Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử THPT

Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành | Ngày 27/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử THPT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC.

1.Thực tiễn việc dạy học lịch sử ở các trường trung học tỉnh Đăk Lăk hiện nay.
Những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở trường trung học đã có nhiều tiến bộ về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn tại, yếu kém, tập trung ở những điểm sau:
Thư nhất, nhiều GV nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử (PPDHLS) và hướng đổi mới là phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của HS. Để thực hiện điều này, một số GV đã vận dụng kết hợp các PPDH, trong đó có các biện pháp “hỏi – đáp”. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít GV chưa nhận thức được điều này.
Thứ hai, một số GV nhận thức được điểm mấu chốt của đổi mới PPDH là phải thay đổi quan niệm cũ trước đây: chuyển từ vai trò “thầy là trung tâm” sang “trò làm trung tâm” của quá trình dạy học. GV là người hướng dẫn điều khiển quá trình nhận thức của HS. Muốn vậy, phải phát huy các năng lực nhận thức độc lập, phát triển tính tích cực học tập của HS. Song, về biện pháp phát huy tính tích cực trong nhận thức của HS thì chưa tốt. Một số GV quan niệm rằng, đặt nhiều câu hỏi là đổi mới PPDH theo hướng tích cực. Vì vậy, giờ học biến thành giờ “hỏi – đáp” quá căng thẳng, khô khan và làm cho HS ít hứng thú học tập. Bởi vì, hỏi – đáp chỉ là một cách, muốn phát huy cách dạy này phải kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là những phương pháp bộ môn.
Thứ ba, Một bộ phận GV, nhất là ở các vùng sâu, xa…ít được cập nhật thông tin khoa học, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của đổi mới PPDH hiện nay. Vì vậy, trong giờ học lịch sử thầy làm việc là chủ yếu, trò thụ động ghi chép còn khá phổ biến. Thậm chí, hiện tượng đọc chép còn tràn lan. Mặt khác, cũng có một bộ phận GV tuy nhận thức được vấn đề đổi mới PPDH nói chung, PPDHLS nói riêng, nhưng lại lấy nguyên nhân HS yếu kém không thể vận dụng các biện pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, nên cũng chỉ đọc chép, không rèn luyện cho các em năng lực tư duy độc lập, chiếm lĩnh kiến thức và trang bị phương pháp học tập tốt.
Thứ tư, hiện nay sách giáo khoa biên soạn theo tinh thần đổi mới, có tính gợi mở, kênh hình tăng lên so với sách cũ, song một bộ phận GV chưa đủ độ sâu về kiến thức để hướng dẫn HS tự học, chưa hiểu hết nội dung kênh hình, nên hiệu quả sử dụng chưa cao.
Thứ năm, ở các trường trung học hiện nay, GV chỉ mới tập trung vào các giờ lên lớp, chưa quan tâm đến các hoạt động ngoài lớp.
Thứ sáu, việc kiểm tra, đánh giá HS còn nặng về ghi nhớ sự kiện một cách cách máy móc, thuộc lòng mà ít chú ý đến các kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra nhận xét, kết luận. Việc kiểm tra chỉ mới hướng đến cho điểm, chưa đánh giá được nhận thức lịch sử của HS, nên ảnh hưởng đến đổi mới PPDHLS và ít tạo được hứng thú học tập lịch sử.
Những tồn tại, yếu kém nêu trên và hạn chế khách quan của việc dạy học lịch sử hiện nay đã làm cho chất lượng học tập lịch sử của HS còn nhiều hạn chế. Số liệu thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử trong 3 năm học liên tiếp (từ 2005 – 2008) tỉnh Đăk Lăk dưới đây, phần nào cho chúng ta nhận rõ điều đó.
Năm
TS HS dự thi
Điểm từ 0 - 2
Điểm từ
2,5 - 4,5
Điểm từ 5 – 6,5
Điểm từ
7 - 8
Điểm từ
8,5 - 10



SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL%

2005-2006
21.643
788
3,64
5739
26,5
10.353
47,83
4360
20,14
403
1,86

2006-2007
22.079
6635
30,05
7762
35,15
5002
22,65
2056
9,31
624
2,82

2007-2008
27.120
3929
14,48
9449
34,84
8860
32,66
3810
14,04
1072
3,95


2. Đổi mới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)