ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
Chia sẻ bởi Lê Nam Linh |
Ngày 04/11/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN thuộc Power Point
Nội dung tài liệu:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỔI MỚI KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN.
Từ xưa tới nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. Nếu nói người giáo viên là những “Kỹ sư tâm hồn” thì điều đó đúng nhất đối với các thầy cô giáo dạy văn vì Ngữ văn chính là bộ môn dễ gây xúc động vui, buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp con người phát huy đầy đủ năng lực phẩm chất để xây dựng cuộc sống.
Những năm gần đây việc dạy và học ngữ văn đã và đang trở thành một điểm “nóng” ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Dư luận (và cả thực tế) cho thấy rằng học sinh hiện nay không thích học văn. Trong trường THCS vẫn tồn tại tình trạng một số học sinh học theo kiểu đối phó, các em lười đọc, lười suy nghĩ về tác phẩm văn học, ngại viết, ngại luyện kỹ năng diễn đạt. TRong lớp 8B tôi đang dạy có 45 học sinh, khi điền vào phiếu trưng cầu ý kiến về thái độ của các em với môn văn như thế nào. Số trả lời “Thích học” là 15 em (33%) “Bình thường” là 22 em (48%), “Thờ ơ” là 08 em (19,0%), “Ghét” 0% (Số liệu này tôi nghĩ chưa sát lắm vì có thể học sinh còn “nể” cô). Tất nhiên việc học sinh ngại học ngữ văn do nhiều yếu tố chi phối (ví dụ sự tác động của xã hội là chọn ngành nghề sau này, song có lẽ phần lớn là do giáo viên chưa có sức lôi cuốn học sinh, phương pháp dạy còn cứng nhắc…). Vì vậy để học sinh thích học ngữ văn có lẽ giáo viên cần thực sự hiểu và thực hiện cuộc vận động “đổi mới phương pháp dạy văn, đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh”.
Hiện nay, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện đồng bộ đổi mới giữa “nội dung- phương pháp và việc kiểm tra đánh giá” nếu chỉ đổi mới về nội dung- phương pháp dạy mà không đổi mới kiểm tra đánh giá thì cũng vô nghĩa không thẩm định được thực chất kiến thực học sinh, học sinh không phát huy khả năng sáng tạo. Có một thời trước cải cách giáo dục, đề thi kiểm tra môn ngữ văn chủ yếu yêu cầu viết bài nghị luận xã hội, sau đó lại nghiêng hẳn về nghị luận văn học. Cách kiểm tra, đánh giá này dễ tạo ra một dạng “đường mòn” cho “văn mẫu” xuất hiện, học sinh tìm đọc thuộc lòng để sao chép làm mất đi tính sáng tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình cải cách giáo dục đã có nhiều khác biệt so với trước như kiểu kiểm tra trắc nghiệm khách quan và các bài kiểm tra kỹ năng thực hành vận dụng. Mỗi đề kiểm tra bao gồm những câu hỏi nhằm vào nhiều mảng kiến thức kỹ năng mà học sinh đã được học. Từ năm học 2008- 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục điều chỉnh tập huấn cho giáo viên nâng cao hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn.
Quá trình đổi mới này đã luyện cho học sinh bớt đi tính thụ động, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh bởi việc đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay phải theo các tiêu chí: phạm vi kiến thức phải toàn diện, số câu hỏi cần phải bao quát được phạm vi kiểm tra. Mức độ kiểm tra phải theo chuẩn kiến thức và không nằm ngoài chương trình. Hình thức kiểm tra kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận (trừ kiểm tra học kỳ) trong đó trắc nghiệm chiếm ≤ 30%. Với lớp 6, 7 mỗi câu trắc nghiệm từ 0,25 đ- 0,5 đ; với lớp 8, 9 thì khoảng 0,2- 0,25 đ/câu. Đề kiểm tra phải có tác dụng phân hoá, có tính phản hồi, vừa đề cao tính chính xác khoa học vừa có tình khả thi, phần từ luận cần cả đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Với đề kiểm tra như vậy sẽ là một trong những cách thức đo được đúng nhất những suy nghĩ của người viết. Và đó cũng là cách tốt nhất để chống việc học tủ, dạy tủ.
Đổi mới kiểm tra đánh giá cũng cần đổi mới cả lời phê, cách phê của giáo viên. Điểm số của một bài kiểm tra ngữ văn rất quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là thầy cô phải phát hiện những ưu khuyết điểm của bài viết nhằm động viên khuyến khích hoặc nhắc nhở học sinh để lần sau làm bài tốt hơn.
