ĐỔI MỚI PP DAY HỌC HÓA 2009

Chia sẻ bởi Lê Phước Trường | Ngày 23/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: ĐỔI MỚI PP DAY HỌC HÓA 2009 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:



Đổi mới
Phương Pháp Dạy học hoá học
2009



Nội dung báo cáo
Sự cần thiết phải đổi mới PPDH hóa học
Định hướng đổi mới PPDH hóa học
Một số PPDH nhằm tích cực hoá hoạt động hoá học của HV
Thực hành thiết kế/soạn, giảng một số bài hóa học
Câu hỏi thảo luận
1. Thực trạng đổi mới PPDH hóa học hiện nay ở các TTGDTX?
2. Những khó khăn trong việc thực hiện đổi mới PPDH hoá học ở địa phương?
3. Những giải pháp đã thực hiện để đổi mới PPDH hóa học ở địa phương?

Thực trạng

Thuyết trình, giảng giải
Độc thoại
Ap đặt
Nhồi nhét
Dạy chay, không TBDH, không tranh ảnh minh hoạ ...
TT vào ND
TT dạy của GV
TT dạy kiến thức
HV thụ động nghe, ghi chép
HV không được tham gia, hoạt động
HV bị áp đặt, nhồi nhét,
HV không được trao đổi, chia sẻ kinh nghiêm.
HV không được hướng dân, gợi ý tự học, tự khám phá
..
Thực trạng dạy học hóa học hiện nay
Dạy học hoá học BT THPT còn nhiều bất cập, PPDH còn chậm được đổi mới
Chủ yếu thuyết trình, giảng giải
Thường là dạy "chay"
Một số GV đã kết hợp thuyết trình với vấn đáp hoặc sử dụng các thiết bị dạy học, nhưng chưa nhiều, chưa thường xuyên
Chủ yếu tập trung vào việc dạy, vào việc truyền thụ, cung cấp nội dung kiến thức


Chưa chú ý đúng mức tới việc:
- Phát huy tính tích cực chủ động của HV , tổ chức cho HV hoạt động, tự khám phá kiến thức
- Tìm hiểu vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của HV để phát huy hoặc giúp HV khắc phục hạn chế, sai lầm trong kinh nghiệm, hiểu biết đã có của HV
- Tạo ĐK cho HV trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau
- Dạy cho HV cách tự học..
Sự cần thiết phảI đổi mới PPDH
Đổi mới PPDH được coi là khâu trọng tâm, khâu đột phá, là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học Bổ túc THPT
Nhằm góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn: PPDH lạc hậu > < Mục tiêu dạy học đã thay đổi
Sự cần thiết phải đổi mới PPDH còn xuất phát từ chủ trương đổi mới PPDH của Đảng và Nhà nước ta ở tất cả các ngành học, bậc học
Là xu thế tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thế giới và khu vực


1. ĐM PPDH -Chủ trương lớn của Đảng, NN, QH
NQTW4, khoá VII (1/93)
NQTW2, khoá VIII (12/96)
NQ ĐH IX (2001)
NQ 40 của QH 2000
CLPTGD 2001-2010
NQ ĐH X (2006)
Luật GD 2005
2. đổi mới PPDH - Xu thế TG, KV
* Thụ động Tích cực/tham gia
áp đặt Theo hợp đồng/nhu cầu
Độc thoại Đối thoại
TT GV TT HV
TT cá nhân TT nhóm
TT DạY TT HọC
Dạy kiến thức Dạy cách học
DH bằng kể/GT DH khám phá/đặt câu hỏi
Cung cấp KT Thay đổi/phát triển q/n đã có
Định hướng Đổi mới PPDH hoá học
1. Chuyển đổi quan điểm về PPDH
Chuyển từ quan điểm DH "lấy GV làm trung tâm" sang "lấy HV làm trung tâm". Coi HV là chủ thể còn GV là tác nhân của quá trình dạy học
Học để không chỉ nắm kiến thức mà cả phương pháp dành lấy kiến thức.
Học cách học và cách tự đánh giá.
Bồi dưỡng năng lực tự học.
Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm.
Học để phát huy bản thân và để tham gia vào sự phát triển của xã hội.
2. Chuyển đổi mô hình dạy học

