DONG LUONG 10

Chia sẻ bởi Bùi Thị Thanh Thảo | Ngày 25/04/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: DONG LUONG 10 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : Ngày giảng:
TIẾT 1: ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
(Bài 23 - SGK Vật lý lớp 10)
A. Mục tiêu cần đạt (các chuẩn cần đạt)
C1. Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng
Mức độ thể hiện cụ thể chuẩn: [thông hiểu].
- Động lượng của vật chuyển động là đại lượng vectơ được đo bằng tích của khối lượng m và vectơ vận tốc của vật. 
- Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là kilôgam mét trên giây (kg.m/s).
C2. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật
Mức độ thể hiện cụ thể chuẩn: [thông hiểu].
- Định luật bảo toàn động lượng: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
- Hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật là :  = không đổi.
- Xét hệ cô lập gồm hai vật tương tác, thì ta có: 
trong đó,  là các vectơ động lượng của hai vật trước khi tương tác,
 là các vectơ động lượng của hai vật sau khi tương tác.
C3. Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm
Mức độ thể hiện cụ thể chuẩn: [vận dụng].
- Biết cách giải bài tập đối với bài toán hai vật va chạm mềm: Vật khối lượng m1 chuyển động trên mặt phẳng ngang, nhẵn với vận tốc, đến va chạm với một vật khối lượng m2 đứng yên trên mặt phẳng ngang ấy. Sau va chạm, hai vật nhập làm một, chuyển động với cùng một vận tốc.
- Va chạm này gọi là va chạm mềm. Hệ này là hệ cô lập. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:
, suy ra .
C4. Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
Mức độ thể hiện cụ thể: [thông hiểu].
- Một tên lửa khối lượng M lúc đầu đứng yên. Sau khi lượng khí với khối lượng m phụt ra phía sau với vận tốc , thì tên lửa chuyển động với vận tốc .
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta tính được : 
Tên lửa bay lên phía trước ngược với hướng khí phụt ra, không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài là không khí hay chân không. Đó là nguyên tắc của chuyển động bằng phản lực.
B. Phương tiện/thiết bị dạy học
- Tranh vẽ to hình 23.3 SGK.
- Mô hình tên lửa (nếu có).
C. Gợi ý dạy học
Bài 23 SGK được học trong 2 tiết: “Động lượng” được học ở tiết 1; “Định luật bảo toàn động lượng” được học ở tiết 2.
Đặt vấn đề: GV giới thiệu vài nét mở đầu về các định luật bảo toàn (theo phần mở đầu chương của SGK).
Nội dung 1. Động lượng
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm “xung lượng của lực”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
Kết quả mong đợi

- Nêu yêu cầu HV đọc mục I.1 SGK để có thể nhận thức thế nào là xung lượng của lực.
Đọc SGK, thảo luận, nêu ra các đề xuất.

(SGK)

- Yêu cầu HV nêu ví dụ về lực (đủ lớn) gây ra sự biến đổi trạng thái của vật
- Liên hệ thực tế, hoặc trao đổi, nêu ví dụ

- Ví dụ: Đánh gôn, chơi bi, búa máy đóng cọc, v.v…

- Hướng dẫn HV tìm câu trả lời: Xung lượng của lực là gì?.
- Tự suy nghĩ, trao đổi hoặc đọc SGK, trả lời

(SGK)

- Cho một số HV nhắc lại khái niệm xung lượng của lực; thông báo: khái niệm này là cơ sở để đưa ra một đại lượng vật lý mới (động lượng) và một định lí mới (định lí biến thiên động lượng).
- Nhắc lại khái niệm xung lượng của lực;
HV nhắc lại (SGK) và có nhu cầu dự đoán khái niệm mới, định lý mới





Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm động lượng

- GV giới thiệu nội dung tiếp theo cần tìm hiểu: định luật II Niutơn
- HV theo dõi phần trình bày của GV.



- GV trình bày để ẫn HV đến với biểu thức về xung của lực:
- HV trả lời theo suy nghĩ của mình.

m2–m1= . (t (1)

- GV yêu cầu HV chỉ ra đại lượng mới xuất hiện ở biểu thức (1)
- HV
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Thanh Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)