I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỔI MỚI KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN.
Từ xưa tới nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. Nếu nói người giáo viên là những “Kỹ sư tâm hồn” thì điều đó đúng nhất đối với các thầy cô giáo dạy văn vì Ngữ văn chính là bộ môn dễ gây xúc động vui, buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp con người phát huy đầy đủ năng lực phẩm chất để xây dựng cuộc sống.
Những năm gần đây việc dạy và học ngữ văn đã và đang trở thành một điểm “nóng” ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Dư luận (và cả thực tế) cho thấy rằng học sinh hiện nay không thích học văn. Trong trường THCS vẫn tồn tại tình trạng một số học sinh học theo kiểu đối phó, các em lười đọc, lười suy nghĩ về tác phẩm văn học, ngại viết, ngại luyện kỹ năng diễn đạt. TRong lớp 8B tôi đang dạy có 45 học sinh, khi điền vào phiếu trưng cầu ý kiến về thái độ của các em với môn văn như thế nào. Số trả lời “Thích học” là 15 em (33%) “Bình thường” là 22 em (48%), “Thờ ơ” là 08 em (19,0%), “Ghét” 0% (Số liệu này tôi nghĩ chưa sát lắm vì có thể học sinh còn “nể” cô). Tất nhiên việc học sinh ngại học ngữ văn do nhiều yếu tố chi phối (ví dụ sự tác động của xã hội là chọn ngành nghề sau này, song có lẽ phần lớn là do giáo viên chưa có sức lôi cuốn học sinh, phương pháp dạy còn cứng nhắc…). Vì vậy để học sinh thích học ngữ văn có lẽ giáo viên cần thực sự hiểu và thực hiện cuộc vận động “đổi mới phương pháp dạy văn, đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh”.
Hiện nay, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện đồng bộ đổi mới giữa “nội dung- phương pháp và việc kiểm tra đánh giá” nếu chỉ đổi mới về nội dung- phương pháp dạy mà không đổi mới kiểm tra đánh giá thì cũng vô nghĩa không thẩm định được thực chất kiến thực học sinh, học sinh không phát huy khả năng sáng tạo. Có một thời trước cải cách giáo dục, đề thi kiểm tra môn ngữ văn chủ yếu yêu cầu viết bài nghị luận xã hội, sau đó lại nghiêng hẳn về nghị luận văn học. Cách kiểm tra, đánh giá này dễ tạo ra một dạng “đường mòn” cho “văn mẫu” xuất hiện, học sinh tìm đọc thuộc lòng để sao chép làm mất đi tính sáng tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình cải cách giáo dục đã có nhiều khác biệt so với trước như kiểu kiểm tra trắc nghiệm khách quan và các bài kiểm tra kỹ năng thực hành vận dụng. Mỗi đề kiểm tra bao gồm những câu hỏi nhằm vào nhiều mảng kiến thức kỹ năng mà học sinh đã được học. Từ năm học 2008- 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục điều chỉnh tập huấn cho giáo viên nâng cao hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn.
Quá trình đổi mới này đã luyện cho học sinh bớt đi tính thụ động, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh bởi việc đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay phải theo các tiêu chí: phạm vi kiến thức phải toàn diện, số câu hỏi cần phải bao quát được phạm vi kiểm tra. Mức độ kiểm tra phải theo chuẩn kiến thức và không nằm ngoài chương trình. Hình thức kiểm tra kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận (trừ kiểm tra học kỳ) trong đó trắc nghiệm chiếm ≤ 30%. Với lớp 6, 7 mỗi câu trắc nghiệm từ 0,25 đ- 0,5 đ; với lớp 8, 9 thì khoảng 0,2- 0,25 đ/câu. Đề kiểm tra phải có tác dụng phân hoá, có tính phản hồi, vừa đề cao tính chính xác khoa học vừa có tình khả thi, phần từ luận cần cả đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Với đề kiểm tra như vậy sẽ là một trong những cách thức đo được đúng nhất những suy nghĩ của người viết. Và đó cũng là cách tốt nhất để chống việc học tủ, dạy tủ.
Đổi mới kiểm tra đánh giá cũng cần đổi mới cả lời phê, cách phê của giáo viên. Điểm số của một bài kiểm tra ngữ văn rất quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là thầy cô phải phát hiện những ưu khuyết điểm của bài viết nhằm động viên khuyến khích hoặc nhắc nhở học sinh để lần sau làm bài tốt hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Nam Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)