Động vật chân đốt

Chia sẻ bởi Mang Ngọc Hoàng | Ngày 23/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Động vật chân đốt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Môn : Bệnh ký sinh trùng
Nội dung: Đặc điểm của động vật chân đốt
Giáo viên: Hoàng Văn Sơn
Nhóm : 1
Lớp : CNTY –K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Khoa Nông – Lâm – Ngư Nghiệp
www.themegallery.com
I. MỞ ĐẦU
Động vật chân đốt là ngành động vật không có xương sống, có số lượng loài rất lớn, có khoảng trên 1.000.000 loài. Chúng sống ở đất, nước hoặc bay nhảy tự do trong không gian ở khắp nơi trên thế giới, sống tự do hoặc ký sinh. Môn bệnh ký sinh trùng thú y nghiên cứu hình thể, sinh lý, sinh thái, những tác hại đối với vật nuôi và cách phòng chống những loài động vật chân đốt có liên quan đến thú y học như: ruồi, muỗi, ve, mò, bọ chét, chấy, rận…Và nhóm chúng tôi tiến hành tìm hiểu về vấn đề: “Đặc điểm của động vật chân đốt”
www.themegallery.com
HÌNH THÁI CẤU TẠO
Sự phân đốt: chân đốt là loài có đối xứng hai bên và cơ thể phân đốt. Sự phân đốt đó dẫn đến cơ thể thành ba phần: đầu, ngực và bụng. Các đốt trên cùng tập trung thành đầu – hiện tượng đầu hóa, các đốt còn lại làm thành phần bụng như ở côn trùng. Nhưng ở ve bét các dốt thân dính nhau thành một khối.


www.themegallery.com
HÌNH THÁI CẤU TẠO
Chân đốt có những phần phần phụ gắn vào cơ thể. Mỗi đốt có tối đa là hai đôi phần phụ chân và cánh mỗi đốt này đều có cơ ở trong giúp cho hoạt động được dễ dàng, cho nên các phần phụ của chân đốt hoạt động phức tạp hơn chi bên.
Con muỗi
Con bét
Con tôm
www.themegallery.com
HÌNH THÁI CẤU TẠO
Vỏ kitin: là những lớp cuticun bằng chất kitin được bọc ngoài cơ thể. Vỏ này do các tế bào hạ bì tiết ra. Vỏ kitin của chân đốt có thêm muối vôi (cacbonat hay photphat) hay các protein keo hóa nên rất bền vững với các nhân tố lý, hóa học có tác dụng như là bộ xương ngoài chống lại các tác động của ngoại cảnh. Nhưng ý nghĩa căn bản của vỏ kitin là làm điểm tựa cho hệ cơ và cơ quan chuyển vận hoạt động linh hoạt.


Con ve
Con bét
Con rận
www.themegallery.com
HÌNH THÁI CẤU TẠO
Tuy nhiên vỏ kitin lại cản trở sự lớn lên, nên mỗi lần lớn lên chân đốt phải lột xác. Hiện tượng này có tính chu kì, nhưng cũng có khi không đi đôi với sự lớn lên.
www.themegallery.com
HÌNH THÁI CẤU TẠO
Sự hoàn chỉnh của một hệ cơ quan của chân đốt dễ tiến ở cạn:
- Hệ thần kinh trung ương gồm: hạch não, vòng thần kinh hầu và chuỗi thần kinh bụng như ở giun đốt.
- Cơ quan vận động: xuất hiện chi phân đốt khớp động với cơ thể, một số loài có cánh để hoạt động trên không.
- Hệ tiêu hóa: rất phát triển. Ống tiêu hóa chia thành nhiều phần, có tuyến nươc bọt và gan tụy để tiết dịch tiêu hóa.
- Hệ hô hấp: có nhiều dạng Hô hấp bằng mang
Hô hấp bằng phổi
Hô hấp bằng túi khí
- Hệ tuần hoàn: Chưa hoàn chỉnh. Đa số có tim hình ống dài tham gia luân chuyển máu. Hệ mạch hở. Hệ tĩnh mạch không phát triển.
- Hệ bài tiết: là những hậu đơn thân biến dạng.
www.themegallery.com
HÌNH THÁI CẤU TẠO
Hình thái bên trong của ve
www.themegallery.com
SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
Chân đốt chỉ sinh sản hữu tính, một số có hiện tượng xử nữ sinh nghĩa là con cái đẻ trứng không thụ tinh mà vẫn phát triển thành phôi.
Đa số phân tính, có đực, cái riêng biệt. Chỉ một số ít giáp xác sống cố định có hiện tượng lưỡng tính.
Nhện đực và nhện cái
Cua đực và cua cái
www.themegallery.com
VÒNG ĐỜI
- Vòng đời động vật chân đốt thường phát triển qua 4 giai đoạn: trứng (eggs) - ấu trùng (larvae) - thanh trùng (nympha) - trưởng thành (imago). Đây là loại vòng đời thường gặp trong thiên nhiên như vòng đời của muỗi, ve, mò...
- Có một số loài động vật chân đốt đẻ ra ấu trùng không có giai đoạn trứng, như một số ruồi (Glossina), nhặng xám (Sarcophagidae)... những loài này mỗi lần đẻ không nhiều, từ 1 đến 15 ấu trùng.
-  Ở giai đoạn thanh trùng, một số loài hình thành nhộng (pupa) không ăn, không hoạt động, như ruồi (Muscidae), ruồi vàng (Simulidae)...
www.themegallery.com
VÒNG ĐỜI
www.themegallery.com
PHÂN LOẠI
Lớp 1 : Giáp xác – Crustacca
Gồm tôm, cua, thủy tảo, rận nước... Là kí chủ trung gian của nhiều loại giun sán ở động vật, gia súc, gia cầm và người. Hầu hết sống ở nước, chỉ có một số ít sống ở cạn (cua núi).
Chúng có các đặc điểm chính: cơ thể phân đốt đa dạng, thường là hai phần đầu ngực và bụng. Có hai đôi râu. Số lượng chân thay đổi , thường có 5 đôi chân. Hô hấp bằng mang.

