Đổi mới phương pháp dạy toán lớp 1
Chia sẻ bởi Đặng Thị Bích Xinh |
Ngày 21/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Đổi mới phương pháp dạy toán lớp 1 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Kính chào quý thầy cô về dự chuyên đề.
Môn Toán 1
KÍNH CHÚC
Các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc !
GV :Trần Thị Thu Ba
Trường Tiểu học Trương Hoành
CHUYÊN ĐỀ
Phương pháp dạy tốt môn Toán lớp 1
I. LÝ DO TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ
Phân môn toán lớp 1 góp phần hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng làm tính tốt ở môn toán 1.
Con đường tối ưu nhất là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm.
Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng là yêu cầu cơ bản, tối thiểu tất cả học sinh cần phải đạt sau mỗi giai đoạn học tập.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Mục tiêu:
Bước đầu có 1 số kiến thức cơ bản, đơn giản thiết thực về phép đếm về các số tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hiện đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
Giải bài toán đơn giản trong phạm vi 10 về cộng, trừ...bước đầu biết diễn đạt bằng lời văn, bằng ký hiệu 1 số nội dung đơn giản của bài học, thực hành, tập so sánh phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết có sự hứng thú trong học tập toán.
III. CHƯƠNG TRÌNH TOÁN HỌC 1
Chương trình toán 1 là một bộ phận của chương trình toán bậc tiểu học được soạn theo kế hoạch dạy học quy định tuần, tiết, bài,....
Đối với từng bài học đều đề cập đến nội dung yêu cầu cần đạt. Đây là yêu cầu cơ bản tối thiểu mà tất cả các học sinh cần phải đạt được sau mỗi bài học.
Các bài tập thực hành, luyện tập ở SGK tài liệu chỉ ra bài tập cần làm. Đây là bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với học sinh. Như vậy nội dung cơ bản nhằm giúp giáo viên có cơ sở xác định yêu cầu cần đạt và các bài tập cần làm trong SGK toán 1.
Thời lượng tổi thiểu để dạy học toán lớp 1 là 4 tiết/tuần, mỗi tiết là 3540 phút. Như vậy thời lượng dạy học bao gồm 4x35=140 tiết/năm, được chia như sau:
a. Số học : các số đếm đến 10, phép cộng, trừ trong phạm vi 10. Nhận biết quan hệ số lượng nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10.
- Khái niệm ban đầu về phép cộng, trừ
- Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10
- Số 0 trong phép cộng, phép trừ.
- Mối quan hệ giữa phép cộng, trừ các số đến 100,...
Nội dung toán thể hiện chủ yếu bằng các hình vẽ, các tên bài học, bài luyện tập các “lệnh” ở đầu mỗi bài học hoặc bài luyện tập để giúp giáo viên và cha mẹ học sinh hướng dẫn học sinh học tập và thực hành.
Góp phần thực hiện chương trình để đạt chất lượng cơ bản về dạy-học.
Tạo sự ổn định trong dạy học nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện chuẩn hóa trong giáo dục.
Tạo cơ hội để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY TOÁN 1
1 /Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới, giáo viên đưa ra mô hình hoặc tranh ảnh học sinh tự nêu bài toán, tự giải quyết bài toán, tự lập phép tính, tự đọc các phép tính cho thuộc, qua đó học sinh nắm được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , nắm được tính chất giao hoán của phép cộng. Sau mỗi bài, các em học thuộc công thức ngay tại lớp.
Ví dụ : Dạy phép cộng trong phạm vi 10
9+1=10
1+9=10
Khi ta thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả bằng nhau, giống nhau hoặc không đổi,..
Ví dụ: dạy phép trừ trong phạm vi 4
3+1=4
1+3=4
4-1=3
4-3=1
Các em nắm được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ,phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng.
