đổi mới PPDH Lịch sử

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Phương | Ngày 10/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: đổi mới PPDH Lịch sử thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD-ĐT QUẢNG NINH
Trường THPT Bạch Đằng
Báo cáo tham luận tại hội nghị chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học
Xây dựng hệ thống câu hỏi chính xác, khoa học góp phần tích cực vào việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong dạy học lịch sử ở cấp THPT
Người báo cáo: NguyễnThị Mùi
Tổ Xã hội: Trường THPT Bạch Đằng – Yên Hưng
I.Mục đích xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài giảng lịch sử

II. Những yêu cầu cơ bản về hệ thống câu hỏi khi đưa ra thảo luận đàm thoại trong giờ học:

III. Phân loại mức độ kiến thức trong hệ thống câu hỏi:

IV. Những cơ sở để xây dựng được một hệ thống câu hỏi chính xác, khoa học cho mỗi bài giảng lịch sử và qui trình thực hiện.
Nội dung tham luận
I. Mục đích xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài giảng lịch sử
Nhằm đạt các mục đích sau:
1/Thầy cô nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm năng lực chuyên môn thực hiện đẩy mạnh đổi mới về PPGD
2/Học sinh đạt được chuẩn về kiến thức, chuẩn về kĩ năng và chuẩn về tư tưởng, thái độ, tình cảm có nghĩa là đạt được mục tiêu mà bài học đặt ra.
-Tạo ra cơ hội để mỗi cá nhân có điều kiện tham gia vào quá trình học tập, một hình thức cuốn hút mọi đối tượng tập trung suy nghĩ để giải quyết các vấn đề của bài học.
-Tạo cơ hội để mỗi cá nhân vươn lên tự khẳng định mình, tạo niềm tin, hứng thú trong học tập, thông qua thảo luận, trao đổi tìm cách giải quyết vấn đề thì vai trò chủ thể của học sinh được phát huy, giúp các em tự tin trong hoc tập, phát triển được năng lực tư duy sáng tạo, bồi dưỡng được phương pháp và năng lực tự học.
II. Những yêu cầu cơ bản về hệ thống câu hỏi khi đưa ra thảo luận đàm thoại trong giờ học:
Việc thảo luận, trao đổi, đàm thoại chỉ đạt được kết quả khi hệ thống câu hỏi đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Câu hỏi phải rõ ràng, trong sáng, nêu rõ mức độ cần đạt về kiến thức, về phương pháp tư duy lịch sử, về tư tưởng và thái độ, tình cảm đối với từng đối tượng trong lớp.
+ Câu hỏi mang tính chất bài tập nhận thức, có khả năng kích thích tư duy độc lập, sáng tạo gây cảm xúc phấn khởi khi đối chiếu giữa cái chưa biết và cái đã biết sau khi trả lời đúng câu hỏi.
+ Câu hỏi phải vừa sức, phù hợp đối tượng song lại có khả năng phân hóa cao.
+ Hệ thống câu hỏi phải mang tính logic. Mỗi câu hỏi đưa ra thảo luận nhằm giải quyết một đơn vị kiến thức và hệ thống câu hỏi trong bài giảng phải giải quyết được vấn đề lớn được đặt ra trong mục tiêu bài học.
+ Hệ thống câu hỏi phải tuân thủ qui luật nhận thức: từ dễ đén khó, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính, từ nhận thức bề ngoài sự viếc hiện tướng đến phát hiện bản chất bên trong của sự vật rồi rút ra kết luận và những bài học lịch sử.
III. Phân loại mức độ kiến thức trong hệ thống câu hỏi:
Câu hỏi đưa ra đàm thoại phải ở các mức độ nhận thức khác nhau nhằm động viên, khuyến khích mọi đối tượng tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác.
+ Câu hỏi mang tính nhận biết hiện tượng, sự kiện lịch sử cụ thể(loại câu hỏi dễ dành cho HS Trung bình - Yếu).
+ Câu hỏi mang tính thông hiểu lịch sử: các loại câu hỏi này đòi hỏi thầy cô khéo léo gợi mở, dẫn dắt các em thực hiện các thao tác tư duy tiến tới khám phá mối liên hệ bản chất bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng làm cơ sở các em rút ra kết luận và bài học lịch sử(câu hỏi khó dành cho HS Khá - Giỏi)..
