Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá

Chia sẻ bởi Đỗ Cung Trăng | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thuộc Vật lý

Nội dung tài liệu:

1
Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
ở trường CĐSP nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
2
Kiểm tra đánh giá là một khâu trong quá trình đào tạo Đại học, Cao đẳng. Để đạt được chất lượng đào tạo cao, đáp ứng yêu cầu của ngành và của xã hội trong giai đoạn hiện nay cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, nhằm thực hiện chức năng là công cụ của hệ thống điều khiển giúp cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo; nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo của nhà giáo, tính tích cực học tập, rèn luyện của sinh viên.
I/. cơ sở khoa học của kiểm tra đánh giá:
Mọi hoạt động đều bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và kết thúc bằng đánh giá. Đánh giá là khâu cuối cùng của chức năng kiểm tra trong chu trình quản lí. Đánh giá là chức năng cơ bản của kiểm tra, do đó kiểm tra – đánh giá thường đi liền với nhau.
3
Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành… ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập. Trên cơ sở đó, nêu ra các biện pháp uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ.
- Đánh giá xuất phát từ luận điểm “ sự liên hệ ngược”, là tạo lập mối quan hệ thông tin ngược ( kênh thông tin phản hồi) trong quản lí, cung cấp cho người quản lí những thông tin đã được sử lí chính xác để điều chỉnh và hoạt động quản lí có hiệu quả hơn, đồng thời giúp đối tượng quản lí tự điều chỉnh ý thức, hành vi và hoạt động của mình một cách tốt đẹp hơn.
Như vậy kiểm tra đánh giá có chức năng tạo lập thông tin phản hồi, cung cấp cho hệ quản lí những thông tin đáng tin cậy về thực trạng tinh hình và kết quả để hệ quản lí hoạt động có hiệu quả.
4
Sơ đồ 1: Chức năng thông tin phản hồi trong đào tạo
5
- Tùy theo đối tượng được đánh giá là sinh viên, nhà giáo hay cán bộ quản lí… mà tiến hành đánh giá theo những nội dung với những chỉ số đo nhất định, đồng thời sử dụng những biện pháp đáng giá cho phù hợp với những nội dung đó. Sau đây t«i xin trình bµy chi tiết về đối tượng đánh giá là sinh viên.
- Đánh giá kết quả đào tạo là đánh giá chất lượng, xác định kết quả học tập và rèn luyện theo mục tiêu và chuẩn mực đào tạo, trên cơ sở đó động viên, uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ sinh viên học tập và rèn luyện tốt hơn.
6
7
II/.thực trạng của việc kiểm tra-đánh giá
ở trường cao đẳng sư phạm hiện nay:
Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên ở trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tùy theo mục tiêu đào tạo hay mục tiêu của từng môn học (học phần) mà nhà giáo (giảng viên, cán bộ quản lí) tiến hành đánh giá theo những nội dung với những chỉ số đo nhất định, đồng thời sử dụng những biện pháp kiểm tra – đánh giá khác nhau. Nhưng Kiểm tra –đánh giá đều tập trung vào hai mặt cơ bản của nhân cách người học là năng lực học tập và phẩm chất đạo đức.
8
a/. Năng lực học tập:
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thông qua các bài kiểm tra trình, bài thi học phần. Đề kiểm tra (hoặc thi) do giáo viên giảng dạy học phần đó đảm nhiệm. Nội dung đề thi (hoặc kiểm tra) do giáo viên dạy học phần đó căn cứ vào mục tiêu môn học để ra đề và có thể được thông qua tổ bộ môn hoặc không thông qua tổ bộ môn. Mỗi người trong tổ bộ môn chỉ dạy một số học phần trong bộ môn của chuyên ngành đó, nên nhiều học phần sẽ không được chuyên sâu, do vậy dù đề thi có được thông qua tổ bộ môn cũng chỉ là chiếu lệ. Nội dung kiểm tra đánh giá về kiến thức cũng mới chỉ ở các cấp độ: biết – hiểu - ứng dụng. - Đánh giá về kỹ năng trên cơ sở biết vận dụng kiến thức, kỹ năng nhận biết được qua quan sát, nghe, nhìn, mô tả hoặc giải thích các hiện tượng đơn giản và biết học tập có nề nếp.
- Đánh giá về thái độ: trên cơ sở ham hiểu biết, tự giác học tập thể hiện ở 3 mức độ: Chủ động, phân vân và bị động.
9
b/. Phẩm chất đạo đức:
- Đánh giá ý thức đạo đức: Thể hiện ở tri thức đạo đức đó là cách ứng sử đối với người thân, với thầy giáo, cô giáo, bạn bè.
