động vật

Chia sẻ bởi đinh thị ngân | Ngày 23/10/2018 | 71

Chia sẻ tài liệu: động vật thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy và các bạn đến với buổi xemina động vật có xương sống
Chủ đề : chứng minh hình thái giải phẫu của bò sát thích nghi đời sống trên cạn . Chứng minh các đặc điểm cấu tạo của phân bộ rắn thích nghi với đời sống chui rúc bụi rậm, di chuyển bằng bụng, ăn mồi sống, nuốt mồi to.
1. Hình thái giải phẫu lớp bò sát thích nghi trên cạn
Hình dạng ngoài :
- Điển hình cơ thể gồm 4 phần: đầu ,cổ ,thân ,đuôi.
Đuôi dài  giữ thăng bằng khi di chuyển trên cạn.
- Bốn chi trắc , khỏe  nâng đỡ cơ thể.
+ một số phân bộ rắn : chân tiêu biến
 thích nghi sống chui rúc
+ dạng rùa : ẩn mình trong mai và yếm cứng
 để tự vệ



Da gồm 2 lớp :
- Biểu bì và bì :
+Biểu bì : Lớp sừng ở ngoài cùng cứng giúp
● bảo vệ cơ quan bên trong
● chống hiện tượng thoát hơi nước
● cách nhiệt
Lớp sừng luôn được thay thế theo chu kì đặc biệt ở rắn
Hiện tượng lột xác để lớn lên.
+Bì :
● dày  giúp bảo vệ cơ thể
● có nhiều tế bào sắc tố tạo màu sắc  ngụy trang ,tự vệ
(ví dụ như kì nhông) .



- Tuyến da : tuyến da không phát triển do sống trên cạn .
- Vẩy : có nguồn gốc từ bì
+vẩy thằn lằn , rắn : xếp chồng lên nhau như ngói lợp , chỉ ở phần gốc vẩy dính liền với nhau  giúp bảo vệ và cách nhiệt
+ vẩy rùa và cá sấu ghép bên nhau làm thành giáp cứng  giúp tự vệ .
Bộ xương :
- Cổ :
+nhiều đốt sống cổ giúp đầu cử động linh hoạt theo nhiều hướng thích nghi với môi trường sống trên cạn nhiều nguy hiểm .
- Có lồng ngực chính thức  cố định , bảo vệ nội quan khi di chuyển nhanh.
+Xương sườn ở cá xấu và thằn lằn đầu mỏ có thêm mấu móc làm lồng ngực thêm vững chắc.
+Rắn không có xương mỏ ác có thể tăng diện tích lồng ngực
 thuận lợi cho việc nuốt mồi to và di chuyển bằng bụng.
+Các chi chắc khỏe  di chuyển nhanh nhẹn , hiệu quả
- Sương sọ : hình thành hố thái dương ,nơi ẩn các cơ nhai .

HỆ CƠ:
- Phân hóa mạnh hoạt động chủ động và linh hoạt.
-Cơ liên sườn phát triển mạnh
 thích nghi với hô hấp trên cạn bằng thay đổi thể tích lồng ngực.
HỆ THẦN KINH: phát triển. Cơ quan giác quan phát triển. -Hình thành vòm não mới  phản xạ có điều kiện được xử lí linh hoạt hơn .
-Giác quan : phát triển mạnh  giúp tự vệ và săn bắt mồi
+ Mắt :
●có 3 mí , màng nháy  không bị khô.
● được điều tiết nhờ cơ vân làm hiệu quả nhìn tăng cao
● mắt thường nằm trên đỉnh đầu  mở rộng tầm nhìn.
Mắt rắn có 2 mí trong suốt dính liền với nhau, không biết nhắm hay mở  làm kẻ thù luôn bị cảnh giác.
+ Thính giác : có tai giữa  tự vệ và săn bắt mồi .
+ Khứu giác: đặc biệt phát triển
+ Vị giác : phát triển  nhận biết vị trí con mồi cách xa
hàng trăm Km.