+ Câu hỏi mang tính vận dụng, đó là những bài tập thực hành. Đây là loại câu hỏi khó đòi hỏi học sinh phải tiến hành các thao tác tư duy phức tạp: tổng hợp, khái quát hóa vấn đề ...cần có nhiều thời gian nên trao đổi mở ra hứng thú để về nhà các em giải quyết.
IV. Những cơ sở để xây dựng được một hệ thống câu hỏi chính xác, khoa học cho mỗi bài giảng lịch sử và qui trình thực hiện.
A, Cơ sở lý luận và thực tiễn:
B, Quy trình thực hiện
- Thực tiễn quá trình giảng dạy của bản thân và của đồng nghiệp tôi nhận thấy: muốn xây dựng được hệ thống câu hỏi chính xác, khoa học cho mỗi bài giảng lịch sử cụ thể cần phải được tiến hành thực hiện các thao tác nghề nghiệp một cách chuẩn xác theo một qui trình sau:
1/ Xác định vị trí của bài giảng cụ thể trong tiến trình- xác định đúng thể loại bài giảng.
2/ Xác định đúng yêu cầu bài giảng cần đạt tới.
3/Tìm ra mối quan hệ logic giữa các phần trong bài học.
4/ Xác định từng đơn vị kiến thức trong mỗi phần nhỏ sau đó thiết lập mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong bài một cách logic.
5/ Trên cơ sở nội dung kiến thức của bài, thậm chí từng đơn vị kiến thức giáo viên xác định hệ thống phương pháp truyền đạt và tổ chức các hình thức hoạt động học tập của học sinh cho phù hợp.
6/ Nắm vững đối tượng mình dạy → dự kiến mức độ khó dễ của câu hỏi
Sau khi thực hiện tất cả các thao tác trên, giáo viên mới có thể thiết lập được một hệ thống câu hỏi chính xác khoa học cho mỗi loại bài giảng cụ thể
7/ Xác định hệ thống câu hỏi trong mỗi dạng bài học cụ thê:
Đối với mỗi dạng bài cung cấp kiến thức mới (đây là dạng bài chủ yếu) thường sử dụng một hệ thống các câu hỏi như sau:
+ Câu hỏi mang tính bài tập nhận thức thường đưa ra ngay đầu giờ nhằm tạo ra tâm thế chủ động nắm bắt kiến thức chủ động khai thác, phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.
Ví dụ : bài 19(Phần I):
+ Sau đó là hệ thống các câu hỏi gợi mở, điều này tùy thuộc vào từng nội dung cụ thể trong bài- P1 bài 19 câu hỏi........? Câu hỏi nhận biết hiện tượng...Câu hỏi mức độ cao hơn....? ở một trình độ thông hiểu: giải thích hiện tượng, tìm mối liên hệ bản chất bên trong rồi rút ra kết luận....
+ Cuối bài các thầy cô cho các em thảo luận câu hỏi mang tính bài tập nhận thức đầu giờ.
Với một hệ thống câu hỏi như trên được đưa ra thảo luận thông qua các hình thức tổ chức học tập phù hợp sẽ thu hút tất cả mọi đối tượng tham gia một cách tích cực, giờ học lịch sử không còn nặng nề, nhàm chán mà trở nên sôi nổi hơn- nhu cầu học tập lịch sử của học sinh cao hơn.
C, Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử:
- Câu hỏi đưa ra thảo luận phải đúng thời điểm, âm lượng, ngữ điệu phải có tác động trực tiếp đến tư duy của học sinh. Điều này còn tùy thuộc nhiều vào năng lực chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm và sự sáng tạo của mỗi thầy cô.
- Khi thiết kế bài giảng các thầy cô phải dự kiến các tình huống sư phạm sau mỗi câu hỏi đặt ra.
Như vậy, để xây dựng được một hệ thống câu hỏi chính xác- tổ chức trao đổi đàm thoại trong một bài giảng lịch sử để mang lại hiệu quả cao trong dạy học đòi hỏi ở mỗi thầy cô giáo dạy lịch sử phải lao dộng hết sức sáng tạo trong nghề nghiệp và quá trình lao động sáng tạo ấy đã tạo ra nguồn động lực thôi thúc các thầy cô sáng tạo không ngừng trong sự nghiệp trồng người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)