nên xương mỏ ác không gắn với cột sống và lồng ngực không có. Đai vai và xương mỏ ác làm thành cung tự do, giúp cho ếch nhái vận động linh hoạt hơn.
Xương cánh tay và xương đùi nằm ngang, các chi còn yếu nên cử động của các chi còn đơn giản và chưa đủ sức để nâng lên khỏi mặt đất. Ếch nhái có đuôi có chi ngắn và đôi khi giữa các ngón có màng bơi. ở ếch nhái không đuôi chi tiêu giản.
Chi tự do có cấu tạo kiểu 5 ngón, có các phần tự do khớp với nhau theo hệ thống đòn bẩy.
Đai hông của lưỡng cư gồm hai xương chậu dài có đầu gắn với mấu bên của đốt sống chậu, đầu kia gắn với xương ngồi ở phía sau và sụn háng ở phía trước (xương ngồi sụn háng mỗi thứ chỉ gồm một xương).
5. Hệ thần kinh và giác quan:
5.1. Hệ thần kinh:
Hệ thần kinh của lưỡng cư phát triển hơn so với cá:
Đặc biệt não trước có bán cầu não lớn, não thất phân biệt; phần nóc và phần bên của não bộ đã có các tế bào thần kinh làm thành vòm não cổ.
Não giữa gồm hai thùy thị giác và có một nếp thần kinh nằm phía trước hành tủy.
Tiểu não không phát triển, rất nhỏ và dẹp.
Tủy sống có hai chỗ phình tương ứng với đai vai và đai hông.
Có 10 đôi giây thần kinh não đi ra từ não bộ giúp ếch nhái nhận biết những kích thích từ môi trường ngoài.
5.2. Giác quan:
Có những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn:
Thị giác: Mắt có tuyến lệ và có 3 mi, mi dưới cử động bảo vệ cho mắt khỏi bị khô và bụi, giác mạc lồi, nhân mắt hình thấu kính giúp cho con vật nhìn xa hơn, sự điều tiết mắt nhờ một số cơ đặc biệt kéo mắt về phía trước.

Thính giác: Tai của ếch nhái không đuôi ngoài tai trong còn có tai giữa và xương bàn đạp, màng nhĩ. Tai giữa thông với hầu nhờ ống Euteche giúp cho áp suất trong và ngoài được cân bằng và đồng thời truyền rung động của không khí từ màng nhĩ vào tai trong.
Ở lưỡng cư có đuôi và không chân tuy vẫn có xương bàn đạp song thiếu màng nhĩ và xoang tai giữa thích nghi với điều kiện sống trong nước và trong đất.
Lưỡng cư không đuôi cảm giác được với âm thanh có tầng số 30 đến 15000 (dao động/giây ). Khả năng nghe âm thanh có tần số cao phù thuộc vào nhiệt độ.
Có cơ quan khứu giác là lỗ mũi ngoài và lỗ mũi trong, đóng vai trò quan trọng trong hô hấp bằng phổi. Khứu giác dùng để đánh hơi, tìm mồi và phát hiện mùi vị quen thuộc của ao hồ nơi chúng tập hợp trong mùa sinh sản.
Cơ quan đường bên có ở ấu trùng và các loại ếch nhái có đuôi ở nước. Cơ quan này có chức năng xúc giác từ xa, còn cho phép con vật cảm giác được những thay đổi của nhiệt độ trong phạm vi 2-3°C.
6. Hệ tiêu hóa: Gồm có:
Ống tiêu hóa
Tuyến tiêu hóa.
6.1. Ống tiêu hóa: Gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột và hâu môn.
Khoang miệng rộng giúp cho con vật nuốt được mồi to. Động tác nuốt được bổ trợ bỡi mắt : Khi nuốt mồi mắt nhắm, mắt thụt vào bên trong đẩy thức ăn xuống thực quản.
Lưỡi dài, mút lưởi chẻ đôi và chỉ có phần lưỡi trước dính vào thềm miệng. Vì vậy khi bắt mồi lưỡi sẻ lật ra, con mồi sẻ bị bắt giữ bằng đầu lưỡi chẻ đôi và chất nhầy trên lưỡi.
