Đổi mới quá trình đào tạo giáo viên theo địn hướng của giáo dục vì sự phát triển bền vững
Chia sẻ bởi Trần Đức Tuấn |
Ngày 26/04/2019 |
88
Chia sẻ tài liệu: Đổi mới quá trình đào tạo giáo viên theo địn hướng của giáo dục vì sự phát triển bền vững thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Đổi mới quá trình đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
theo những định hướng của giáo dục phát triển bền vững
PGS,TS. Trần Đức Tuấn
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững, TrườngĐHSP Hà Nội
Tóm tắt: Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin và kinh tế tri thức phát triển ngày càng mạnh mẽ, thì ngành giáo dục và đào tạo một mặt phải phát triển một cách bền vững, mặt khác phảỉ trở thành một công cụ chủ chốt cho sự phát triển bền vững ở Viêt nam. Nhận thức rõ những thời cơ và thách thức của thời đại và đứng trước những đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Trường ĐHSP Hà Nội với tư cách là một trường ĐHSP trọng điểm đầu đàn phải đi đầu trong hệ thống các trường cao đẳng và đại học sư phạm của cả nước trong việc đổi mới quá trình đào tạo nhằm thiét lập và đưa vào vận hành có kết một mô hình đào tạo mới theo những định hướng của giáo dục phát triển bền vững. Mục tiêu cuả những đổi mới toàn diện này là đào tạo ra những nhà giáo dục có chất lượng cao theo yêu cầu quốc gia, tiến dần đến trình độ của khu vực và thế giới.
Đặt vấn đề
Đổi mới đã thường trực trong suy nghĩ của chúng ta và đã trở thành định hướng cho hành động của chúng ta trong thế kỉ 21. Không đổi mới có nghĩa là tụt hậu, là đánh mất bản thân mình trong sự biến đổi mạnh mẽ, diệu kì của thé giới hiện đại. Toàn cầu hoá, sự bùng nổ của công nghệ đã biến trái đất của chúng ta thành một cái “làng nhỏ bé” mà các quốc gia, dân tộc phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Trong thiên niên kỉ mới chúng ta đã hiểu rõ cái giá phải trả cho sự huỷ hoại tự nhiên, cho những bất công trong xã hội, cho sự lạc hậu của giáo dục. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà phát triển bền vững đã trở thành định hướng cho sự phát triển của toàn thể loài người cho mỗi quốc gia và mỗi cộng động. Giáo dục và đào tạo của chúng ta cũng không nằm ngoài qui luật này.
ĐHSP Hà Nội có quyền tự hào đã là cái nôi của ngành sư phạm cả nước và là con chim đầu đàn của của các trường đại học sư phạm trong cả nước. Vị thế này, vai trò này trong tương lai có còn là “ sở hữu riêng” của ĐHSPHN nữa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc truờng ĐHSPHN tiến hành quá trình đổi mới như thế nào.
Đổi mới quá trình đào tạo Giáo viên ở ĐHSPHN: Thời cơ và thách thức
Đổi mới là yêu cầu sống còn đối với giáo dục đại học ở Việt Nam
Với hàng chục vạn trí thức có trình độ cử nhân và thạc sĩ, hàng nghìn cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ được đào tạo ở trong nước và một hệ thống nhiều trường đại học và cao đẳng phân bố rộng khắp trên mọi miền của đất nước, giáo dục đại học Việt nam có quyền tự hào về những thành tích đã công hiến cho nư
theo những định hướng của giáo dục phát triển bền vững
PGS,TS. Trần Đức Tuấn
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững, TrườngĐHSP Hà Nội
Tóm tắt: Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin và kinh tế tri thức phát triển ngày càng mạnh mẽ, thì ngành giáo dục và đào tạo một mặt phải phát triển một cách bền vững, mặt khác phảỉ trở thành một công cụ chủ chốt cho sự phát triển bền vững ở Viêt nam. Nhận thức rõ những thời cơ và thách thức của thời đại và đứng trước những đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Trường ĐHSP Hà Nội với tư cách là một trường ĐHSP trọng điểm đầu đàn phải đi đầu trong hệ thống các trường cao đẳng và đại học sư phạm của cả nước trong việc đổi mới quá trình đào tạo nhằm thiét lập và đưa vào vận hành có kết một mô hình đào tạo mới theo những định hướng của giáo dục phát triển bền vững. Mục tiêu cuả những đổi mới toàn diện này là đào tạo ra những nhà giáo dục có chất lượng cao theo yêu cầu quốc gia, tiến dần đến trình độ của khu vực và thế giới.
Đặt vấn đề
Đổi mới đã thường trực trong suy nghĩ của chúng ta và đã trở thành định hướng cho hành động của chúng ta trong thế kỉ 21. Không đổi mới có nghĩa là tụt hậu, là đánh mất bản thân mình trong sự biến đổi mạnh mẽ, diệu kì của thé giới hiện đại. Toàn cầu hoá, sự bùng nổ của công nghệ đã biến trái đất của chúng ta thành một cái “làng nhỏ bé” mà các quốc gia, dân tộc phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Trong thiên niên kỉ mới chúng ta đã hiểu rõ cái giá phải trả cho sự huỷ hoại tự nhiên, cho những bất công trong xã hội, cho sự lạc hậu của giáo dục. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà phát triển bền vững đã trở thành định hướng cho sự phát triển của toàn thể loài người cho mỗi quốc gia và mỗi cộng động. Giáo dục và đào tạo của chúng ta cũng không nằm ngoài qui luật này.
ĐHSP Hà Nội có quyền tự hào đã là cái nôi của ngành sư phạm cả nước và là con chim đầu đàn của của các trường đại học sư phạm trong cả nước. Vị thế này, vai trò này trong tương lai có còn là “ sở hữu riêng” của ĐHSPHN nữa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc truờng ĐHSPHN tiến hành quá trình đổi mới như thế nào.
Đổi mới quá trình đào tạo Giáo viên ở ĐHSPHN: Thời cơ và thách thức
Đổi mới là yêu cầu sống còn đối với giáo dục đại học ở Việt Nam
Với hàng chục vạn trí thức có trình độ cử nhân và thạc sĩ, hàng nghìn cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ được đào tạo ở trong nước và một hệ thống nhiều trường đại học và cao đẳng phân bố rộng khắp trên mọi miền của đất nước, giáo dục đại học Việt nam có quyền tự hào về những thành tích đã công hiến cho nư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Đức Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)