Đổi mới PPDH Toán, TV ở trường tiểu học- Bồi dưỡng giáo viên hè 2010

Chia sẻ bởi Hà Huy Tráng | Ngày 07/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Đổi mới PPDH Toán, TV ở trường tiểu học- Bồi dưỡng giáo viên hè 2010 thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
BỒI DƯỠNG HÈ NĂM 2010
Đổi mới phương pháp dạy học
môn Toán và Tiếng Việt ở trường tiểu học
Người thực hiện: Hà Huy Tráng
Phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện đến cách đánh giá kết quả dạy học trong đó quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, có niềm vui, hứng thú trong học tập.
I. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
1. Bám sát mục tiêu giáo dục
2. Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể
3. Phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh
4. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
5. Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
6. Kết hợp giữa phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống
7. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin
II. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
1. Yêu cầu chung
Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông cần được thực hiện theo yêu cầu sau:
- Dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh
- Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm, lớp
- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên- học sinh; học sinh- học sinh
- Dạy học chú trọng đến rèn kĩ năng, tăng cường thực hành gắn với nội dung bài học và thực tiễn cuộc sống
- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học được cung cấp theo danh mục và các thiết bị do giáo viên tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng công nghệ thông tin
2. Yêu cầu với học sinh
2. 1. Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động hoc tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn.
2. 2. Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn, biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.
2. 3. Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập, thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.
3. Yêu cầu đối với giáo viên
3.1. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập
3.2. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức, chú ý khai thác vốn kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm đã có của học sinh. Bồi dưỡng húng thú, niềm tin trong học tập cho học sinh và phát huy tối đa niềm năng của học sinh.
học, đặc điểm và trình độ học sinh, thời lượng dạy học và điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương.
3.3 Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập, tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành, hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập và các tình huống trong thực tiễn.
3.4. Sử dụng phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lí, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp đặc trưng môn học, cấp học, nội dung, tính chất bài
4. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí giáo dục
4.1. Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học, hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.
4.2. Có biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả, thường xuyên tổ chức thực hiện, kiêm tra, đánh giá các hoạt động dạy và học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
4.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học Tiếng Việt
1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Dưới sự tổ chức của giáo viên, học sinh tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát, phân tích theo định hướng bài học rút ra nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ
- Giới thiệu ngữ liệu
- Hướng dẫn quan sát, phân tích ngữ liệu theo định hướng nội dung bài học
- Hướng dẫn hình thành khái niệm cần đúc kết qua phân tích hiện tượng ngôn ngữ
- Củng cố, vận dụng phân tích một số hiện tượng ngôn ngữ
Ví dụ dạy bài dấu phẩy lớp 2, kiểu câu lớp 3, động từ lớp 4…
2. Dạy học theo định hướng giao tiếp
Dạy cho học sinh cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong những tình huống điển hình và những tình huống cụ thể
- Giới thiệu và xác định tình huống giao tiếp: nhân tố giao tiếp, mục đích, nhân vật, hoàn cảnh, nội dung
- Thực hành tiếp nhận hoặc sản sinh lời nói phù hợp
- Hướng dẫn đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm
- Rút ra kết luận cần ghi nhớ
- Luyện tập vận dụng
Lớp 1 luyện nói, lớp 2 Kể về gia đình, lớp 4 dùng câu hỏi vào mục đích khác, lớp 5 tả lại một vẻ đẹp trong bài thơ
3. Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Thông qua những mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói, hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu, biết tạo ra lời nói theo định hướng của mẫu
- CHọn lọc mẫu, giới thiệu
- Phân tích mẫu để biết bọ phận cấu thành, đặc điểm của mẫu
- Mô phỏng mẫu tạo ra lời nói của mình
- Kiểm tra đánh giá sản phẩm
Lớp 1 tô chữ, lớp 2 đặt câu theo mẫu, lớp 3 biện pháp nhân hóa…
4. Phương pháp vấn đáp
Sử dụng câu hỏi gợi cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi đạt được những mục tiêu bài học. Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa, vấn đáp tìm tòi.
- Giáo viên và học sinh chuẩn bị
- Giới thiệu nội dung và những vấn đề sẽ vấn đáp
- Giáo viên hỏi, học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, hệ thống hóa toàn bộ nội dung các vấn đề đã vấn đáp
5. Phương pháp trò chơi
Xuất phát từ đặc điểm tâm lí nội dung học tập càng hấp dẫn thì người học càng hứng thú, hiệu quả càng cao, học gắn với thực hành thì người học nhớ lâu hơn, biết vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể, người học muốn thể hiện trong môi trường hợp tác.
Dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh, học sinh biết tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là chuyển tải mục tiêu của bài học, luật chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là có sự hợp tác và tự đánh giá.
Có thể sử dụng hình thành kiến thức mới hoặc luyện tập củng cố
- Giới thiệu tên, mục đích trò chơi
- Hướng dẫn chơi: số người, số đội, dụng cụ, cách chơi, cách xác nhận kết quả và người thắng cuộc.