Răng nhỏ hình nón gắn trên xương hàm, xương khẩu cái và xương lá mía. Trong đó, cóc không có răng.
Thành xoang miệng lót lớp màng nhầy với nhiều mao mạch làm nhiệm vụ hô hấp.
Xoang miệng ăn thông với lỗ Euteche, ở con đực, đáy xoang miệng có túi kêu.
Thực quản ngắn, có thể có tiêm mao để chứa thức ăn.
Dạ dày hình túi cong, có thành cơ khỏe.
Phần ruột dài gấp 2-3 lần chiều dài cơ thể và phân biệt rõ 3 phần: Ruột non, ruột già và ruột thẳng.
Hậu môn đổ vào lỗ huyệt.
6.2. Tuyến tiêu hóa:
Chưa có tuyến nước bọt.
Tuyến nhày trong xoang miệng chỉ tiết chất làm mềm và ướt thức ăn.
Tuyến gan và tuyến tụy đã tách biệt.
Các sản phẩm tiết của các tuyến này cùng với sản phẩm của tuyến dạ dày và tuyến ruột đảm nhận việc tiêu hóa thức ăn.
7. Hệ hô hấp: Ếch nhái tồn tại nhiêu hình thức hô hấp khác nhau tùy theo từng nhóm.
Cơ quan hô hấp của ấu trùng và ếch nhái có đuôi là mang ngoài, mang trong và da.
Cơ quan hô hấp của phần lớn ếch nhái trưởng thành là phổi, da và màng nhày xoang miệng.
Mang ngoài là những sợi mang tương tự cơ quan hô hấp phụ của cá, mang trong giống cá.
Da ếch có các mao mạch đảm nhận việc trao đổi khí cả trong không khí và môi trường nước.
Màng nhày xoang miệng có các mao mạch làm nhiệm vụ hô hấp bổ sung cho các thành phần hô hấp khác.
Xuất hiện hô hấp bằng phổi: Bằng cách hô hấp không khí đến phổi qua đường hô hấp bắt đầu từ lỗ mũi ngoài đến lỗ mũi trong rồi thanh quản. ống khí quản dẫn đến phổi.
Phổi là những túi đơn giản hoặc có các nếp gấp bên trong tạo thành phế nang, làm tăng diện tích tiếp xúc của phổi, diện tích này chiếm 2/3 diện tích da.
Do không có lồng ngực nên ếch nhái thở bằng cách nuốt khí.
Tùy theo môi trường sống mà hình thức hô hấp nào là chủ yếu. Thường thì môi trường ẩm ướt hay dưới nước thì chủ yếu là hô hấp da, còn ở môi trường cạn thì hô hấp phổi. Điều này thể hiện qua tỉ lệ chiều dài mao mạch da so với mao mạch phổi và tỉ lệ trao đổi qua các cơ quan hô hấp.
8. Hệ tuần hoàn:
Nòng nọc thở bằng mang nên cơ bản có hệ tuần hoàn tương tự như ở Cá. Ếch nhái trưởng thành có sự xuất hiện vòng tuần hoàn phổi với những sự biến đổi về tim và hệ mạch.
Hệ động mạch : Từ côn động mạch phát đi 3 đôi động mạch.
Đôi động mạch cổ dẫn máu lên đầu (ứng với đôi động mạch mang đầu tiên của cá).
Tim ếch 3 ngăn,2 tâm nhỉ và 1 tâm thất. Ở lưỡng cư có đuôi và không chân chưa có vách ngăn tâm nhỉ hoàn toàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Đôi cung động mạch (ứng với đôi động mạch mang thứ hai của cá) phân nhánh thành động mạch dưới đòn.hai cung động mạch gặp nhau phía sau tạo thành động mạch lưng cho ra các mạch máu đi nuôi các nội quan.

Đôi động mạch phổi ( ứng với đôi cung mang thứ tư của cá) từ mỗi nhánh phát đi động mạch da.
Ở những loài có đuôi, có phổi có đôi động mạch thứ hai ứng với đôi cung động mạch thứ ba. Ở động mạch phổi có ống Bôtan thông với cung động mạch ở mỗi bên.
Hệ tĩnh mạch : Lưỡng cư có đuôi giống với cá phổi song có thêm tỉnh mạch chủ sau.