* Học sinh quan sát : mô hình, vật thật về số lượng học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
Ví dụ : giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ và tranh ảnh
Có 7 con vịt, thêm 3 con vịt. Hỏi có tất cả mấy con vịt? Học sinh tự nêu và tự lập phép tính 7+3=10
Có 10 quả táo, hái đi 2 quả táo. Hỏi còn lại mấy quả táo? Học sinh tự nêu và tự lập phép tính 10-2=8
Dạy học toán luyện tập tổ chức dưới nhiều hình thức như Đố bạn, Thực hành bảng con, Làm phiếu học tập,...
Qua thực tế đó giúp học sinh nắm được phép tính được viết theo hàng ngang và phép tính được viết theo đặt tính cột dọc. Học sinh phải biết đặt tính cột dọc, viết các số từ trên xuống dưới sao cho các số phải thẳng cột ghi dấu “+”, dấu “-“ về bên trái giữa 2 số dưới 2 số kẻ vạch ngang để phân biệt kết quả và kết quả phải viết thẳng cột với 2 số trên lưu ý với kết quả là 10 thì chữ số hàng đơn vị phải được thẳng cột với nhau.
Đương nhiên, cả 2 loại bài toán “Thêm” và “Bớt” giáo viên giúp học sinh ghi nhớ lại kiến thức mới, cho học sinh học thuộc kiến thức mới thì cũng chỉ bước đầu chiếm lĩnh được kiến thức mới đó. Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức mới đó để giải quyết vấn đề trong phần bài tập thì mới có thể khẳng định học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới đến mức độ nào. Vì vậy, sau khi học thuộc kiến thức mới, học sinh phải làm được các bài tập cần làm trong phiếu học.
2/ Phương pháp thực hành luyện tập
a )Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau.
Khi luyện tập, nếu học sinh nhận ra kiến thức đã học trong mối quan hệ thì học sinh sẽ làm được bài. Nếu học sinh không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau thì giáo viên nên giúp học sinh bằng lời gợi ý hướng dẫn để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, không vội làm thay cho học sinh.
b)Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng cần đạt của học sinh.
Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm các bài tập cần làm theo thứ tự sắp xếp trong phiếu không tự gợi ý lướt qua hoặc loại bỏ qua bài tập cần làm đó.
Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài tập mà nên khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh có khả năng có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong SGK.
Chủ động linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng SGK khi dạy học nhằm phát triển năng lực của cá nhân học sinh, góp phần thực hiện dạy học phân hóa ở tiểu học.
Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin và sự tiến bộ của bản thân bằng cách khuyến khích tuyên dương.
Tạo tiết học sinh động, học sinh tập trung học tập tích cực tránh khô khan, để lại sự hấp dẫn gây chú ý cho học sinh.
Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học, đồ dùng phải đảm bảo về kích thước, tính khoa học, thẩm mỹ,...
Chọn hình thức tổ chức hướng dẫn trọng tâm kiến thức mới, luyện tập thực hành cần hợp lý phù hợp với yêu cầu trọng tâm của từng nội dung.
Ví dụ : Toán luyện tập, tổ chức dưới nhiều hình thức như đố bạn, thực hành bảng con, làm phiếu bài tập,...
Hình thức tổ chức, luyện tập thực hành cần thay đổi bổ sung cho nhau một cách phù hợp, tránh đơn điệu, khô khan gây nhàm chán cho người học.
Tạo tình huống để lôi cuốn cả 3 đối tượng học sinh Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu đều có cơ hội và đều thực hiện tham gia học tốt.
Tổ chức trò chơi tạo tinh thần phấn khởi để củng cố bài học.
V. THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN TOÁN
A/Mục tiêu :
-Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
-Bước đầu biết yêu cầu diễn đạt trong học tập toán.
B/Đồ dùng dạy học:
-Sách toán 1, mô hình, vật thật.
-Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của học sinh.
C/Các hoạt động dạy học
1-Ổn định
2-Bài cũ
3-Bài mới
Đối với bài hình thành kiến thức mới, giáo viên cho học sinh dùng mô hình, đồ dùng học toán để hình thành kiến thức khoảng 15-20phút ,thời gian còn lại dành cho thực hành luyện tập.