- Đánh giá về hành vi đạo đức: thông qua tính trung thực của các nhiệm vụ được giao, khả năng thuyết phục đồng nghiệp ở các ý tưởng hay phương pháp tự học.
II/.những tiêu chí và các giải pháp của kiểm tra-đánh giá:
1/. Những tiêu chí để đánh giá kết quả học tập:
Đánh giá trình độ phát triển của người học phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo. Mục tiêu dù tổng quát, từng mặt hay mục tiêu từng môn học thì chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người học được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Năng lực này theo tôi bao hàm bốn thành tố (mặt) chủ yếu: Kiến thức, kỹ năng kỹ sảo, năng lực nhận thức và năng lực tư duy, thái độ (phẩm chất nhân văn). Đó chính là những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của người học.
10
a/. Kiến thức:
- Theo Bloom thì nhận thức trong quá trình học tập có các cấp độ:
Sơ đồ 2: Cấp độ của quá trình nhận thức
11
- Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng thế giới thì sinh viên phải là những người:
1. Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để đảm bảo tính chuẩn mực.
2. Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một chỗ làm việc duy nhất.
3. Biết vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biết tuân thủ những điều đã được định sẵn.
4. Biết đặt những câu hỏi đúng chứ không chỉ biết áp dụng những lời giải đúng.
5. Có kỹ năng làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc chứ không tuân thủ theo sự phân bậc uy quyền.
6. Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn, các nhà lãnh đạo xuất sắc chứ không trỏ thành những người làm công ăn lương.
7. Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin chứ không chỉ áp dụng những kiến thức đã biết.
8. Biết kết luận, phân tích đánh giá chứ không chỉ thuần túy chấp nhận.
9. Biết nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai.
10. Biết tư duy chứ không chỉ là người học thuộc.
11. Biết dự báo, thích ứng chứ không chỉ phản ứng thụ động.
12. Chấp nhận sự đa dạng chứ không chỉ thuân thủ điều đơn nhất.
13. Biết phát triển chứ không chỉ chuyển giao.
12
13
c/. Năng lực nhận thức và năng lực tư duy:
14
15
2/. Các giải pháp của kiểm tra – đánh giá:
Thứ nhất: Trước khi vào năm học, nhà trường phải duyệt kế hoạch của các đơn vị và đề cương chi tiết các học phần của các tổ chuyên môn.
Thứ hai: Dựa trên cơ sở khoa học của việc kiểm tra – đánh giá nhà trường xây dựng những tiêu chí với những chỉ số đo nhất định cho các đơn vị. Qua đó làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trong nhà trường.
Thứ ba: Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên dù đào tạo theo niên chế hay đào tạo theo tín chỉ thì bài thi học phần của sinh viên vẫn là chủ đạo trong quá trình đánh giá. Do vậy để đảm bảo được mặt bằng chung cho các khoa cần dựa vào cơ sở khoa học của những tiêu chí trên áp dụng vào việc ra đề thi học phần cho mọi đơn vị.
Thứ tư: Để giáo viên ra đề thi học phần có chất lượng và đề thi phải bao quát hết chương trình chi tiết đã được Hiệu trưởng ký duyệt, thì nhà trường cần duyệt chi kinh phí cho một đề thi học phần bằng một đề thi tuyển sinh và ít nhất mỗi học phần là 4 đề. Các đề thi này phải được tập thể bộ môn cùng tham gia xây dựng.
16
Hoặc nhà trường đi mua những bộ đề cho các học phần, sau đó đề nghị các tổ chuyên môn rà soát các đề thi sao cho đảm bảo đúng tiêu chí nhà trường đã đưa ra, rồi nhặt những đề phù hợp với điều kiện của địa phương để làm ngân hàng đề thi.
Thứ năm: Hiện nay việc coi và chấm thi học phần các môn chuyên ngành được giao cho các khoa, tạo điều kiện thuận lợi cho các khoa tự chủ động trong việc phân công coi và chấm thi, nhưng bất lợi là giáo viên coi thi của các đơn vị làm không giống nhau. Do vậy kết quả đánh giá sinh viên của các khoa là khác nhau. Để đảm bảo mặt bằng chung, thì tất cả các môn chuyên ngành cũng phải do phòng đào tạo (phòng khảo thí) đảm nhiệm.
Thứ sáu: Công tác chấm thi học phần các môn học chuyên ngành phải đảm bảo đúng nguyên tắc và có sự kiểm soát của phòng đào tạo ( phòng khảo thí).
17
xIN CảM ƠN HộI NGHị Đã NắNG NGHE,
CHúC HộI NGHị THàNH CÔNG TốT ĐẹP.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Cung Trăng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)