CƠ QUAN TIÊU HÓA :
- Khoang miệng :
+ có răng chắc khỏe đa số ăn thịt, nhọn sắc giúp cắn xé con mồi
● rắn có răng nanh chứa tuyến độc
 làm tê liệt con mồi có kích thước lớn.
● bò sát trên cạn : tuyến nước bọt phát triển.
●Cá xấu , rùa : sống dưới nước , tuyến nước bọt không phát triển.
+ lưỡi :
● có khe nhỏ ở miệng , lưỡi có thể thò ra mà không cần mở miệng
 tiết kiệm nhiên liệu ,linh hoạt.
● lưỡi tắc kè hoa : dài ,có chất dính ở đầu  bắt mồi ở xa.


+Dạ dày : phân hóa so với ruột giúp nghiền nát thức ăn do thức ăn trên cạn khó tiêu hóa.
-Tuyến tiêu hóa phát triển  hấp thụ tối đa thức ăn .

HỆ HÔ HẤP
-Hô hấp hoàn toàn bằng phổi là đặc trưng của động vật
sống cạn
Hoạt động hô hấp :
● Thay đổi lồng ngực bằng cơ liên xườn, cơ hoành
● Thay đổi diện tích cơ thể như rùa ..
HỆ TUẦN HOÀN:
Tim : 3 ngăn , tâm thất có vách ngăn hụt, riêng tim cá xấu có 4 ngăn hoàn chỉnh, máu đi nuôi cơ thể có lượng oxi cao
 cung cấp oxi cho con vật hoạt động .
HỆ SINH DỤC:
- Trứng lớn , vỏ dai hoặc vỏ đá vôi thấm canxi  bảo vệ phôi tốt.
+Có màng ối : giúp phôi không bị khô trong quá trình phát triển.
+Trứng chứa nhiều noãn hoàngđảm bảo cho sự phát triển của phôi.
-Con non dùng mõm nhọn , hoặc tiết chất phân hủy vỏ trứng để chui ra ngoài .
2. Đặc điểm của rắn thích nghi với đời sống chui rúc trong bui rậm,di chuyển bằng bụng, ăn mồi sống, nuốt mồi to.
Thích nghi với đời sống chui rúc bụi rậm:

Thân nhỏ, thuôn dài, nhiều đốt sống
Chi hoàn toàn tiêu biến
Xương sườn không có xương mỏ ác
Thích nghi với đời sống chui rúc
-Tấm sừng bụng có thể chuyển động nhờ cơ dưới da giúp con vật di chuyển.
+ di chuyển kiểu lượn sóng
tốc độ nhanh, ít hao tổn nhiên liệu.
+di chuyển kiểu trườn bò, nhẹ nhàng
 dễ dàng trong săn bắt mồi và lẩn trốn kẻ thù, ít hao tổn nhiên liệu.
-màu sắc: thường là màu nâu đen.
 ngụy trang dưới cỏ và bụi rậm để bắt mồi và tự vệ.
Ăn mồi to :
- Xương hàm nối với nhau bằng dây chằng rất đàn hồi giúp miệng có thể mở lớn
nuốt con mồi dễ dàng.
-Xương sọ khớp với nhau lỏng lẻo, sọ có thể cong, mất đối xứng theo kích thước con mồi mà rắn đang ngậm.
-Khi nuốt mồi,khí quản mở và đẩy về phía
trước giúp con vật hô hấp bình thường.
- Xương sườn không có xương mỏ ác  nuốt con mồi lớn


-Có răng và tuyến độc làm tê liệt con mồi kích thước lớn.
-Thị giác , thính giác kém phát triển
-Cơ quan jacopson rất phát triển tìm kiếm mồi nhờ cảm giác hóa học giúp con vật nhạy cảm .
-Lưỡi thò ra thụt vào giúp cảm nhận mùi lạ chuyển tới cơ quan jacopson.
-Một số có hố má , tập trung nhiều đầu mút thần kinh  cảm giác nhiệt độ sai khác, phát hiện con mồi máu nóng ( như chim , thú ).
Cảm ơn thầy giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 2!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đinh thị ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)