Học sinh mở sách, đọc yêu cầu của từng bài tập, giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức luyện tập cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng HS.
Giáo viên phải chú ý cả 3 đối tượng Giỏi, Khá, Trung bình, yếu. Đối với học sinh Yếu, giáo viên nên nêu tình huống gợi mở để học sinh Yếu có thể tham gia vào hoạt động thực hành luyện tập.
Khi hình thành công thức hoặc viết phép tính thích hợp, giáo viên nên đưa mô hình, vật thật, tranh ảnh, giáo viên nêu câu hỏi Ví dụ :“ Có mấy con chim?” “Thêm mấy con chim?” Hỏi có tất cả mấy con chim? Muốn tìm số chim có tất cả em làm phép tính gì? Học sinh trả lời và ghép phép tính hoặc viết phép tính.
Đối với dạy bài luyện tập, giáo viên cho học sinh nhắc lại kiến thức đã học.
Bằng cách hỏi đáp
Giáo viên cho học sinh mở SGK
Học sinh đọc yêu cầu của từng bài tập
Giáo viên hướng dẫn tổ chức luyện tập theo từng bài cho phù hợp
Ví dụ : Bài 1 tính hàng ngang tổ chức dưới hình thức đố bạn.
Bài 2: tính theo cột dọc , học sinh thực hành bảng con để biết cách đặt tính
Bài 3 Số?Làm phiếu bài tập, hoặc làm nhóm, làm vào vở....
Bài 4 :Viết phép tính thích hợp, học sinh nêu đề toán ,làm bảng con, làm theo bảng nhóm
4-Củng cố bài học
Giáo viên có thể hỏi bất chợt để học sinh nhắc lại công thức.
Tổ chức trò chơi điền số, kết quả theo hình thức tiếp sức.
Nối phép tính với kết quả đúng
Đúng nối đ, sai nối S
5-Dặn dò : bài tập về nhà
Chúc thầy cô sức khoẻ, hạnh phúc.
Môn Toán 1
KÍNH CHÚC
Các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc !
GV :Trần Thị Thu Ba
Trường Tiểu học Trương Hoành
CHUYÊN ĐỀ
Phương pháp dạy tốt môn Toán lớp 1
I. LÝ DO TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ
Phân môn toán lớp 1 góp phần hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng làm tính tốt ở môn toán 1.
Con đường tối ưu nhất là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm.
Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng là yêu cầu cơ bản, tối thiểu tất cả học sinh cần phải đạt sau mỗi giai đoạn học tập.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Mục tiêu:
Bước đầu có 1 số kiến thức cơ bản, đơn giản thiết thực về phép đếm về các số tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hiện đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
Giải bài toán đơn giản trong phạm vi 10 về cộng, trừ...bước đầu biết diễn đạt bằng lời văn, bằng ký hiệu 1 số nội dung đơn giản của bài học, thực hành, tập so sánh phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết có sự hứng thú trong học tập toán.
III. CHƯƠNG TRÌNH TOÁN HỌC 1
Chương trình toán 1 là một bộ phận của chương trình toán bậc tiểu học được soạn theo kế hoạch dạy học quy định tuần, tiết, bài,....
Đối với từng bài học đều đề cập đến nội dung yêu cầu cần đạt. Đây là yêu cầu cơ bản tối thiểu mà tất cả các học sinh cần phải đạt được sau mỗi bài học.
Các bài tập thực hành, luyện tập ở SGK tài liệu chỉ ra bài tập cần làm. Đây là bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với học sinh. Như vậy nội dung cơ bản nhằm giúp giáo viên có cơ sở xác định yêu cầu cần đạt và các bài tập cần làm trong SGK toán 1.
