Đổi mới SGK lớp 12

Chia sẻ bởi Lê Văn Điệp | Ngày 26/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Đổi mới SGK lớp 12 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

yêu cầu về
đổi mới phương pháp

Phải phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
HS. phải tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, kỹ năng mới, hình thành thái độ tích cực.
Rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
Phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác.
Phải gắn bó với cuộc sống thực tiễn. GV cần hướng dẫn HS
Vận dụng kiến thức
Liên hệ thực tế
Điều tra, tìm hiểu các vấn đề có liên quan trong thực tế
Kết hợp sáng tạo các phương pháp.
Sử dụng hợp lý các hình thức dạy học.
Căn cứ vào mục tiêu bài học, năng lực,
trình độ của học sinh, vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để thiết kế tiết học.
_______________
Một số phương pháp
dạy học cụ thể

1. Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp tái hiện.
Vấn đáp giải thích, minh hoạ.
Vấn đáp tìm tòi.
2. Phương pháp động não.
3. Phương pháp thảo luận nhóm.
4. Phương pháp tình huống (nghiên cứu trường hợp điển hình).
5. Phương pháp liên hệ và tự liên hệ.
6. Phương pháp đóng vai.
7. Phương pháp dự án.
8. Phương pháp điều tra khảo sát.
9. Phương pháp giải quyết vấn đề.

______________





Định hướng đổi mới phương pháp

Phương pháp giáo dục phổ thông phải:

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
Phù hợp với đặc điểm của lớp học, môn học;
Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.


(Theo Khoản 2, Điều 28, Luật Giáo dục năm 2005)








Giáo án theo yêu cầu đổi mới

I. Mục tiêu
Kiến thức.
Kỹ năng.
Thái độ.
II. Tài liệu và phương tiện
III. Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ.
Giới bài mới.
Dạy bài mới.
Hoạt động 1.
Hoạt động 2.
.....................
Củng cố, luyện tập.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.
______________




Yêu cầu về thiết bị dạy học

Góp phần phát huy hiệu quả lĩnh hội tri thức của học sinh.
Như một thành tố của PPDH.
Có tác dụng kích thích học sinh suy nghĩ, tìm tòi, không phải chỉ như một phương tiện minh họa.
Sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tránh lạm dụng.
3. Nguồn thiết bị, phương tiện dạy học
Nhà trường cung cấp.
Tổ chức, cá nhân hỗ trợ.
Giáo viên tự làm.
HS làm dưới sự hướng dẫn của GV.
_______________






Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá

Kích thích hoạt động nhận thức của HS,
Như một thành tố của PPDH
Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học.
Phải kiểm tra đánh giá được :
Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ
Phương thức, hình thức kiểm tra, đánh giá:
Kết hợp kiểm tra thuộc bài với kiểm tra việc vận dụng kiến thức của HS.
Kết hợp kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
Kết hợp tự kiểm tra, đánh giá của HS với KTĐG của nhóm HS, của GV;
Kết hợp KTĐG qua bài đọc, bài viết với KTĐG qua sản phẩm, kết quả hoạt động thực tế của HS.
________________



trắc nghiệm khách quan

Nhiều lựa chọn;
Đúng sai;
Cặp đôi;
Điền khuyết.


------------------------------------------------------

Ưu, nhược điểm của TNKQ

Khả năng kiểm tra trên diện rộng
Khả năng quay cóp của học sinh.
Khả năng chấm nhanh, khách quan, chính xác.
Khả năng KT năng lực phân tích, tổng hợp, lý giải ... của học sinh.
Khả năng giúp học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề.
_____________


I. Phương pháp vấn đáp
1. Vấn đáp tái hiện
Vì sao Nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật? (Bài 1)
Có bao nhiêu loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý? (Bài 2)
Công dân bình đẳng về quyền và trách nhiệm pháp lý được hiểu thế nào? (Bài 3)
Hãy trình bày về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động? (Bài 4)

Vấn đáp giải thích – minh hoạ
Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp? (Bài 5)
Nêu ví dụ chứng tỏ Nhà nước ta tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận? (Bài 6)
Hãy cho biết ở địa phương em quyền bầu cử và ứng cử được thực hiện như thế nào? (Bài 7)

3. Vấn đáp tìm tòi (Bài 8)
Bảo vệ môi trường phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước như thế nào?
Bảo vệ môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước như thế nào?
Vì sao bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính?
Từ đó, theo em pháp luật về bảo vệ có nội dung cơ bản là gì?