Ở lưỡng cư không đuôi thì tất cả máu tỉnh mạch đổ về tỉnh mạch chủ sau hoặc đôi tỉnh mạch chủ trước rồi đi vào xoang tỉnh mạch.
Có túi bạch huyết dưới da làm da luôn ẩm.
Khối lượng máu và huyết tố cao hơn ở cá.
9. Hệ bài tiết:
Thận của ếch nhái vẫn là thận giữa, giống cá. Có ống dẩn niệu là ống Wolf thông với huyệt.
Ếch nhái bậc cao thì có bóng đái lớn. Nước tiểu theo ống dẩn nước tiếu qua huyệt rồi mới vào bóng đái sau đó ra ngoài.
Do da ếch nhái ẩm và có khả năng hút nước mạnh nên khi cơ thể thiếu nước, thì thận phải tăng cường hấp thu nước qua bóng đái. Hay khi cơ thể thừa nước thì thận lại tăng cường thải nước.
Điều này chứng minh vì sao ếch nhái không sống lâu được trên cạn.
10. Hệ sinh dục lưỡng cư:
Cá thể đực có 1 đôi tinh hoàn, không có cơ quan sinh dục riêng, sản phẩm sinh dục đổ chung với ống dẫn niệu.
Cá thể cái có buồng trứng, ống dẫn trứng.
Lớp ếch nhái thụ tinh ngoài, phát triển phôi và hậu phôi đều diễn ra trong nước. Trứng thụ tinh phân cắt hoàn toàn và gần đều. Phôi vị hóa bằng cách lõm vào và lan phủ. Miệng phôi bị nút noãn hoàn bịt kín.
Sự phát triển hậu phôi có biến thái và diễn ra qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn mang ngoài: Tim có 1 tâm thất và 1 tâm nhĩ, cơ quan đường bên, có mang ngoài để hô hấp.

Giai đoạn mang trong: Mang ngoài tiêu biến xuất hiện mang trong và lỗ thở. Miệng có mô sừng và răng.
Giai đoạn cải biến các cơ quan: Xuất hiện chân và phổi, đuôi và mang biến mất.
Các cơ quan nội tạng của một loài động vật lưỡng cư
III. Phân loại lưởng cư hiện nay.
Cuối đại Cổ sinh lưởng cư phát triển phồn vinh nhất.Ngày nay chỉ còn 3 bộ phân hóa tách biệt nhau có lẽ từ cuối đại Cổ sinh.
1.Bộ lưởng cư có đầu(Caudata hay Urodela)
Đây là bộ nguyên thủy hơn cả.Thân thuôn dài,đuôi phát triển và tồn tại suốt đời,chi trước và chi sau có kích thước tương tự ; đốt sống lỏm hai mặt ; màng nhỉ và xoang tai giửa thiếu.Tim có vách ngăn tâm nhỉ hoàn toàn hay gần hoàn toàn ở nhóm cao.Có bốn đôi cung động mạch mang,tỉnh mạch chính vẩn còn tồn tại.Nhiều loài thụ tinh trong.
Có khoảng 280 loài thuộc 60 giống phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới Tây và Đông bán cầu. Ở Việt Nam có loài cá coc Tam Đảo và cá cóc Mẫu sơn.Cả hai đều là ếch nhái quý hiếm được xếp trong sách đỏ Việt Nam và trên thế giới.
2. Bộ lưởng thê không chân
Có cơ thể hình giun hay rắn dài khoảng 30-120 cm, đuôi rất ngắn, da trần ẩm ướt,có đốt sống lỏm hai mặt, vách ngăn tâm nhỉ chưa phát triển.Chi tiêu biến,mắt phát triển yếu.
Gồm khoảng 60 loài phân bố chủ yếu ở những vùng nhiêt đới ẩm. Ở Việt Nam có loài ếch trun sống trong hang sâu 20-30 cm,có tập tính cuốn lấy chuổi trứng để bảo vệ.Có trong sách đỏ
3. Bộ lưởng thê không đuôi (Ecaudata hay Anura)
Có cấu trúc tiến hóa nhất.Cơ thể ngắn,không đuôi, chi sau phát triển dài hơn chi trước;đốt sống lỏm trước,màng nhỉ và xoang tai giửa phát triển.Hầu hết thụ tinh ngoài , đẻ trứng.