3. Đổi mới hoạt động dạy của GV
Dạy hóa học không phải là quá trình truyền thụ kiến thức, "rót" kiến thức vào HV mà chủ yếu là quá trình GV thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của HV để đạt được các mục tiêu cụ thể .
Hoạt động của GV là:
Thiết kế giáo án
Tổ chức các hoạt động trên lớp để HV hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ
Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của HV
Thiết kế và thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan
Tạo điều kiện cho HV được vận dụng nhiều hơn những kiến thức, kĩ năng đã học
4. Đổi mới hoạt động học tập của HV
Là quá trình HV tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức hóa học một cách chủ động, tích cực, là quá trình tự phát hiện và giải quyết .
HV tiến hành các hoạt động sau:
a. Tự phát hiện hoặc nắm bắt vấn đề do GV nêu ra.
b. Hoạt động cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm nhỏ để tìm tòi, giải quyết các vấn đề đặt ra.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết để giải thích một số hiện tượng hóa học, giải quyết một số vấn đề xảy ra trong đời sống và sản xuất.
d. Tự học, tự đánh giá và đánh giá việc nắm kiến thứcthức, kĩ năng của bản thân và nhóm.
5. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học
Khi đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học cũng cần phải đa dạng, phong phú hơn cho phù hợp với việc tìm tòi cá nhân, hoạt động theo nhóm và toàn lớp.
Tổ chức các lớp học, tiết học...
Các buổi sinh hoạt chuyên đề, CLB
Thông qua các cuộc thi tìm hiểu, thi viết, vẽ, thi tiểu phẩm... về môi trường, ma túy...
Tổ chức điều tra về phòng chống ma túy...


Đặt vấn đề: Trung tâm của đổi mới PPDH là
Tích cực hoá học sinh!
Nhưng bằng cách nào?
Hôm nay chúng ta học về phương pháp dạy học tích cực!
???
một số pPDH
nhằm tích cực hoá hoạt động của HV
Sử dụng TN để dạy học hoá học tích cực
Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của HV
Sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề
Sử dụng bài tập hoá học để dạy học tích cực
Sử dụng PP học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp vấn đáp
I. Dạy Học giải quyết vấn đề
1.Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
a.Tạo tình huống VĐ
b. Phát hiện và nhận dạng VĐ nảy sinh
c. Phát biểu VĐ cần giải quyết
2. Giải quyết VĐ cần đặt ra
a. Đề xuất các giả thuyết
b. Lập kế hoạch giải quyết VĐ
c. Thực hiện kế hoạch giải
3. Kết luận:
a. Thảo luận kết quả và đánh giá
b. Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu
c. Phát biểu kết luật
d .Đề xuất VĐ mới.
Đặc trưng cơ bản của DH NV§ là THCV§. Vấn đề nói ở đây là những vấn đề mà GV đã biết câu trả lời, nhưng "hư cấu" thành chưa biết để lôi cuốn HV vào giải quyết.
Thế nào là tình huống có vấn đề?
THCV§ là TH có chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng măc cần tháo gỡ, một câu hỏi cần tìm ra câu trả lời.
Trong dạy học NV§ khó khăn nhất là tạo THCV§. THCV§ thường có những dạng sau :
- TH nghịch lí – bế tắc: ví dụ Cu, là KL đứng sau hiđro trong dãy H§HH, không phản ứng với HSO4 loãng nhưng lại có phản ứng với axit H2SO4 đặc, nóng.
- TH lựa chọn: ví dụ ancol etylic có CTPT là C2H6O và ứng với C2H6O lại có 2 CTCT là CH3CH2OH và CH3 – O – CH3. Phải chọn một trong 2 CTđó để phù hợp với tính chất hoá học của ancol là tác dụng với KL kiềm giải phóng hiđro.
- TH vận dụng: Ví dụ vận dụng kiến thức về tính chất lưỡng tính của Al (OH)3. Muốn điều chế Al (OH)3 cần cho dd muối nhôm tác dụng với dd NH3 là dd bazơ yếu chứ không dùng dd bazơ mạnh như NaOH hay KOH.
Ngoài ra, ta có thể tạo ra những tình huống "nhân quả".
Đó là tình huống có vấn đề xuất hiện khi yêu cầu phải tìm kiếm nguyên nhân của một kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, tìm lời giải đáp cho câu hỏi "tại sao ?"
- Nguyên nhân nào làm cho các hợp chất ion đều tan tốt trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao và không bay hơi ?
- Nguyên nhân nào làm cho oxi kém hoạt động hơn clo ở nhiệt độ thường mặc dù oxi là phi kim hoạt động hơn clo ?
- Nguyên nhân nào làm cho lưu huỳnh trơ về mặt hh ở nhiệt độ thường, nhưng khi đun nóng tỏ ra khá hoạt động?
- Nguyên nhân nào làm cho nguyên tử của các nguyên tố halogen dễ thu thêm một electron, thể hiện tính OXH mạnh ? Vì sao từ Flo đến Iot tính OXH giảm dần ?
- Nguyên nhân nào làm cho khí N2 trơ về mặt hh ở nhiệt độ thường và trở nên hoạt động ở nhiệt độ khoảng 3000C ?
Các mức độ của dạy học
giải quyết vấn đề
ý nghĩa