- Thực hành chơi
- Nhận xét
Lớp 1 tìm vần, lớp 2 thi tiếp sức viết đoạn văn, lớp 3 thi đặt câu Ai thế nào, Lớp 4 thi viết hoa tên thủ đô một số nước trên thế giới, lớp 5 từ mang nghĩa nào.
Ví dụ về phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp trong môn Tiếng Việt:
Lớp 3: Bài tập:
Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:
Phương pháp dạy học môn Toán
1. Phương pháp vấn đáp
Không đưa ra kiến thức trực tiếp mà thông qua hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời câu hỏi, tiến tới kết luận cần thiết
Vấn đáp tái hiện
Vấn đáp giải thích minh họa khi câu hỏi kèm các ví dụ minh họa trực quan, phương pháp này có giá trị cao hơn nhưng khó, đòi hỏi công sức của giáo viên
Vấn đáp tìm tòi, phát hiện kích thích sự tranh luận, trao đổi ý kiến giữa giáo viên- học sinh, học sinh- học sinh qua đó tiếp cận kiến thức mới
Sự thành công phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi
- Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học, các đơn vị kiến thức cơ bản và tìm cách diễn đạt thành câu hỏi
- Dự kiến nội dung câu hỏi, hình thức, thời điểm hỏi, dự kiến câu trả lời của học sinh, dự kiến những lỗ hổng kiến thức, những nhận xét của học sinh, câu hỏi phụ
- Thực hành vấn đáp, thu thông tin phản hồi
2. Phương pháp trực quan
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể (hình vẽ, sơ đồ, hiện tượng thực tế xung quanh) để từ đó nắm kiến thức, kĩ năng môn toán. Phương pháp trực quan có vị trí rất quan trọng trong dạy học môn toán ở tiểu học, giúp học sinh tích lũy những biểu tượng ban đầu của các đối tượng toán học, tạo chỗ dựa cho quá trình suy nghĩ, tri giác tiếp theo đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng
Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học trực quan có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả tiến trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Vai trò của đồ dùng….trước kia, hiện nay
- Tổ chức cho học sinh hoạt động trực tiếp trên đồ dùng trực quan, học sinh tự làm việc tự phát hiện với sự hỗ trợ của giáo viên, hình thành kiến thức mới (biểu tượng về số, quy tắc tính, kí hiệu toán học…)
- Củng cố thông qua các bài tập vận dụng có gắn với hình ảnh trực quan
- Luyện tập, củng cố thông qua các bài tập trên các đối tượng toán học mà không kèm theo hình ảnh trực quan.
Phân số lớp 4. hình tròn chia thành 5 phần, tô màu 5 phần- 5 phần sáu- 5/6
3. Phương pháp giải quyết vấn đề
Tạo ra những tình huống sư phạm có chứa vấn đề, tổ chức, hướng dẫn để học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động để giải quyết vấn đề, qua đó chiếm lĩnh được tri thức, hình thành kĩ năng. Đặc trưng của phương pháp này là học sinh được đặt vào một tình huống có vấn đề, gợi ra cho học sinh những khó khăn có thể vượt qua sau quá trình tích cực suy nghĩ
- Bước 1: Phát hiện vấn đề: từ một tình huống có vấn đề, giải thích và chính xác hóa tình huống, phát biểu vấn đề, đặt mục tiêu giải quyết
- Bước 2: Vạch kế hoạch giải quyết vấn đề: phân tích, giải thích làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm, xác định lược đồ giải quyết vấn đề
- Bước 3: Thực hiện kế hoạch, tiến hành giải quyết vấn đề, đưa ra lời giải
- Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, phân tích, khai thác lời giải, kiểm tra tính hợp lí, tối ưu của lời giải, đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề và giải quyết vấn đề nếu có thể
4. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Là cách dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động hợp tác với nhau trong nhóm nhỏ để giải quyết vấn đề được đặt ra nhằm đạt mục tiêu học tập.
- Tổ chức thành lập nhóm
- Đề ra nhiệm vụ, cách tiến hành hoạt động
- Thực hiện nhiệm vụ
- Trình bày kết quả, bổ sung
- Hoạt động chung cả lớp, chốt lại kiến thức, đánh giá hoạt động của các nhóm
lớp 3, sau khi học xăng-ti-mét, các nhóm đo chiều cao của nhau.
Ví dụ về phương pháp giải quyết vấn đề trong giảng dạy môn Toán
Lớp 1: Hình thành kĩ thuật cộng không nhớ ở lớp 1
+ Phát hiện vấn đề hay đặt vấn đề: Thực hiện phép cộng 23 + 34 như thế nào?
+ Giải quyết vấn đề: Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành kĩ thuật cộng như sau:
-Học sinh lấy số que tính tương ứng: 23 và 34
Tiến hành gộp chục với chục, đơn vị với đơn vị
Viết vào bảng
Học sinh nhận thấy cộng đơn vị với đơn vị, chục với chục.
Đặt tính: Viết số chục dưới số chục, số đơn vị dưới số đơn vị. Thực hiện từ phải sang trái.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Huy Tráng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)