Khoảng 2100 loài sống trên khắp lục địa,phổ biến nhất ở các vung nhiệt đới ẩm.Ở Việt Nam có khoang 86 loài,đáng lưu ý có cóc tía,cóc góc mắt, cóc tiền hồ…Nhiều loài có kích thước lớn có giá trị thực phẩm đặc sản cao như ếch trơn , ếch vạch , ếch gai,hoặn lớn , ếch đồng.Nhửn loài ếch nhái phổ biến ở Việt Nam điển hình là ngóe , chẩu chuộc , chàng hưu , chẫu chàng ,nhái bầu hoa ,nhái bầu vân , cóc nhà.
IV.Nguồn gốc tiến hóa:
Cách đây khoảng 300 trăm triệu năm vào kỷ Đêvôn, di tích lưỡng cư cổ nhất thuộc nhóm giáp đầu cá được tìm thấy, có nhiều đặc điểm của lưỡng cư (có lồi cầu chẩm, có khe tai, có xương bàn đạp, xương trụ tai) song vẫn có những đặc điểm của cá như ở cá phổi, có vảy trên đuôi, thùy thịt ở gốc vây còn phủ những vây nhỏ.
Cuối kỷ Đêvôn, ếch nhái giáp đầu chia làm 2 phân lớp:
Phân lớp đốt sống mỏng, phân lớp đốt sống dày.
Phân lớp đốt sống mỏng (Lepospondyli): Kích thước nhỏ nhưng chuyên hóa với đời sống ở nước, nhiều dạng không có chân. Người ta cho chúng là nguồn gốc của bộ không chân và có đuôi.
Phân lớp đốt sống dày (Apsidospondyli): Chia làm 2 trên bộ là Trên bộ Răng rối (Labyrinthodontia) và Trên bộ Ếch nhảy (Salientia). Trên bộ Ếch nhảy gồm Bộ Không đuôi nguyên thủy (Proanura) ở kỷ Cacbon và bộ Eoanura ở kỷ Tam Điệp được xem là nguồn gốc của ếch nhái không đuôi ngày nay. Trên bộ răng rối có quan hệ với bò sát nguyên thủy được xem là nguồn gốc của bò sát ngày nay.
V. Sinh thái học:
Ếch nhái là động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Đời sống của ếch nhái lệ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm không khí và các yếu tố môi trường khác.
Nhiệt độ thích hợp của các loài ếch nhái thay đổi tùy theo nhóm. Đối với các loài ếch nhái có đuôi ,ranh giới nhiệt độ của chúng từ 2-30°C, ếch nhái không đuôi là 3-37,5°C. Nhiệt độ của ếch nhái thường thấp hơn nhiệt độ môi trường từ 2-3°C. Tuy vậy, vẫn có những loài sống được ở nhiệt độ thấp hơn 0-1°C như Hdromantes platycephalus, thậm chí có thể sống trong nước bằng với nhiệt độ -6°C như Hyllacrutfer, Rana sylvatica.
Ranh giới chịu đựng được là 40°C
Đời sống ếch nhái còn lệ thuộc chặt chẽ vào độ ẩm môi trường. Da của ếch nhái là cơ quan hô hấp vô cùng quan trọng. Da trần và ẩm, thuận lợi cho sự khuếch tán khí và độ ẩm của da giảm cùng với độ ẩm ở ngoài. Da khô nhanh, ếch nhái chết khi lượng nước mất 15% so với trọng lượng cơ thể, da khô chậm lượng nước mất 75% chúng mới chết.
Những loài sống cạn như cóc cơ thể mất từ 40-50% lượng nước, các loài ở nước như ếch cơ thể mất 30% lượng nước so với trọng lượng cơ thể. Vì vậy độ ẩm của môi trường rất quan trọng đối với đồi sống ếch nhái. Độ ẩm cao làđièu kiện sống tốt của chung.
Vì đời sống lệ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ và độ ẩm nên ếch nhái không phân bố các vùng sa mạc khô cằn và vùng địa cực ,trong khi chúng rất phong phú và đa dạng ở các vùng nhiệt đới nóng và ẩm.