HS vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó, phát triển tư duy
Chuẩn bị năng lực thích ứng với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các VĐ nảy sinh
Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
II. Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ được thực hiện khi:
Nhóm HV thực hiện thí nghiệm
Thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận nào đó.
Cùng thực hiện một nhiệm vụ do GV giao cho
Phương pháp dạy Học hợp tác
1.Làm việc chung cả lớp
a. Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
b.Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
c. Hướng dẫn cách làm việc cuả nhóm
2.Làm việc theo nhóm
a.Trao đổi, thảo luận trong nhóm
b.Phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi
c.Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm
3.Thảo luận tổng kết trước lớp
a.Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
b.Thảo luận chung
c.GV tổng kết, đặt VĐ cho bài tiếp theo hoặc VĐ tiếp theo

ý nghĩa

Mọi người cùng tham gia
Chia sẻ kinh nghiệm
Chuẩn bị cho lao động phân công hợp tác trong cộng đồng
III.Sử dụng bàI tập hoá học để DH tích cực
Bài tập hoá học được phân thành: Bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan
Bài tập hoá học:
- Giúp HV củng cố, vận dụng, khắc sâu k/t
- Là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HV chiếm lĩnh KT mới
GV có thể sử dụng bài tập hoá học để:
- Giúp HV tích cực tìm tòi, x/d và phát hiện k/t mới
- HD HV tự đọc, tự NC thu thập và xử lí thông tin
- Giúp HV vận dụng k/t
- Bài tập hh được nêu như là tình huống có vấn đề

KÕt hîp thuyÕt tr×nh víi pp vÊn ®¸p
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA thuyÕt tr×nh
IV.Kết hợp pp thuyết trình với pp vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là pp trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HV trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HV lĩnh hội được những nội dung bài học.
Căn cứ vào tính chất h.động nhận thức, phân biệt ba pp vấn đáp:
-V§ tái hiện,
-V§ giải thích-minh hoạ,
-V§ tìm tòi, ph¸t hiÖn (VÊn ®¸p ¬rixtic)
PP vấn đáp tái hiện : GV đặt ra những câu hỏi chỉ đòi hỏi HV nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ không cần suy luận.
PP vấn đáp giải thích- minh hoạ nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, GV nêu ra một hệ thống câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để cho HV dễ hiểu dễ nhớ. PP này vẫn có thể áp dụng có hiệu quả trong một số trường hợp như khi GV biểu diễn phương tiện trực quan.
PP vấn đáp ơrixtic (hay vấn đáp tìm tòi, phát hiện)
pp vấn đáp tìm tòi (còn được gọi là đàm thoại tìm tòi-phát hiện hay đàm thoại ơrixtic, đàm thoại gợi mở) là pp trao đổi giữa GV và HV, trong đó GV nêu ra câu hỏi “dẫn dắt” gắn bó logic với nhau để HV suy lí, phán đoán, quan sát, tự đi đến kết luận và qua đó mà lĩnh hội KT.
Trong PP nµy, hÖ thèng c©u hái cña thÇy gi÷ vai trß chØ ®¹o, quyÕt ®Þnh chÊt l­îng lÜnh héi cña trß. TrËt tù l«gic cña c¸c c©u hái h­íng dÉn HV tõng b­íc ph¸t hiÖn ra b¶n chÊt cña sù vËt, quy luËt cña hiÖn t­îng, kÝch thÝch tÝnh tÝch cùc t×m tßi, sù ham muèn t×m hiÓu.
Trong pp thuyết trình, GV đơn giản chỉ thông báo cho HV biết họ cần nắm được cái gì, nhưng nếu thuyết trình kết hợp vấn đáp/đàm thoại thì giúp HV hiểu hơn là biết, vì vậy HV nhớ lâu hơn. Câu trả lời của HV thể hiện sự hiểu bài của họ.

Tóm lại
Một PPDH được coi là phù hợp, là có hiệu quả và tối ưu nhất, không kể nó là PPDH truyền thống hay hiện đại, khi nó phù hợp với:
Mục tiêu, nội dung
Trình độ, thói quen, hứng thú của người học
Trình độ, năng lực, kinh nghiệm, kĩ năng,. của người dạy
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Quĩ thời gian thực tế
GV cần biết lựa chọn, phối kết hợp các PPDH
Một GV muốn thực hiện được đổi mới PPDH hoá học tốt cần phải:

Nắm được tinh thần cơ bản của đổi mới PPDH hoá học
Vận dụng sáng tạo các PPDH tích cực
Thiết kế được giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH
Tổ chức tốt hoạt động dạy và học trên lớp theo tinh thần đổi mới PPDH
Thực hành thiết kế/soạn, giảng
một số bài hóa học

Thiết kế bàI soạn hóa học
theo hướng dạy học tích cực
Thường bao gồm cấu trúc sau:
I. Xác định mục tiêu của bài
II. Chuẩn bị thiết bị dạy học
III. Xác định nội dung và PPDH chủ yếu
IV.Tiến trình dạy học: Thiết kế các hoạt động của GV và HV trên lớp
V. Ra BT để HV tự đánh giá và vận dụng
KT. Chuẩn bị BT về nhà và dặn dò.


Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phước Trường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)