II. Phương pháp động não
Khi dạy Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
GV hỏi:
Theo em, Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
HS:
- Thừa nhận sự tồn tại của các loại hình doanh nghiệp
- Quy định mọi doanh nghiệp đều được tự chủ kinh doanh
- Quy định mọi doanh nghiệp đều được tự do liên doanh
- Quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp
- Ban hành Luật Doanh nghiệp
- Bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp
...........
GV rút ra:
Trách nhiệm của Nhà nước
- Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta
- Nhà nước quy định địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp, quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, những quy định này được cụ thể hoá trong Luật Doanh nghiệp.
- Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp để các doanh nghiệp được yên tâm sản xuất, kinh doanh
- Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và lao động.
III. Phương pháp thảo luận nhóm
Khi dạy bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
GV cho các nhóm thảo luận những câu hỏi sau:
Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào?
Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào?
Quyền bình đẳng về văn hoá, giáo dục giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào?
HS thảo luận và trình bày kết quả thảo luận
GV rút ra Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc

















IV. Phương pháp tình huống
Khi dạy bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
GV cho HS thảo luận tình huống
Bắc rủ Nam cùng làm mỳ chính giả. Bắc nói làm mỳ chính giả lúc này là trúng to. Nếu có sự cố gì thì sẽ nhờ cậy ông bác ruột làm ở Viện kiểm sát nhân dân, khỏi lo.
Câu hỏi:
Nam nghe lời Bắc thì điều gì có thể xảy ra?
Nam có những cách ứng xử nào khác?
Nếu em là Nam em sẽ chọn cách ứng xử nào?, Vì sao?

















V. Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ
Khi dạy bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
GV nêu câu hỏi cho HS liên hệ
- Tại xã, phường của em, Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở được thực hiện như thế nào? (những việc thực hiện tốt, chưa tốt)
- Em có thể làm gì để góp phàn thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở tại xã, phường của em?





















VI. Phương pháp đóng vai
Khi học Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực xã hội
GV cho HS đóng vai thể hiện tình huống sau:
Ông Bình và bà An có 3 con. Hà là chị cả học lớp 9, Hùng là con trai học lớp 7, Hiền là con gái út học lớp 5. Hoàn cảnh gia đình túng thiếu, ông định cho cái Hà, cái Hiền nghỉ học để dồn sức lo cho thằng Hùng đi học. Bà An muốn cố lo cho cả 3 đứa cùng được đi học.
Câu hỏi thảo luận sau phần diễn
- Em nhận xét thế nào về cách ứng xử của ông Bình và bà An?
- Em tán thành với cách ứng xử của ai? Vì sao?
- Nếu em là Hà, Hùng hay Hiền, em sẽ nói với bố mẹ thế nào?















VII. Phương pháp Dự án
Khi học Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
GV cho HS thực hiện Dự án:
Hãy lập và thực hiện kế hoạch của tổ em tham gia góp phần xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương
Yêu cầu kế hoạch:
Mục tiêu
Những công việc cần làm
Cách tiến hành
Thời gian dự kiến
Người phụ trách mỗi việc
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

















VIII. Phương pháp điều tra, khảo sát

Điêù tra việc vi phạm pháp luật – vi phạm hành chính ở địa phương (Bài 2)
Điêù tra việc thực hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ở địa phương (Bài 4)
Điêù tra việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở địa phương (Bài 5)
…..





















IX. Phương pháp giải quyết vấn đề
Khi học Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
GV cho HS giải quyết vấn đề:
Hiện nay ở địa phương em có tình trạng tốc độ gia tăng dân số lại tiếp tục tăng cao. Vấn đề này cần được giải quyết thế nào?
















* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)