Ếch nhái sống ở các vực nước ngọt ,môi trường có hàm lượng muối từ 1-1,5% sẽ gây khó khăn cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể.Tuy nhiên,vẫn có một số loài sống ở nước lợ.
Ngoài ra, nồng độ oxy và độ pH cũng ảnh hưởng đến đời sống ếch nhái. Khi nồng độ oxy giảm, lượng huyết cầu tố trong máu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các loài ếch nhái có thể hoạt động ở môi trường có độ pH=3,8.
2. Các nhóm ếch nhái về mặt sinh học:
Ếch nhái thường sống ở những nơi ẩm ướt hay các vực nước ngọt. Một số sống trên cạn hoắc trên cây. Tuy nhiên, dù sống ở đâu thì cũng quay về môi trường nước để sinh sản. Căn cứ vào nơi ở chúng ta có thể phân ếch nhái thành 3 nhóm:
Nhóm sống trong nước: Chủ yếu là các loài ếch nhái có đuôi và môt số không đuôi. Các loài có đuôi sống gắn liền với môi trường nước có thân dài, đuôi dài hẹp, chi nhỏ (vd: Cá cóc Tam đảo para meso,Triton).
Những loài sống ở nước chảy thì chi có vuốt giúp vật bám vào giá thể (vd:Cá cóc vuốt Onychodactylus).Còn các loài không đuôi ở nước có màng da nối với các ngón chân sau (Ngoé,Chẫu).
Sống ở nửa nước nửa cạn: Các loài không đuôi chiếm số lượng lớn. Tỷ lệ thời gian sống dưới nước so với trên cạn thay đổi tùy loài,có loài sống nhiều trong nước, có loài chỉ sinh đẻ trong các vực nước hoặc có loài sống trên cây bên bờ các vực nước.
Nhóm sống trên cạn: Loài đe trứng thai như Kỳ Nhông đen Châu Âu, cóc đẻ con hay ếch không chân thụ tinh trong. Phần lớn đều có khả năng đào đất. Chúng dùng chi sau đạp lần lượt và dúi phần sau thân vào đất. Những loài này có chân sau ngắn,khỏe,da đầu có một phần hóa xương bảo vệ đầu khỏi bị chấn thương do đất. Các loài không chân đào đất có thân hình rắn, một số giác quan không phát triển.
Các họ ếch cây và nhái bén có tới 90% loài ở cây. Các loài ở cây đều có cấu tạo thích hợp cho sự leo trèo như ngón chân có đĩa bám, có tuyến tiết chất dính hay các ngón chân có màng da để có thể nhảy chuyền từ cây này sang cây khác.
3 . Vận chuyển : Khả năng vận chuyển của ếch nhái có liên quan với môi trường sống
Chúng có khả năng bơi trong môi trường nước nhờ cử động của chân và đuôi. Vd: Cá cóc tam đảo, siren, hoặc nhờ cò chi sau dài và có màng bơi, vd: Ếch nhái.
Ở cạn ếch nhái di chuyển bằng cách nhảy. Nhảy là hình thức do sự duổi thẳng đột ngột của chi sau, chi trước làm vai trò đệm khi con vật rơi xuống đất. Một số loài có khả năng nhảy rất tốt, chẳng hạn như nhái bầu vàn ta có bước nhảy gấp 80 lần chiều dài cơ thể (xa 120m và cao 50m) ngóc nhảy xa 60m và cao 20m. Một số loài có thể nhảy lia thia trên mặt nước như ếch đồng. Một số khác có thể bò hoặc đi song rất chậm.

Một số loài có cách vận chuyển phổ biến là trèo trên cây, bám trên lá như nhái bén,ếch cây, ếch núi nhờ đầu ngón chân có các giác bám lớn,đôi khi da tiết ra chất dính để bám chặt vào giá thể.
4. Hoạt động ngày đêm và mùa:
Do đặc điểm cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lí của ếch nhái còn kém tiến hóa nên không những chúng bị hạn chế về phân bố mà còn bị chi phối về hoạt động ngày đêm và hoạt động theo mùa.
Nhiều yếu tố chi phối hoạt động ngày đêm và mùa của ếch nhái nhưng chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm.