Thời lượng tổi thiểu để dạy học toán lớp 1 là 4 tiết/tuần, mỗi tiết là 3540 phút. Như vậy thời lượng dạy học bao gồm 4x35=140 tiết/năm, được chia như sau:
a. Số học : các số đếm đến 10, phép cộng, trừ trong phạm vi 10. Nhận biết quan hệ số lượng nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10.
- Khái niệm ban đầu về phép cộng, trừ
- Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10
- Số 0 trong phép cộng, phép trừ.
- Mối quan hệ giữa phép cộng, trừ các số đến 100,...
Nội dung toán thể hiện chủ yếu bằng các hình vẽ, các tên bài học, bài luyện tập các “lệnh” ở đầu mỗi bài học hoặc bài luyện tập để giúp giáo viên và cha mẹ học sinh hướng dẫn học sinh học tập và thực hành.
Góp phần thực hiện chương trình để đạt chất lượng cơ bản về dạy-học.
Tạo sự ổn định trong dạy học nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện chuẩn hóa trong giáo dục.
Tạo cơ hội để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY TOÁN 1
1 /Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới, giáo viên đưa ra mô hình hoặc tranh ảnh học sinh tự nêu bài toán, tự giải quyết bài toán, tự lập phép tính, tự đọc các phép tính cho thuộc, qua đó học sinh nắm được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , nắm được tính chất giao hoán của phép cộng. Sau mỗi bài, các em học thuộc công thức ngay tại lớp.
Ví dụ : Dạy phép cộng trong phạm vi 10
9+1=10
1+9=10
Khi ta thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả bằng nhau, giống nhau hoặc không đổi,..
Ví dụ: dạy phép trừ trong phạm vi 4
3+1=4
1+3=4
4-1=3
4-3=1
Các em nắm được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ,phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng.
* Học sinh quan sát : mô hình, vật thật về số lượng học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
Ví dụ : giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ và tranh ảnh
Có 7 con vịt, thêm 3 con vịt. Hỏi có tất cả mấy con vịt? Học sinh tự nêu và tự lập phép tính 7+3=10
Có 10 quả táo, hái đi 2 quả táo. Hỏi còn lại mấy quả táo? Học sinh tự nêu và tự lập phép tính 10-2=8
Dạy học toán luyện tập tổ chức dưới nhiều hình thức như Đố bạn, Thực hành bảng con, Làm phiếu học tập,...
Qua thực tế đó giúp học sinh nắm được phép tính được viết theo hàng ngang và phép tính được viết theo đặt tính cột dọc. Học sinh phải biết đặt tính cột dọc, viết các số từ trên xuống dưới sao cho các số phải thẳng cột ghi dấu “+”, dấu “-“ về bên trái giữa 2 số dưới 2 số kẻ vạch ngang để phân biệt kết quả và kết quả phải viết thẳng cột với 2 số trên lưu ý với kết quả là 10 thì chữ số hàng đơn vị phải được thẳng cột với nhau.
Đương nhiên, cả 2 loại bài toán “Thêm” và “Bớt” giáo viên giúp học sinh ghi nhớ lại kiến thức mới, cho học sinh học thuộc kiến thức mới thì cũng chỉ bước đầu chiếm lĩnh được kiến thức mới đó. Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức mới đó để giải quyết vấn đề trong phần bài tập thì mới có thể khẳng định học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới đến mức độ nào. Vì vậy, sau khi học thuộc kiến thức mới, học sinh phải làm được các bài tập cần làm trong phiếu học.
2/ Phương pháp thực hành luyện tập
a )Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau.
Khi luyện tập, nếu học sinh nhận ra kiến thức đã học trong mối quan hệ thì học sinh sẽ làm được bài. Nếu học sinh không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau thì giáo viên nên giúp học sinh bằng lời gợi ý hướng dẫn để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, không vội làm thay cho học sinh.
b)Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng cần đạt của học sinh.
Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm các bài tập cần làm theo thứ tự sắp xếp trong phiếu không tự gợi ý lướt qua hoặc loại bỏ qua bài tập cần làm đó.
Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài tập mà nên khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh có khả năng có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong SGK.
Chủ động linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng SGK khi dạy học nhằm phát triển năng lực của cá nhân học sinh, góp phần thực hiện dạy học phân hóa ở tiểu học.
Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin và sự tiến bộ của bản thân bằng cách khuyến khích tuyên dương.
Tạo tiết học sinh động, học sinh tập trung học tập tích cực tránh khô khan, để lại sự hấp dẫn gây chú ý cho học sinh.
Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học, đồ dùng phải đảm bảo về kích thước, tính khoa học, thẩm mỹ,...
Chọn hình thức tổ chức hướng dẫn trọng tâm kiến thức mới, luyện tập thực hành cần hợp lý phù hợp với yêu cầu trọng tâm của từng nội dung.
Ví dụ : Toán luyện tập, tổ chức dưới nhiều hình thức như đố bạn, thực hành bảng con, làm phiếu bài tập,...
Hình thức tổ chức, luyện tập thực hành cần thay đổi bổ sung cho nhau một cách phù hợp, tránh đơn điệu, khô khan gây nhàm chán cho người học.
Tạo tình huống để lôi cuốn cả 3 đối tượng học sinh Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu đều có cơ hội và đều thực hiện tham gia học tốt.
Tổ chức trò chơi tạo tinh thần phấn khởi để củng cố bài học.
V. THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN TOÁN
A/Mục tiêu :
-Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
-Bước đầu biết yêu cầu diễn đạt trong học tập toán.
B/Đồ dùng dạy học:
-Sách toán 1, mô hình, vật thật.
-Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của học sinh.
C/Các hoạt động dạy học
1-Ổn định
2-Bài cũ
3-Bài mới
Đối với bài hình thành kiến thức mới, giáo viên cho học sinh dùng mô hình, đồ dùng học toán để hình thành kiến thức khoảng 15-20phút ,thời gian còn lại dành cho thực hành luyện tập.
Học sinh mở sách, đọc yêu cầu của từng bài tập, giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức luyện tập cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng HS.
Giáo viên phải chú ý cả 3 đối tượng Giỏi, Khá, Trung bình, yếu. Đối với học sinh Yếu, giáo viên nên nêu tình huống gợi mở để học sinh Yếu có thể tham gia vào hoạt động thực hành luyện tập.
Khi hình thành công thức hoặc viết phép tính thích hợp, giáo viên nên đưa mô hình, vật thật, tranh ảnh, giáo viên nêu câu hỏi Ví dụ :“ Có mấy con chim?” “Thêm mấy con chim?” Hỏi có tất cả mấy con chim? Muốn tìm số chim có tất cả em làm phép tính gì? Học sinh trả lời và ghép phép tính hoặc viết phép tính.
Đối với dạy bài luyện tập, giáo viên cho học sinh nhắc lại kiến thức đã học.
Bằng cách hỏi đáp
Giáo viên cho học sinh mở SGK
Học sinh đọc yêu cầu của từng bài tập
Giáo viên hướng dẫn tổ chức luyện tập theo từng bài cho phù hợp
Ví dụ : Bài 1 tính hàng ngang tổ chức dưới hình thức đố bạn.
Bài 2: tính theo cột dọc , học sinh thực hành bảng con để biết cách đặt tính
Bài 3 Số?Làm phiếu bài tập, hoặc làm nhóm, làm vào vở....
Bài 4 :Viết phép tính thích hợp, học sinh nêu đề toán ,làm bảng con, làm theo bảng nhóm
4-Củng cố bài học
Giáo viên có thể hỏi bất chợt để học sinh nhắc lại công thức.
Tổ chức trò chơi điền số, kết quả theo hình thức tiếp sức.
Nối phép tính với kết quả đúng
Đúng nối đ, sai nối S
5-Dặn dò : bài tập về nhà
Chúc thầy cô sức khoẻ, hạnh phúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Bích Xinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)