www.themegallery.com
PHÂN LOẠI
Phân lớp 1: Giáp xác thấp – Enlomostraca là những giáp xác nhỏ , cơ thể phân đốt đa dạng. Cuối bụng thường có một chạc đuôi . Phân lớp này có nhiều loài là kí chủ trung gian của giun sán ...
Phân lớp 2: giáp xác cao – Malacostraca : cơ thể lớn hơn giáp xác thấp một số đốt nhất định . Dạng điển hình có 8 đốt đầu ngực và 7 đốt bụng.
www.themegallery.com
PHÂN LOẠI
Lớp 2 : Onychophora
Lớp này chỉ gồm những loài của giống peripalus có nhiều đặc điểm gần với giun đốt . Không có loài nào là kí sinh.

www.themegallery.com
PHÂN LOẠI
Lớp 3: Nhiều chân – Myriapoda : Có đến hàng trăm hoặc hàng ngàn chân. Có một đôi râu. Các phần phụ phân đốt và khớp động. Hệ thống ống khí phát triển, bài tiết bằng các ống Malpighi.
www.themegallery.com
PHÂN LOẠI
- Bộ 1 : Nghìn chân – diplopoda. Mỗi đốt thân có hai đôi chân. Chủ yếu ăn thực vật một vài loài gây hại nghiêm trọng cho cây trồng. Không có tuyến độc.
www.themegallery.com
PHÂN LOẠI
Bộ 2: Trăm chân – Chilopoda : Mỗi đốt chỉ có một đôi chân. Đôi thứ nhất biến thành hàm chứa tuyến độc . Chủ yếu ăn thịt, dùng hàm chích nọc độc vào mồi. Những dạng nhỏ đốt động và người có thể gây phản ứng cục bộ, sốt ngắn. Những loại lớn hơn ở các nước nhiệt đới đốt người và gia súc có thể gây chết.
Đầu
Râu
chân
Đốt thân
Mắt
www.themegallery.com
PHÂN LOẠI
Lớp 4 : Côn trùng – Insecta
Cơ thể chia làm ba phần : đầu, ngực và bụng. Đầu có một đôi râu. Ngực có ba phần mang ba đôi chân, dạng điển hình có hai đôi cánh . Bụng có số đốt biến đổi, không mang phần phụ hoặc đã biến đổi với những chức năng đặc biệt. Thở bằng ống khí.
Đầu
Bụng
Ngực
www.themegallery.com
PHÂN LOẠI
Lớp 5 : Hình nhện – Arachnida
Cơ thể chia làm hai phần là đầu ngực bụng hoặc thành một khối. Không có râu, có bốn chân để bò. Hô hấp bằng ống khí hoặc phổi. Lớp này bao gồm: Nhện, Bò cạp, Ve,... Có nhiều loài có ý nghĩa quan trọng đối với thú y và y học.
www.themegallery.com
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về hiện tượng ký sinh, những bệnh do chúng gây ra và biện pháp phòng trị bệnh là nhiệm vụ của khoa học ký sinh trùng. Điều này không những có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tế to lớn khi mà ngành chăn nuôi ngày càng phát triển. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về đặc điểm của động vật chân đốt là một việc làm cần thiết giúp ta nhận biết và tìm ra các biện pháp hiệu quả để điều trị, phòng ngừa những bệnh mà chúng gây ra. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
www.themegallery.com
Chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mang Ngọc Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)