Phần lớn chúng hoạt động về đêm khi có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Nhưng trong vùng rừng nhiệt đới,nhiệt độ và độ ẩm không thay đổi nên ếch nhái hoạt động suốt ngày và quanh năm. Những ngày có mưa rào hoặc sau cơn mưa thì ếch nhái kiếm ăn ban ngày.
Ếch nhái có hiện tượng ngủ hè (nấp nơi trú ẩn, ngừng hoạt động và nhịn ăn) khi có nhiệt độ cao và khô ráo. Khi trời trở rét nhiệt độ xuống thấp ếch nhái có hiện tượng trú đông. Lúc đó chúng chui vào hang hốc tự nhiên để ẩn náu, ngừng hoạt động và nhịn ăn, chi ra ngoài kiếm ăn vào những ngày nắng ấm.
Ở các vùng ôn đới mùa đông rất lanh và kéo dài, ếch nhái có hiện tượng ngủ đông .Khi ngủ, trao đổi chất con vật giảm tối thiểu, tính cảm ứng và dẩn truyền thần kinh, sự bài tiết của thận cũng yếu đi rõ rệt.
5. Thức ăn: Do thời gian kiếm ăn trong ngày của ếch nhái ngắn nên chúng thường ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng. Đó là các loài động vật, chỉ có nòng nọc mới ăn thực vật và chất bã động vật.
Thức ăn của ếch nhái thường là côn trùng, nhện, cua, ốc, cá con…cũng có tường hợp ăn cả nòng nọc của mình.


Thành phần thức ăn thay đổi tùy theo nơi ở. Các loài sống ở rừng núi ăn ít loài thức ăn hơn các loài ở đồng bằng. Kích thước các loài thức ăn thay đổi theo kích thước cơ thể. Các loài có kích thươc lớn, miệng rộng ăn thức ăn lớn hơn các loài có kích thước nhỏ miệng hẹp.
Số loài có thức ăn chuyên không nhiều. Một số loài có thức ăn thay đổi theo mùa.
Ếch nhái thường ngồi yên một chổ để rình và bắt mồi động. Chúng dùng lưỡi và hàm để giữ mồi. Nuốt mồi nhờ cầu mắt và thềm miệng. Ngoài ra khi phát hiện mồi có thể sử dụng xúc giác hoặc khứu giác.
6. Sinh sản:
Con đực và con cái được phân biệt nhờ các đặc điểm sinh dục thứ cấp. Thông thường cá thể đực nhỏ hơn cá thể cái, hầu hết con đực có túi kêu nằm ở sau cằm. Túi kêu có chức năng như một thùng cộng hưởng khuyếch đại âm thanh khi phát ra đi qua thanh quản. Vào mùa sinh sản ta có thể phân biệt đực cái, còn có thế dựa vào đặc điểm như màu sắc cơ thể, hoa văn, màu lưng và đuôi hoặc vai tay. Ngoài ra, ở môt số loài cá thể đực có màng nhĩ to, có răng trên hàm dưới phát triển, xương trụ vai mọc chìa ra ngoài hoặc có hai u lồi trên vùng đỉnh sọ.

Sự giao phối ếch nhái tiến hành trong nước,thời gian giao phối thay đổi tùy loài, kéo dài từ vài giờ tới vài ngày. Khi giao phối cá thể đực ôm lấy cá thể cái để phóng tinh trùng lên trứng. Đa số các loài có hiện tượng giao hoan dục diển ra trước khi giao phối.
Một số loài thụ tinh ngoài như : Ếch nhái có đuôi nghuyên thủy, đa số không đuôi. Một số loài thụ tinh trong như: Ếch nhái không chân và đa số có đuôi. Ở những loài này chúng có bộ phận giao phối do thành xoang huyệt có cơ co rút lồi ra ngoài.
Đa số trứng khi đẻ ra dính nhau thành đám,thành khối tròn hoặc dải…chung quanh trứng có lớp màng keo bảo vệ trứng khỏi tác động cơ học đồng thời được xem như một bộ phận hấp thụ nhiệt. Trứng dính nhau thành đám giúp chúng nổi đực trong môi trường nước đồng thời tránh được sự tấn công của kẻ thù.
Nơi đẻ trứng thay đổi tùy theo loài,đa số đẻ trong nước. Tuy nhiên, có loài đẻ trong đám rêu ở thân cây, trên lá cây. Nhai bám nhỏ làm tổ bằng bọt chất nhầy trong hốc cây. Các loài ở cạn đẻ con trong đất. Cũng có trường hợp con đực mang trứng cho con cái (cóc mang trứng) hoặc có trường hợp mang trứng trong túi kêu cho tơi khi phát triển thành nòng nọc.
Số lượng trứng thay đổi tùy loài. Nói chung những loài có cở nhỏ đẻ trứng nhỏ hơn loài có cỡ lớn
Số lứa đẻ trong năm thay đổi tùy vùng. Đa số ếch nhái đẻ vào mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu.
Hiện tượng chăm sóc trứng cũng rất đa dạng: Ếch rắn lấy thân quấn quanh trứng để cho trứng khỏi bị khô. Cá cóc núi đực nằm gần đám trứng đè phòng cá dữ. Nòng nọc ếch độc nằm trên lưng con đực. Có loài mang trứng trên lưng hoặc đặt trứng trong cái túy do nếp da lưng tạo thành.
VI. Tầm quan trọng về kinh tế:
Kinh tế
Ếch có giá trị kinh tế cao, rất được nhiều người ưa chuộng. Với lại, ếch là loài tăng trưởng nhanh, đẻ nhiều, chăn nuôi đơn giản, chi phí sản xuất thấp đem lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại nhiều lợi nhuận cao, lãi cao, thời gian nuôi ngắn 3-4 tháng.
Vd: mô hình nuôi ếch trong lồng ở Hà Tĩnh (chị Vương Minh Nga, Cẩm Dương-Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh): Qua 4-5 tháng nuôi lần đầu tiên, chị Nga đã thu được 96,957 triệu đồng sau khi bán 2770,2kg. Trừ chi phi ban đầu là 68,7 triệu đồng gồm cải tạo ao, thức ăn, thuốc và hóa chất, khấu hao 20%, nhiên liệu, điện thì chị lãi đến 28,257 triệu đồng. Chi đã bước đầu thực hiện thành công mô hình nuôi ếch ở Hà Tĩnh.
Thịt ếch có giá trị dinh dưỡng cao, nó chứa khoảng 10 loại axit amin cần thiết cho cơ thể và ít chất béo, không có cholesterol, lại dễ tiêu hóa, trong thịt ếch cho 100gr chất dinh dưỡng gồm 68gr calo, 16,4gr protêin, 0,3gr chất béo, giàu đạm.
2. Trong y học: Trong y học cổ truyền ếch có tên gọi là điền oa trường cổ. Người ta lột da ếch, bỏ nội tạng, có thể ăn tươi hoặc phơi sấy khô dùng để chữa bệnh cam tích và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Món ăn từ thịt ếch giúp cho người ăn kiêng tuân thủ chặt chẽ chế độ nghiêm ngặt nhờ chứa ít chất béo. Nhiều dưỡng chất, tính hàn nên thịt ếch còn là món ăn giải nhiệt hiệu quả.
Đặc biệt món ếch đồng bồi bổ cơ thể, lợi tiểu, an thai. Có thể chế biến dưới hình thức vị thuốc hoặc sấy khô, tán thành bột để uống có tác dụng chữa thổ huyết, ghẻ lở, phù tim, phiền nhiệt, ho lao.
3. Ẩm thực: Thịt ếch bổ dưỡng và được chế biến nhiều món: ếch rán, ếch ôm măng, ếch nấu măng chua, ếch nướng lá dâu, cay cay lẩu ếch măng rừng (thanh nhiệt), cháo ếch (tốt cho thai, bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường thể lực, thanh nhiệt).


*Những đặc điểm thích nghi với đời sống
Ếch nhái là lớp động vật có xương sống ở cạn đầu tiên nên chúng mang những đặc điểm thích nghi với môi trường cạn và môi trường nước. Chính vì vậy mà ếch nhái còn gọi là lưỡng cư.
1. Những đặc điểm thích nghi với đời sống ở nước:
Chi sau có màng bơi.
Da ếch trơn và luôn ẩm và nhờn có tác dụng giảm sức cản của nước khi bơi. Trên da có mao mạch giúp cho hô hấp dưới nước.
Một số loài có cơ quan hô hấp là mang (mang ngoài, mang trong) thích nghi với đời sống ở nước. Mang ngoài có các sợi mang chứa mao mạch tương tự cơ quan hô hấp phụ của cá. Mang trong giống cá.
Vd: Có những loài thuộc nhóm ếch nhái có đuôi Caudata gần như hoàn toàn sống trong nước thể hiện ở chỗ các loài đều có đuôi dẹt bên vừa có tác dụng giữ cân bằng cho con vật khi di chuyển, khi uốn lượn có tác dụng như một mái chèo đẩy con vật đi.
2. Những đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn :
Có bốn chân, chân sau lớn và dài hơn chân trước,chi có kiểu năm ngón có tác dụng dùng để bật nhảy, đây là cách di chuyển duy nhất ở cạn.
Da ếch trơn nhầy dùng để hô hấp.
Phủ bên ngoài là lớp biểu bì có tầng sừng giúp khỏi mất nước qua da.
Toàn bộ vỏ da chỉ dính với cơ thể ở một số đường nhất định nên dưới da có nhiều khoảng trống chứa bạch huyết và ở lớp biểu bì có nhiều mạch máu → có hiệu quả cao khi hô hấp bằng da.
Hệ cơ: Cơ chi phát triển mạnh giúp ếch di chuyển
Bộ xương:
Xương sọ: Khớp động với cột sống nhờ hai lồi cầu chẩm nên cử động đầu lên xuống.
Xuất hiện thêm một đời sống và một đốt sống hông làm điểm tựa cho đai hông, có 2 mấu ngang lớn giúp cho đai và chi sau bám vững chắc vào cột sống.
Hàm khớp với sọ theo kiểu Autostylic nên xương móng hàm được chuyển vào tai giữa, thành xương bàn đạp làm nhiệm vụ dẫn truyền ở cạn.
Hệ thần kinh và giác quan:
Hai bán cầu não lớn, phần nóc và phần bên của não bộ có các tế bào thần kinh làm thành vòm não cổ.
Mắt có giác mạc lồi, nhân mắt hình thấu kính, mắt điều tiết bằng cách thay đổi đường kính nhân mắt do các cơ (cơ kéo nhân mắt, cơ căng màng mạch) có tác dụng định vị con mồi ở cạn.
Mắt có tuyến lệ, mi dưới cử động được vì mắt không bị khô.
Tai ếch nhái không đuôi có tai giiữa, xương bàn đạp và màng nhĩ. Tai giữa thông với hầu nhờ ống Eutachi giữ cho áp suất trong và ngoài tai được cân bằng.
Hô hấp bằng phổi.
Hệ tuần hoàn: Tim có 2 tim nhĩ, 1 tâm thất 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha có lượng oxi nhiều hơn máu đi vào động mạch phổi da nhờ van xoắn ốc trong côn động mạch.
Hệ bạch huyết rất phát triển, có các túi bạch huyết, mạch bạch huyết và tim bạch huyết có tác dụng trong việc hô hấp của da và chống sự mất nước của cơ thể
Ví dụ:
Thích nghi với đời sống chui luồn trong đất: Loài này có đầu cứng, rắn do da đầu có ngấm muối khoáng hay có một phần hóa xương làm cho da đầu cứng thích nghi với việc đào hang trong đất, gặp chủ yếu ở họ cóc bùn Megophayidae và một số loài ở họ cóc Bufanidae.
Thích nghi với đời sống trên mặt đất: Có sự thay đổi về cấu tạo: Có chân khỏe để nhảy xa và nhanh, không chỉ để trốn tránh kẻ thù mà còn săn mồi nhanh chóng. Điển hình là ếch nhái không đuôi Sulientia.
Thích nghi với đời sống trên cây: Để phù hợp với đời sống trên cây nên cơ thể có những thay đổi so với các lòai khác. Ếch nhái thường có thân mảnh, chân dài, có màng bơi đầy đủ, đĩa bám lớn và chân rất dính. Điển hình là ếch nhái thuộc họ chẩu cây Rhacophoridae.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thanh Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)